Sử dụng các yếu tố trong âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp việt nam (Trang 79 - 82)

8. Tiết mục số 9 đã giới thiệu ở phần d Ca khúc trong mục 2.4

2.5.2.Sử dụng các yếu tố trong âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Sử dụng các yếu tố trong âm nhạc cổ truyền trong các opera Việt Nam đƣợc thể hiện ở các nội dung sau:

Về cấu trúc, một số vở có cấu trúc trổ, khổ, vỉa (phần mở), vế xƣớng, vế xô nhƣ các bài hát của đào Xuân, ông Bút, Trần Nguyên Hãn trong “Nguyễn Trãi ở Đông Quan”...

Về điệu thức, các điệu thức 5 âm đƣợc sử dụng nhiều, nhân vật là ngƣời vùng nào thì phần hát của họ thƣờng đƣợc viết ở điệu thức đặc trƣng của vùng đó. Thí dụ: Sao (trong Cô Sao) là ngƣời Thái nên trong phần hát của nhân vật này, ngoài các điệu thức trƣởng và thứ châu Âu, nhiều đoạn đƣợc viết ở điệu thức 5 âm vùng núi phía Bắc. Các nhân vật trong vở “Bên bờ K’rông Pa” là ngƣời Tây Nguyên thì phần hát của họ chủ yếu là điệu thức trong dân ca Tây Nguyên. Cũng viết về đề tài Tây Nguyên nhƣng Kiều Nga là ngƣời Nam Bộ nên trong phần hát của Kiều Nga có sử dụng điệu thức Nam Bộ.v.v.

Về giai điệu, đặc điểm nổi bật là sử dụng chất liệu, âm hƣởng của bài dân ca một vùng miền nào đó hoặc sử dụng các quãng đặc trƣng của dân ca. Thí dụ: Nhiều aria của Sao (“Cô Sao”) có âm hƣởng dân ca miền núi phía Bắc, bài hát cụ Sình (“Cô Sao”) có chất liệu dân ca Mông. Các phần hát của các nhân vật trong “Bên bờ K’rông Pa” có âm hƣởng dân ca Tây Nguyên đậm nét cả về giai điệu và tiết tấu, Nhật Lai đã sử dụng nhiều chất liệu dân ca Bahnar, Giarai... để xây dựng vở này. Nhiều tiết mục trong

“Người tạc tượng” cũng sử dụng nhiều chất liệu dân ca Bahnar, Giarai... Bài hát của em gái (“Bông sen”), aria của Kiều Nga (“Người tạc tượng”) có âm hƣởng dân ca Nam Bộ. Phần hát của Nguyễn Trãi (“Nguyễn Trãi ở Đông Quan”) có âm hƣởng dân ca Bắc Bộ, đào Xuân (“Nguyễn Trãi ở Đông Quan”) có chất liệu ca trù, chèo.v.v.

Bên cạnh việc sử dụng chất liệu dân ca, các opera còn biến tấu làn điệu dân ca nhƣ: “Cô Sao” có bài hát của Sao (tiết mục 11) lấy nguyên bản giai điệu bài Xòe hoa

dân ca Thái, “Bên bờ K’rông Pa” có ballade của Ma Tông tiết mục 7 màn I lấy từ chất liệu bài Kông Thiêng dân ca Bahnar (thí dụ 43), aria của Y Giang (thí dụ 26) trong

“Người tạc tượng” có âm hƣởng từ bài Quê hương dân ca Bahnar, “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” có bài hát của nhân vật Trúc lấy điệu Tứ quý trong chèo làm phần mở đầu

(thí dụ 50), bài hát của đào Xuân tiết mục số 18 đƣợc biến tấu từ Hát ru Bắc Bộ (thí dụ 54);.v.v.

Ngoài ra, một số bài hát nổi tiếng của các nhạc sĩ Việt Nam cũng đƣợc sử dụng làm chủ đề trong các opera nhƣ Hát mừng anh hùng Núp của Trần Quý (tiết mục 22, màn III), Đợi chờ của Nhật Lai (tiết mục số 6, màn I) trong vở “Người tạc tượng”;

Cùng nhau đi Hồng binh của Đinh Nhu (tiết mục 24, màn II), Du kích ca của Đỗ Nhuận (tiết mục 25, màn II) trong vở “Cô Sao”.v.v.

Giai điệu tiến hành nhiều quãng nhảy, là một đặc điểm trong âm nhạc dân tộc Việt Nam cũng đƣợc các nhạc sĩ vận dụng nhƣ trong bài hát của cụ Sình (thí dụ 45), aria Nguyễn Trãi (thí dụ 30), các aria của Sao v.v. Hoặc tiến hành các quãng ½ cung nhƣng vẫn đậm màu sắc âm nhạc dân tộc nhƣ trong các phần hát của các nhân vật trong

“Bên bờ Krông Pa”“Người tạc tượng”, bởi các quãng ½ cung này là quãng đặc trƣng trong thang 5 âm Tây Nguyên (xem các thí dụ 17, 21, 25...).

Điệp từ, điệp ngữ trong lời ca của dân ca Việt Nam cũng là một đặc điểm đƣợc các nhạc sĩ vận dụng vào opera. Bài hát của em gái trong “Bông sen” (xem thí dụ 56) đã đƣợc viết theo phong cách giai điệu của dân ca Việt Nam từ âm hƣởng, điệu thức 5 âm, lối luyến láy cho đến cách điệp từ.

Lời ca của bài hát lấy từ hai câu thơ:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen/Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng”. Thơ chỉ có hai câu nhƣ vậy nhƣng âm nhạc lại có lời ca là Bông sen ta lí là bông (ơ) sen, rồi sau đó mới là trong(ơ) đầm là trong (ơ) đầm, trong đầm gì đẹp bằng (ơ) sen. Đây là đặc điểm của lời ca trong dân ca Việt Nam. Các vở “Nguyễn Trãi ở Đông Quan”, “ Cô Sao”... cũng có nhiều phần hát sử dụng lối điệp từ nhƣ vậy.

Luyến, láy theo phong cách âm nhạc cổ truyền cũng đƣợc các nhạc sĩ rất chú ý. Giai điệu có âm hƣởng dân ca vùng nào thì lối luyến, láy có nét đặc trƣng của dân ca vùng đó. Các vở “Bên bờ K’rông Pa”, “Người tạc tượng” sử dụng nhiều nốt láy đuôi ngắn sau nốt chính, hơặc nét lƣớt portamento thƣờng thấy trong giai điệu của dân ca Tây Nguyên (xem thí dụ số 43 ballade của Ma Tông ở ô nhịp 9 có láy đuôi ngắn, thí dụ số 25 aria của H’Nuôn ở ô nhịp 4 có lƣớt portamento)...

Về tiết tấu, các opera đã sử dụng một số tiết tấu trong âm nhạc cổ truyền nhƣ đảo phách, nghịch phách hoặc các dạng tiết tấu đặc trƣng khác nhƣ: tiết tấu trống ngũ liên trong “Người tạc tượng”; tiết tấu của nói vè trong “Cô Sao”, “Nguyễn Trãi ở Đông Quan”; mô phỏng tiết tấu của dàn cồng chiêng, dàn t’rƣng Tây Nguyên trong “Bên bờ K’rông Pa”; mô phỏng tiết tấu của ca trù, chèo trong “Nguyễn Trãi ở Đông Quan”.v.v.

Một phần của tài liệu Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp việt nam (Trang 79 - 82)