Việc tiếp thu kỹ thuật sáng tác của opera châu Âu.

Một phần của tài liệu Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp việt nam (Trang 77 - 79)

8. Tiết mục số 9 đã giới thiệu ở phần d Ca khúc trong mục 2.4

2.5.1.Việc tiếp thu kỹ thuật sáng tác của opera châu Âu.

Về cấu trúc, các khúc mở màn và phần thanh nhạc theo mẫu hình opera châu Âu thể hiện ở những đặc điểm nhƣ: mở màn do dàn nhạc đảm nhiệm; phần thanh nhạc

đƣợc cấu trúc theo số mục với các hình thức đơn ca (aria, ariozo, romance, ballade, ca khúc), hợp ca (duo, trio), hợp xƣớng và hát nói...

Trong các khúc mở màn là những chủ đề cô đọng hình tƣợng của toàn vở hoặc của màn tiếp sau đó. Nhiều chủ đề đƣợc giới thiệu trong khúc mở màn sau đó đƣợc phát triển theo lối âm hình chủ đạo ở các màn. Thí dụ nhƣ các chủ đề phần hợp xƣớng khúc mở màn I của “Cô Sao”; chủ đề Nƣớc màn I trong Người tạc tượng; chủ đề Nguyễn Trãi màn I trong “Nguyễn Trãi ở Đông Quan”, chủ đề Bông sen trong vở “Bông sen”...

Hình thức của các tiết mục thanh nhạc đƣợc xây dựng ở dạng một, hai, ba đoạn đơn. Riêng các aria có thêm hình thức rondo nhƣ aria của Y San và H’Lim trong “Bên bờ K’rông Pa”.

Về điệu thức, sử dụng các điệu thức trƣởng, thứ tự nhiên, hòa thanh và các thủ pháp chuyển điệu trong âm nhạc châu Âu.

Về hòa âm, phức điệu, sử dụng các hợp âm ba, hợp âm bảy, bè quãng 3, quãng 6 của âm nhạc châu Âu đƣợc áp dụng khá nhiều trong các opera Việt Nam. Nhiều tiết mục sử dụng các thủ pháp phức điệu, điển hình nhƣ tiết mục số 9 “Cô Sao” dùng thủ pháp phát triển phức điệu 2 chủ đề; khúc mở màn phần dàn nhạc của vở này cũng phát triển theo thủ pháp phức điệu; hợp xƣớng tiết mục 2 màn I “Bên bờ K’rông Pa” phát triển theo dựa theo hình thức fugue; nhiều duos, trios, hợp xƣớng đƣợc phát triển kết hợp âm nhạc chủ điệu với phức điệu...

Về giai điệu và tiết tấu, sử dụng một số lối tiến hành giai điệu đặc trƣng trong âm nhạc châu Âu nhƣ:

- Mô tiến, mô phỏng giai điệu (xem các thí dụ 13 aria của Sao trong “Cô Sao”; thí dụ 31 aria của Nga trong “Tình yêu của em”; thí dụ 35, và 36 ariozo của Ma Tông, thí dụ 61 và 62 duo của Y San và H’Lim trong “Bên bờ K’rông Pa”...).

- Nhắc lại tiết nhạc: Âm nhạc cổ truyền Việt Nam cũng có sử dụng nhắc lại tiết nhạc nhƣng trong âm nhạc châu Âu, thủ pháp này đƣợc sử dụng nhiều hơn, có chu kỳ, mang tính đặc trƣng và rõ nét hơn. Xem thí dụ 33 aria của bà mẹ trong “Bông sen”, thí dụ 45 ca khúc của cụ Sình trong “Cô Sao”...).

- Tiết tấu lặp theo chu kỳ (xem thí dụ thí dụ 40 romance của H’Lim trong “Bên bờ K’rông Pa”, thí dụ 65 duo của hai tên giặc Tàu trong “Nguyễn Trãi ở Đông Quan”...).

- Các cung quãng đặc trƣng trong âm nhạc châu Âu nhƣ: giai điệu đi liền bậc; sử dụng các quãng tăng, giảm, các bƣớc tiến bán âm chromatique... (xem thí dụ 19, 20 aria của Y san, thí dụ 43 ballade của Ma Tông trong “Bên bờ K’rông Pa”...).

- Sử dụng thủ pháp xây dựng âm hình chủ đạo cho nhân vật:

Xây dựng âm hình chủ đạo là thủ pháp đƣợc các nhạc sĩ lãng mạn châu Âu rất ƣa chuộng. Thủ pháp này tạo sự gắn bó chặt chẽ, thống nhất giữa các cảnh, các màn trong opera, khắc sâu hình ảnh, số phận và tính cách của nhân vật. Nó làm tăng vai trò của dàn nhạc giao hƣởng bởi dàn nhạc tham gia tích cực vào thể hiện các âm hình chủ đạo, thậm chí còn nhiều hơn cả phần thanh nhạc. Âm hình chủ đạo trong “Cô Sao” có các chủ đề của Sao, Hà, cụ Sình...; trong “Người tạc tượng” có các chủ đề: Đá (của nhân vật Thạch Sơn), Nƣớc (của nhân vật H’Nuôn), Rừng thiên nhiên (của nhân vật Y Giang); trong “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” có chủ đề Nguyễn Trãi... Những âm hình chủ đạo đƣợc sử dụng nhiều, gây ấn tƣợng đặc biệt cho ngƣời xem nhƣ chủ đề nhân vật Sao (“Cô Sao”), Y Giang (“Người tạc tượng”)... Hai vở “Cô Sao”“Người tạc tượng” đã xây dựng thành hệ thống âm hình chủ đạo cho các nhân vật chính. Đặc biệt, hệ thống âm hình chủ đạo ở hai vở này chủ yếu do dàn nhạc giao hƣởng đảm nhiệm đã nâng tầm khí nhạc cho opera. Trong “Cô Sao”, âm hình chủ đạo của Sao đƣợc xuất hiện nhiều lần cả ở dàn nhạc và các phần hát, đến “Người tạc tượng”, ta thấy tác giả đã tƣớc bỏ âm hình chủ đạo ở phần hát của nhân vật Y Giang mà chỉ thể hiện qua phần dàn nhạc.

Với một hệ thống âm hình chủ đạo đƣợc xây dựng một cách logic cho từng nhân vật ở từng tình tiết, từng màn, cảnh của vở, có thể nói, “Người tạc tượng” của Đỗ Nhuận đã đạt đến sự khá chặt chẽ trong thủ pháp viết opera theo mẫu hình châu Âu.

Một phần của tài liệu Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp việt nam (Trang 77 - 79)