ĐÓNG GÓP CỦA OPERA TRONG NỀN ÂM NHẠC CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM
3.3. Nguyên nhân của sự đi xuống trong sáng tác opera Việt Nam hiện nay.
Opera Việt Nam đã ra đời với vở đầu tiên là “Cô Sao” (Đỗ Nhuận) năm 1965, tiếp sau đó là các opera “Bên bờ Krông Pa” (Nhật Lai) năm 1968, “Bông sen” (Hoàng Việt - Lƣu Hữu Phƣớc) năm 1968, “Người tạc tượng” (Đỗ Nhuận) năm 1971, “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” (Đỗ Nhuận) năm 1980, “Tình yêu của em” (Nguyễn Đình Tấn) năm 1981. Sau năm 1975,sân khấu nhạc mới Việt Nam chuyển sang xu hƣớng kịch hát mới, một dạng có hình thức thể hiện gọn nhẹ hơn opera. Năm 2005, nhạc sĩ An Thuyên đã sáng tác và cho ra mắt vở “Đất nước đứng lên” do dàn diễn viên của Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội biểu diễn. “Đất nước đứng lên” có sáu màn, nội dung ca ngợi chiến công của anh hùng Núp và ngƣời dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Pháp. “Đất nước đứng lên” có nhiều tiết mục thanh nhạc và một số màn múa đặc sắc, đậm chất Tây Nguyên. Khán giả Hà Nội đã đón nhận vở này với một sự mong chờ và hy vọng opera khởi sắc trở lại sau một thời gian dài không có tác phẩm nào đƣợc sáng tác sau opera “Tình yêu của em”. Tuy nhiên, “Đất nước đứng lên” đã gây không ít tranh cãi, đó có phải là opera hay vẫn chỉ là kịch hát mới? Với các tiết mục aria, ballade, duos, trios và các màn hợp xƣớng; với các phần múa tham gia vào xây dựng nội dung hình tƣợng kịch, “Đất nước đứng lên” có dáng dấp của một vở opera. Song, nhiều ý kiến cho rằng khí nhạc của vở này chƣa phải là khí nhạc giao hƣởng của opera.
Phần dàn nhạc chủ yếu là nhạc cụ điện tử, phối khí theo ngôn ngữ nhạc nhẹ. Phần hát cũng dùng hệ thống phóng thanh và vì vậy vở này gần với kịch hát.
Nhƣ vậy, thực sự Việt Nam có sáu opera, sau đó sân khấu nhạc mới sang xu hƣớng kịch hát. Và đến nay, sáng tác cho opera hầu nhƣ vắng bóng. Nguyên nhân nào dẫn đến sự trầm lắng nhƣ vậy?
Nhƣ chúng tôi đã phân tích, opera đòi hỏi tay nghề cao của nhạc sĩ sáng tác và ngƣời biểu diễn, nhạc sĩ phải thông thạo cả thanh nhạc lẫn khí nhạc giao hƣởng. “Đất nước đứng lên” là một dẫn chứng cho thấy, sở dĩ vở này còn có sự bàn cãi là opera hay kịch hát chỉ vì khí nhạc chƣa ở tầm giao hƣởng. Opera còn rất kén ngƣời thƣởng thức, không phải ai cũng có thể xem và hiểu đƣợc nghệ thuật này. Ở Việt Nam, số lƣợng khán giả xem opera ít hơn nhiều so với các chƣơng trình biểu diễn ca khúc hoặc ca múa nhạc tổng hợp. Đó là một thực tế khiến opera không có nhiều “đất” để biểu diễn.
Một nguyên nhân không thể không tính đến là đầu tƣ cho opera rất tốn kém bởi tính đồ sộ của vở diễn (bao gồm cả thanh nhạc và khí nhạc). Nếu so với biểu diễn giao hƣởng thì opera còn cần đầu tƣ về vật chất nhiều hơn. Đó cũng là một trong những trở ngại cho sự phát triển của opera khi mà đất nƣớc ta còn rất nghèo sau khi ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đến nay, chiến tranh đã kết thúc 35 năm, đất nƣớc đã nhiều đổi thay, kinh tế đã phát triển hơn trƣớc đây rất nhiều nhƣng Việt Nam vẫn là nƣớc nghèo trên thế giới. Trong một số năm gần đây, biểu diễn opera ở nƣớc ta có sự khởi sắc một phần vì có sự hợp tác hỗ trợ của nƣớc ngoài. Thời kỳ 1954 - 1975, kinh tế đất nƣớc theo cơ chế bao cấp, việc hạch toán lỗ lãi của một đơn vị nghệ thuật không đặt lên hàng đầu mà nhiệm vụ chính trị mới là quan trọng. Cả nhạc sĩ sáng tác lẫn ngƣời biểu diễn làm việc theo tinh thần xã hội chủ nghĩa là chính mà ít nghĩ đến quyền lợi vật chất, đến công sức mà họ bỏ ra. Có phải vì vậy mà các nhạc sĩ đã viết opera và nhiều vở opera của Việt Nam đã đƣợc dàn dựng chăng? Có lẽ không hoàn toàn nhƣ vậy, song đó cũng là một thực tế. Sau năm 1975, đất nƣớc thực sự vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế. Khi chế độ bao cấp bị bãi bỏ, các đơn vị nghệ thuật cũng phải hoạt động dựa trên hạch toán kinh doanh. Vì vậy, một nghệ thuật quá tốn kém nhƣ opera sẽ gặp nhiều khó khăn để tồn tại nếu nhƣ không có sự tài trợ và bao cấp. Khi một vở opera đƣợc sáng tác thì nó
cần phải đƣợc dàn dựng và biểu diễn. Liệu có phải vì sự tốn kém và vì opera ít khán giả mà thời kỳ sau năm 1975, các nhạc sĩ không quan tâm viết cho opera?
Theo chúng tôi, một nguyên nhân cơ bản của sự trầm lắng này là do hoàn cảnh lịch sử xã hội thay đổi dẫn đến thay đổi quan điểm sáng tác. Trong hoàn cảnh cuộc sống mới, nhu cầu và thẩm mỹ của ngƣời dân Việt Nam có sự thay đổi khác các giai đoạn trƣớc, trong âm nhạc xuất hiện thêm các loại nhạc mang tính giải trí nhƣ Rock, Pop, Rap... Có lẽ, sự gọn nhẹ dễ đến với quần chúng đƣợc các nhạc sĩ lựa chọn cho phù hợp với thời đại mới là một trong những nguyên nhân lý giải sự trầm lắng của nghệ thuật opera thời kỳ sau 1975. Kịch hát mới lúc đó tỏ ra phù hợp và dễ đƣợc đón nhận hơn. Sự nở rộ của các tác phẩm kịch hát mới ở thời kỳ này đã chứng tỏ điều đó. Không phải chỉ có âm nhạc sân khấu mà ngay các thể loại âm nhạc khác cũng đi vào xu hƣớng gọn nhẹ. Tâm lý thƣởng thức mới và thẩm mỹ mới phần nào đã dẫn đến sự ra đời nhiều thể loại âm nhạc mang tính giải trí, đơn giản mà nhạc nhẹ là một trong những thí dụ.
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa cần nêu ở đây là khi đất nƣớc ta trong thời kỳ chiến tranh nhƣng có sự viện trợ của các nƣớc xã hội chủ nghĩa anh em. Nhiều chuyên gia nƣớc ngoài nhƣ Liên Xô, Trung Quốc... đã sang giúp đỡ Việt Nam đào tạo các nghệ sĩ nhạc sĩ, trong đó có các nghệ sĩ opera. Ngay cả đạo diễn opera cũng có sự giúp đỡ của các nƣớc bạn. Sau khi hết chiến tranh, thống nhất hai miền Nam Bắc, chúng ta phải tự lực cánh sinh, những khó khăn về kinh tế và cả về nhân lực dàn dựng opera cũng làm cho sự phát triển của opera không đƣợc nhƣ trƣớc đây.