Hình thức chúng tôi dùng ở đây là hình thức trình diễn, không phải là hình thức tác phẩm âm nhạc.

Một phần của tài liệu Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp việt nam (Trang 43 - 45)

2.3. Phƣơng thức xây dựng khúc mở màn (Ouverture).

Ouverture là khúc mở màn cho opera, có chức năng chuẩn bị và dẫn dắt trƣớc khi vào vở diễn. Ở nhiều opera, ouverture còn báo trƣớc nội dung kịch hoặc tập trung những chủ đề chính đƣợc sử dụng trong opera.

Ouverture trong các opera Việt Nam đƣợc xây dựng theo mẫu hình của opera châu Âu, do dàn nhạc hoặc hợp xƣớng đảm nhiệm. Các ouverture đều là tiết mục số 1 của vở opera (Trừ vở “Tình yêu của em” có ouverture tách riêng không đánh số tiết mục)

“Cô Sao” có khúc mở màn dài 100 nhịp, chia hai phần.

Phần một:

Đầu tiên, dàn nhạc tấu một chủ đề ở giọng gis-moll hòa thanh, tính chất bi thƣơng, giai điệu chính do bè violon I đảm nhiệm. Tham gia dàn nhạc lúc này gồm các nhạc cụ của bộ dây; bộ gỗ có 2 flute, 2 hautbois, 2 clarinette, cor anglais, 2 basson; bộ đồng có cor, tuba; bộ gõ có timpani và một nhạc cụ dân tộc Việt Nam đƣợc sử dụng là cồng. Hai nhịp đầu, các nhạc cụ gồm gõ, tuba, basson đi giai điệu thƣa và mỏng, sau đó là bộ dây và chủ đề xuất hiện ở violon I (xem thí dụ 1 và phụ lục số 1).

Hai câu thơ của Hồ Chủ Tịch “ Trên đời ngàn vạn điều cay đắng/ Cay đắng chi bằng mất tự do” đƣợc đọc trên nền của nhạc. Sau đó là bản hợp xƣớng gồm ba chủ đề. Ba chủ đề này đƣợc phát triển trong nhiều tiết mục ở các màn sau.

Chủ đề 1 viết ở gis-moll tự nhiên, là âm hìmh chủ đạo của nhân vật Hà, do một giọng basse solo, tính chất bi hùng, xúc động. (xem thí dụ 2).

Về phần dàn nhạc: flute, hautbois và cor anglais đi mô phỏng theo giai điệu chính, các nhạc cụ khác đệm theo thƣa và mỏng hơn. Bộ gõ lúc này chỉ có campanelli đi các nốt staccato. Bộ dây cũng đi một số nốt trắng, đen và đƣợc lặp đi lặp lại (xem phụ lục số 1).

Chủ đề 2 xuất hiện ở bè soprano và alto, sau đó cả bốn bè hợp xƣớng cùng trình bày, nhịp 3/4, tính chất da diết nhƣ miêu tả thảm cảnh nghèo đói của ngƣời dân Tây Bắc dƣới chế độ thực dân (xem thí dụ 3). Dàn nhạc lúc này chủ yếu là bộ gỗ và bộ dây tham gia (xem phụ lục số 1).

Chủ đề 3 đƣợc chuyển sang tiết tấu hành khúc, điệu tính câu một là gis-moll, sang câu hai là Gis-dur, tƣơng phản với các chủ đề trên nên giai điệu sáng, mạnh mẽ, thể hiện niềm tin vào tƣơng lai và cũng là tƣ tƣởng chủ đạo của tác phẩm: cách mạng giải phóng con ngƣời (xem thí dụ 4).

Phần hai: Do dàn nhạc diễn tấu, đƣợc xây dựng từ chủ đề 1 của hợp xƣớng nhằm nhấn mạnh tính chất bi hùng xúc động và hình ảnh của nhân vật Hà. Trên nền nhạc bi thƣơng, bóng của những ngƣời tù chính trị ở nhà tù Sơn La bị xích xiềng nặng nề bƣớc trong màn sƣơng khói. Phần này đƣợc phát triển theo thủ pháp phức điệu của thể loại fugue, chủ yếu do bộ dây đảm nhiệm. (xem thí dụ 5).

“Bên bờ K’rông Pa” có khúc mở màn gồm hai phần: dàn nhạc và hợp xƣớng; có

độ dài 78 nhịp, nội dung diễn tả ba chủ đề: Quê hương, thù hận, đợi chờ. Chủ đề Quê hương ở phần dàn nhạc4, các quãng giai điệu có âm hƣởng của dân ca Tây Nguyên (xem thí dụ 6).

Chủ đề Thù hận do giọng nam trung (baryton) solo, có hợp xƣớng a-cappella đệm theo. Tuy viết ở giọng e-moll nhƣng các bè hợp xƣớng ít sử dụng hợp âm ba châu Âu mà chủ yếu là các chồng quãng 4 và quãng 5. Tiết tấu của phần hợp xƣớng thể hiện sự dứt khoát, mạnh mẽ và lời ca là các hƣ từ hê, hê (một cách hát của ngƣời Tây Nguyên). Trong khi đó, bè solo gồm nhiều chùm ba và các nốt ngân dài (xem thí dụ 7).

Chủ đề Đợi chờ do hợp xƣớng a-cappella trình bày. Ở câu một, soprano cùng bè với tenor, alto cùng bè cùng bè với basse và chỉ cách nhau quãng 8, đƣợc viết chiều dọc là những quãng trong các hợp âm ba chính (t, D) của hai giọng a-moll hòa thanh và e- moll hòa thanh. Câu hai có chen thủ pháp phức điệu nhƣng có bè hát các âm ê, ê là cách hát của Tây Nguyên (xem thí dụ 8).

“Người tạc tượng” có khúc mở màn chỉ gồm 40 nhịp, diễn tả chủ đề Nước, một trong những chủ đề chính của tác phẩm, tƣợng trƣng cho tình yêu và quê hƣơng. Chủ đề này còn đƣợc phát triển ở tiết mục của nhân vật H’Nuôn và sử dụng thành âm hình chủ đạo cho nhân vật này (xem thí dụ 9).

Một phần của tài liệu Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp việt nam (Trang 43 - 45)