Một số đề xuất giải pháp cho sự phát triển opera ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp việt nam (Trang 100 - 110)

ĐÓNG GÓP CỦA OPERA TRONG NỀN ÂM NHẠC CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM

3.4.Một số đề xuất giải pháp cho sự phát triển opera ở Việt Nam.

Đổi mới quan điểm và phát triển opera cần mang tính chiến lược:

Việt Nam đã có opera, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đất nƣớc đầy khó khăn gian khổ nhƣng sáng tác opera lại khởi sắc. Đến nay, đất nƣớc đã ra khỏi chiến tranh 35 năm, nghệ thuật có điều kiện thuận lợi để phát triển nhƣng sáng tác và biểu diễn các tác phẩm opera Việt Nam lại trầm lắng. Đó chính là điều mà không ít ngƣời làm công tác âm nhạc chuyên nghiệp quan tâm, suy nghĩ và thậm chí trăn trở. Có nên để cho nghệ thuật opera của Việt Nam lụi tàn?

Cũng nhƣ giao hƣởng, opera là thể loại đƣợc tiếp thu từ châu Âu, có những đặc thù riêng về biểu diễn, thƣởng thức và cần sự đầu tƣ vật chất nhiều hơn âm nhạc giải trí thông thƣờng. Nhiều ngƣời cho rằng đầu tƣ cho opera là rất tốn kém, đó là một cuộc chơi xa xỉ, trong khi đó ngƣời xem lại ít, liệu có cần thiết không?

Thực ra, đó là cả vấn đề lớn đáng phải quan tâm. Đầu tƣ cho giao hƣởng cũng rất tốn kém và số lƣợng khán giả cũng ít không khác gì opera, ngay cả các loại hình sân khấu cổ truyền nhƣ chèo tuồng hiện nay cũng ở tình trạng tƣơng tự. Nếu quan niệm là xa xỉ, không cần thiết thì tất cả các nghệ thuật nêu trên khó có cơ hội để tồn tại.

Hiện nay, Dàn nhạc Giao hƣởng Việt Nam đã có lịch biểu diễn cả năm, một bƣớc tiến đáng kể trong tổ chức biểu diễn, giúp cho nhạc giao hƣởng đến đƣợc với công chúng nhiều hơn, cách tổ chức biểu diễn bƣớc đầu đã thể hiện tính chuyên nghiệp tƣơng tự nhƣ các Dàn nhạc giao hƣởng nƣớc ngoài. Hoạt động biểu diễn opera của ta chƣa đƣợc nhƣ giao hƣởng. Theo báo Xa lộ tin tức trên mạng internet bài “ Dựng opera La Boheme, trông người mà ngẫm đến ta” của phóng viên Thu Hằng ngày 2 tháng 01 năm 2009 cho biết: “Năm 2008, kinh phí của Nhà hát Nhạc Vũ kịch đƣợc Nhà nƣớc cấp là 4,3 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản tiền lƣơng và chi phí chỉ, còn lại 800 triệu cho biểu diễn, mà kinh phí cho một vở diễn lên tới hàng tỷ đồng”. Với nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay nhƣ Ý, Đức, Pháp, Anh, Nga, Thụy Điển, Mỹ... opera cũng đƣợc chính phủ tài trợ. Ở Thụy Điển, Nhà hát Norrlands Opera mỗi năm nhận số kinh phí tƣơng đƣơng 200 tỷ đồng. Nhà hát opera Hoàng gia Anh mỗi năm nhận đƣợc tài trợ của Nhà nƣớc 11 triệu bảng Anh (gần 20 triệu đôla). Opera là nghệ thuật truyền thống của các nƣớc châu Âu và họ đầu tƣ nhƣ vậy là đúng đắn. Còn ở nƣớc ta, tuy đây không phải là nghệ thuật truyền thống nhƣng nằm trong tổng thể của một nền âm nhạc chuyên nghiệp, opera có vị trí mang tầm quốc tế, góp phần phát triển toàn diện cho nền âm nhạc chuyên nghiệp. Hơn nữa, opera còn có vai trò quan trọng trong nền thanh nhạc Việt Nam. Nghị quyết đại hội Đảng VIII của ta nêu rõ, trong thế kỷ XXI, xu thế hội nhập là xu thế tất yếu của sự phát triển. Bởi vậy, hội nhập văn hóa trong đó có âm nhạc cũng là xu thế tất yếu. Sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đòi hỏi chúng ta phải quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp phát triển âm nhạc trên toàn diện các mặt: sáng tác, biểu diễn, đào tạo, lý luận

phê bình, nghiên cứu và tuyên truyền giáo dục âm nhạc. Đầu tƣ cho các thể loại nhƣ opera và giao hƣởng chính là thực hiện tinh thần nghị quyết của Đảng về tiếp thu tinh hoa âm nhạc thế giới, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đúng với xu thế hội nhập của thế kỷ XXI. Mặt khác, một đất nƣớc không chỉ có âm nhạc truyền thống phát triển mà cả nhạc giao hƣởng thính phòng và opera phát triển sẽ hấp dẫn đƣợc khách nƣớc ngoài đến tham quan. Đó cũng là góp phần mở mang kinh tế đất nƣớc.

Bởi vậy, biện pháp tiên quyết là đầu tƣ cho phát triển opera ở Việt Nam cần có sự đổi mới trong quan điểm của các cấp lãnh đạo Nhà nƣớc và của chính những ngƣời làm công tác âm nhạc chuyên nghiệp. Cần có định hƣớng về chiến lƣợc phát triển lâu dài cho opera trong tất cả các mặt sáng tác, biểu diễn, đào tạo, tuyên truyền...

Nhà nƣớc cần đầu tƣ về vật chất đúng mức để đảm bảo cho hoạt động biểu diễn opera phát triển, nếu cho rằng vì tốn kém mà không mạnh dạn đầu tƣ thì biểu diễn opera và dĩ nhiên kéo theo cả sáng tác opera sẽ mãi trong tình trạng nhƣ hiện nay, thậm chí có thể sáng tác opera còn chết yểu không thể vực dậy đƣợc nữa.

Bên cạnh đó, cần có chế độ đãi ngộ hợp lý cho các nghệ sĩ sáng tác và biểu diễn opera. Ai cũng biết biểu diễn opera rất nặng nhọc, phải tốn nhiều công sức nhƣng hiện nay các nghệ sĩ opera có thu nhập hàng tháng chủ yếu là lƣơng. Với thu nhập thấp, nhiều ca sĩ không say sƣa yêu nghề, không yên tâm công tác vì còn phải nghĩ đến làm thêm để lo cuộc sống riêng.

Tuy nhiên, chiến lƣợc phát triển opera cũng cần đƣợc tính toán cân đối trong sự phát triển kinh tế đất nƣớc. Những ngƣời làm công tác trực tiếp trong lĩnh vực sáng tác biểu diễn opera cần có sự đổi mới trong tƣ duy tìm ra những giải pháp tham mƣu cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về hƣớng phát triển của opera sao cho phù hợp với hoàn cảnh đất nƣớc, làm sao không phải bù lỗ quá nhiều cho nghệ thuật này.

Đổi mới công tác đào tạo opera:

Cần xây dựng một nền nghệ thuật biểu diễn opera để từ đó làm nền tảng cho sự phát triển sáng tác opera. Nói một cách khác là lấy nghệ thuật biểu diễn kích thích sáng tác. Chính vì vậy, đào tạo biểu diễn opera cần mang tính đột phá.

Với tất cả các nghệ thuật hát khác nhau, đào tạo có vai trò quan trọng, song riêng với opera có thể nói, nếu không có đào tạo không thành ca sĩ opera. Thực tế, với hát ca khúc nhạc nhẹ và ca khúc nhạc mới thì có những ca sĩ không học qua trƣờng lớp cũng có thể thành danh nhƣng điều này rất hiếm khi xảy ra với ca sĩ opera.

Ở các nƣớc châu Âu, đặc biệt là nƣớc Ý, các ca sĩ opera đƣợc đào tạo một cách chính quy, bài bản. Dạy - học opera đƣợc nghiên cứu tỉ mỉ và đƣợc đầu tƣ cả nhân lực lẫn vật lực. Các ca sĩ opera phải dày công luyện tập thƣờng xuyên, là những ngƣời có ý chí và chịu hy sinh vì nghề, họ có chế độ kiêng khem nghiêm ngặt để giữ gìn giọng hát và phải bỏ những đam mê của những ngƣời bình thƣờng nhƣ uống rƣợu, hút thuốc, thức khuya...

Ở nƣớc ta hiện nay, đào tạo opera chƣa có tầm chiến lƣợc và mang tính chính quy. Một số cơ sở đào tạo nhƣ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chọn những học viên trong số những ngƣời học thanh nhạc để đào tạo riêng cho opera mà chƣa tuyển sinh riêng, chƣa có lớp riêng, và giảng viên dạy cũng không có Bộ môn riêng. Ngay cả Nhà hát Nhạc Vũ kịch có ba khóa đào tạo nhƣng cũng chỉ mang tính thời vụ, không liên tục, khi cần thì tuyển; mặt khác, thời gian đào tạo ba năm một khóa học không đủ cho một ca sĩ opera chính quy.

Opera là một loại hình mà nghệ thuật hát có thể mang tính định hƣớng cho nghệ thuật hát chuyên nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng lối hát bel canto cần đƣợc coi là mục tiêu đào tạo, đó không chỉ dành cho riêng nghệ thuật hát opera mà còn cho sự phát triển nền thanh nhạc chuyên nghiệp nói chung. Ở một số quốc gia trên thế giới nhƣ Trung Quốc, sáng tác opera không phát triển nhƣng có nghệ thuật hát opera và hát bel canto khá nổi bật, trong một số năm gần đây ở các cuộc thi concours thế giới họ đã giành đƣợc nhiều giải cao.

Cần có sự đổi mới trong đào tạo từ quan điểm và chiến lƣợc lâu dài kể cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đào tạo cần đi trƣớc và phải chính quy, không ngang tắt. Hiện nay, một số ca sĩ hát opera của ta đƣợc đào tạo thanh nhạc không chính quy hoặc chỉ đƣợc bồi dƣỡng về hát opera ở một khóa ngắn hạn nào đó nên phần nào có sự hạn chế,

tuy chỉ đƣợc đóng các vai phụ nhƣng cũng làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng của toàn vở diễn.

Các trƣờng đào tạo thanh nhạc chính quy và đỉnh cao nhƣ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh cần có kế hoạch đào tạo opera hàng năm; có Tổ bộ môn riêng gồm những giảng viên chuyên dạy hát và giảng viên dạy diễn xuất; có chƣơng trình, giáo trình đƣợc phê duyệt; sinh viên đƣợc tuyển sinh riêng cho nghệ thuật này; phƣơng pháp giảng dạy opera cần đƣợc nghiên cứu, đƣợc viết sách và tổ chức thảo luận trong các buổi hội thảo, chuyên đề...

Cần có chính sách gửi ngƣời đi đào tạo hát opera ở các nƣớc có truyền thống về nghệ thuật này nhƣ Ý, Pháp, Nga... Bên cạnh đó, tăng cƣờng mời các chuyên gia nƣớc ngoài sang giảng dạy opera nhƣ thời kỳ 1954 - 1975 chúng ta đã từng làm.

Về sáng tác opera, cần đƣợc chú trọng đào tạo theo chuyên ngành sáng tác. Ở mảng này, nƣớc ta còn ít kinh nghiệm. Theo chúng tôi, trƣớc mắt gửi các nhạc sĩ, học viên có khả năng sáng tác ở cả hai mặt khí nhạc và thanh nhạc đi học tập ở nƣớc ngoài. Học sáng tác opera cần đƣợc nghiên cứu sâu về phƣơng pháp của các trƣờng phái opera cổ điển và hiện đại, từ đó áp dụng vào thực tế cho phù hợp với Việt Nam. Sau này, các nhạc sĩ đó sẽ là những ngƣời xây dựng nền tảng đào tạo sáng tác opera ở Việt Nam.

Không chỉ đào tạo các nhạc sĩ sáng tác, nghệ sĩ hát opera, hát hợp xƣớng mà phải có cả đào tạo các nhà đạo diễn và chỉ huy opera. Nhà hát Nhạc Vũ kịch là đơn vị chuyên biểu diễn opera nhƣng không có đạo diễn opera chuyên nghiệp. Một lý do gần đây Nhà hát dàn dựng và biểu diễn khá nhiều opera nhƣng toàn bộ là các vở của nƣớc ngoài mà không có vở nào của Việt Nam là vì các chƣơng trình biểu diễn đó theo sự hợp tác và có tài trợ dàn dựng của các nhà đạo diễn nƣớc ngoài.

Nƣớc ta có một đạo diễn opera đƣợc học ở Nga là nhạc sĩ Văn Hà, ông đã đạo diễn, dàn dựng nhiều opera Việt Nam và nƣớc ngoài nhƣ Cô Sao, Người tạc tượng, Bên bờ Krông Pa, Ruồi trâu... Nay ông đã về hƣu, sức khỏe yếu, không đạo diễn nữa. Cả nƣớc hiện nay không có ai làm nghề đạo diễn opera. Khi biểu diễn, các ca sĩ opera phần nhiều tự học hỏi diễn xuất. Vì vậy, cần thiết phải đào tạo đạo diễn opera.

Nƣớc ta có các nhà chỉ huy giao hƣởng có trình độ chuyên môn vững vàng, đƣợc đào tạo cả ở trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, chỉ huy dàn nhạc giao hƣởng trong opera có khác với chỉ huy giao hƣởng thông thƣờng. Nhà chỉ huy giao hƣởng của opera phải hiểu vở diễn và đặc điểm của các phần thanh nhạc trong opera. Vì vậy, đào tạo riêng chỉ huy cho opera là sẽ tốt hơn chỉ huy âm nhạc nói chung.

Xây dựng nghệ thuật biểu diễn làm cơ sở phát triển sáng tác opera:

Nhƣ ở trên đã nêu, xây dựng nền nghệ thuật opera Việt Nam nên ƣu tiên cho đào tạo và biểu diễn đi trƣớc, lấy biểu diễn kích thích sáng tác. Vì thế, đổi mới biểu diễn opera, phát triển lối hát bel canto cần đƣợc quan tâm thích đáng.

Một trong những nguyên nhân chính cản trở sự phát triển opera ở Việt Nam là opera ít khán giả. Nếu biểu diễn mà không có ngƣời xem thì dù có yêu nghề đến mấy các nghệ sĩ biểu diễn cũng nản lòng và Nhà nƣớc cũng không thể đầu tƣ mà không tính toán đến vấn đề hiệu quả. Hiện nay, biểu diễn opera chỉ chủ yếu ở Nhà hát lớn. Khán giả chỉ là những ngƣời làm công tác âm nhạc, ngƣời nƣớc ngoài và một số văn nghệ sĩ, trí thức khác. Nhƣ thế vô hình trung tạo ra một tháp ngà cho opera. Trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ tivi có nhiều chƣơng trình biểu diễn nhạc giao hƣởng thính phòng nhƣng rất ít thấy chƣơng trình biểu diễn opera. Opera vốn đã kén khán giả, ít đến đƣợc với khán giả, truyền hình chính là phƣơng tiện hữu hiệu nhất để có thể dần dần ngƣời dân Việt Nam đƣợc làm quen với opera. Tuy nhiên, truyền hình cần có sự đáp ứng xứng đáng về vật chất cho đơn vị biểu diễn opera, không ngồi chờ đơn vị nào đó có sẵn chƣơng trình biểu diễn.

Nhà hát Nhạc Vũ kịch cần có sự đổi mới về địa điểm biểu diễn, không nhất thiết cứ phải biểu diễn opera ở Nhà hát lớn. Lẽ đƣơng nhiên, Nhà hát lớn là nơi thuận lợi nhất để biểu diễn opera, nhƣng nếu chỉ biểu diễn ở đây thì opera ít khán giả, doanh thu thấp là điều không thể thay đổi. Nên có sự chủ động đi tìm khán giả, bên cạnh việc tăng cƣờng biểu diễn trọn bộ cả vở opera nên biểu diễn nhiều hơn nữa những trích đoạn hay nhất, khán giả dễ hiểu nhất. Ngoài ra, đôi khi có thể biểu diễn các trích đoạn opera kết hợp với nhạc giao hƣởng thính phòng, tạo sự phong phú cho đêm diễn. Nhƣ vậy, chính bản thân nhạc giao hƣởng cũng làm cho quần chúng dễ tiếp thu hơn là một đêm diễn chỉ

thuần túy nhạc giao hƣởng. Và thậm chí, có thể kết hợp biểu diễn trích đoạn opera trong các chƣơng trình ca múa nhạc. Điều đó không làm hạ thấp opera mà chỉ càng làm cho nhiều ngƣời biết đến opera hơn..

Biểu diễn opera cũng cần có sự kết hợp với các dịch vụ du lịch, trong các chuyến (tour) du lịch của du khách nƣớc ngoài và cả du khách trong nƣớc. Đó là một hƣớng mà nếu làm đƣợc, opera sẽ không còn thiếu “đất” diễn. Và khi đó vấn đề bù lỗ cho opera sẽ không còn làm đau đầu các nhà quản lý.

Ngoài ra, cần có sự quan tâm đến việc dựng lại các vở opera của các nhạc sĩ Việt Nam sáng tác. Vì sao trƣớc đây đội ngũ biểu diễn opera của chúng ta chƣa mạnh mà opera của ta lại đƣợc dàn dựng nhiều, giờ đây chúng ta có đội ngũ biểu diễn hùng hậu hơn rất nhiều thì các tác phẩm opera Việt Nam lại bị rơi vào quên lãng, không đƣợc dàn dựng? Đây thực sự là câu hỏi mà nhiều ngƣời đặt ra. Biểu diễn các tác phẩm opera của các nhạc sĩ nổi tiếng thế giới là điều cần thiết, song bên cạnh đó, phải có các tác phẩm của Việt Nam. Đành rằng, dựng opera là tốn kém. Song, không vì thế mà bỏ đi một di sản mà chúng ta đã có. Hơn nữa, điều đó còn làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc. Nếu tình trạng này không thay đổi, sau này có thể ngay cả một số ngƣời làm công tác âm nhạc chuyên nghiệp sẽ không biết Việt Nam có sáng tác opera.

Tăng cường tuyên truyền giáo dục về opera:

Tuyên truyền, giáo dục về opera cũng là một giải pháp để công chúng Việt Nam hiểu hơn về opera. Vấn đề này ở nƣớc ta còn chƣa đƣợc chú ý. Chỉ có ở các trƣờng đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp mới có giảng dạy về opera. Có lẽ là do quan điểm không cần thiết hoặc cho là do opera quá xa lạ với ngƣời Việt Nam. Thực ra, điều này hoàn toàn có thể làm đƣợc với đối tƣợng quần chúng, chỉ có điều là tuyên truyền, phổ biến opera ở mức độ đơn giản. Theo chúng tôi, có thể tuyên truyền giáo dục về opera nhƣ sau:

- Giới thiệu, phân tích về nội dung âm nhạc của opera qua các chương trình truyền hình và trên internet:

Giới thiệu một vở opera nào đó hoặc các trích đoạn opera trên truyền hình hoặc

Một phần của tài liệu Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp việt nam (Trang 100 - 110)