Nội dung tƣ tƣởng:

Một phần của tài liệu Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp việt nam (Trang 37 - 42)

KHÚC MỞ MÀN VÀ CÁC TIẾT MỤC THANH NHẠC TRONG OPERA VIỆT NAM

2.1.Nội dung tƣ tƣởng:

Trƣớc khi tìm hiểu phƣơng thức xây dựng các khúc mở màn và phần thanh nhạc, chúng tôi xin đƣợc nêu tóm tắt nội dung tƣ tƣởng của các opera Việt Nam, bởi nội dung tƣ tƣởng có liên quan chặt chẽ đến cấu trúc và ngôn ngữ biểu đạt của tác phẩm.

Nội dung các opera Việt Nam chủ yếu đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa to lớn đối với vận mệnh của toàn thể dân tộc nhƣ chủ nghĩa anh hùng, yêu nƣớc; về các cuộc chiến tranh cách mạng chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ... Qua đó, nói lên khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, hạnh phúc và tình yêu của nhân dân ta.

Opera “Cô Sao”:

“Cô Sao” là opera về đề tài chống Pháp, thuộc thể loại sử thi - trữ tình. Bắt nguồn cảm xúc từ hai câu thơ của Hồ Chủ Tịch: “ Trên đời ngàn vạn điều cay đắng / Cay đắng chi bằng mất tự do”, Đỗ Nhuận đã xây dựng opera “Cô Sao” với chủ đề: Cách mạng giải phóng con ngƣời.

Câu chuyện diễn ra ở một vùng núi Tây Bắc. A Sao là cô gái Thái xinh đẹp nhƣng cuộc đời bất hạnh. Cô mồ côi cả cha lẫn mẹ, bị mụ vợ ba công sứ Pháp vu cho là ma cà rồng nên đã bị dân bản xa lánh, phải sống một mình trong rừng, gần nhà tù Sơn

La. Sao đã giúp chị Vân, một nữ cán bộ cách mạng, trốn thoát khỏi sự truy đuổi của bọn địch. Đƣợc anh Hà, một tù chính trị vƣợt ngục và chị Vân giác ngộ về lòng yêu nƣớc, chí căm thù giặc, Sao đã lấy lại niềm tin vào tƣơng lai và cuộc sống. Tình yêu cao đẹp đã nảy nở giữa Hà và cô gái Thái, tạo nên những trang trữ tình, nên thơ cho opera. Song, khi mới lấy lại đƣợc niềm tin thì rủi ro lại đến với Sao, cô bị mụ Ba Sứ bắt vào đội gái xòe của mụ. Cụ Sình, một ông già ngƣời Mông khảng khái, không chịu khuất phục trƣớc bọn quan lại tri châu, đã cứu Sao thoát khỏi nhà mụ Ba và đƣa cô về căn cứ cách mạng. Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, nhiều tù chính trị Sơn La vƣợt ngục cùng nhân dân Tây Bắc vùng dậy đấu tranh giành chính quyền. Mùa xuân năm 1946, trong ngày hội mừng chiến thắng, Sao gặp lại Hà, họ ôn lại kỷ niệm xƣa, mừng ngày đất nƣớc độc lập và Hà lại chuẩn bị lên đƣờng Nam tiến vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Kết thúc vở opera là ngày hội mừng chiến thắng nhƣng tình yêu của đôi trai gái không có lời hẹn ƣớc, ngƣời con trai lại tiếp tục ra đi vì Tổ quốc đã gây xúc động cho ngƣời xem, nói lên ý nghĩa sâu sắc về sự hy sinh của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Opera “Bên bờ K’rông Pa”:

“Bên bờ K’rông Pa” là opera thuộc thể loại sử thi hoành tráng viết về cuộc chiến đấu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên chống lại âm mƣu thâm độc gây chia rẽ hằn thù dân tộc của đế quốc Mỹ.

Mùa thu năm 1961, một buổi sớm trong buôn làng Gia Rai, bên bờ sông K’rông Pa, già làng Ma Lim tập họp dân làng chuẩn bị cho cuộc đồng khởi trong vùng. Kế hoạch chuyển vũ khí đƣợc bố trí kết hợp khéo léo trong đám cƣới của con gái già làng là H’ Lim với Y San, một chàng trai ngƣời Banar. Lễ cƣới không chỉ là một sự kiện của nội dung kịch mà còn có ý nghĩa biểu hiện tình thân ái, đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc Tây Nguyên. Trai gái nhảy múa những vũ điệu dân gian trong tiếng cồng chiêng trầm hùng và tiếng t’rƣng rộn rã. Là một xạ thủ bắn cung giỏi, Y San đã đƣợc dân làng ngợi khen khi chàng bắn rơi con chim đang bay qua.

Đánh hơi thấy một cuộc khởi nghĩa sắp nổ ra, một cố vấn Mỹ đội lốt thầy tu có tên địa phƣơng là Ơi Teo đã dò la và tìm cách khủng bố. Đóng vai nhà từ thiện nhƣng hắn đã bị dân làng tẩy chay. Lợi dụng mũi tên của Y San, Ơi Teo bắn chết Mi Lim, mẹ của H’ Lim để gây nghi ngờ. Hắn bắt giữ Y San nhằm chia rẽ dân tộc và khủng bố phong trào cách mạng. Chính Ơi Teo trƣớc đây đã giết chết bố của Y San. Nhƣng âm mƣu của hắn không bịt đƣợc mắt đồng bào Tây Nguyên, cái chết của Mi Lim càng tăng thêm lòng căm thù của buôn làng. Cơn bão táp bên bờ K’rông Pa nổi lên, kết hợp với bộ đội và du kích, đồng bào Tây Nguyên nhất loạt đồng khởi. Cuối cùng, mũi tên của Y San dành cho tên cố vấn Mỹ để đền nợ nƣớc, trả thù nhà.

Opera “Người tạc tượng” :

“Người tạc tượng” của Đỗ Nhuận cũng là bức tranh sử thi hoành tráng về ý chí kiên cƣờng bất khuất nhƣ cây kơnia bám sâu vào lòng đất, nhƣ dáng vóc Đam San, Mơ T’rang Lơng huyền thoại của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Thạch Sơn (nhân vật chính của opera) là một cán bộ cách mạng, ngƣời nghệ sĩ của nhân dân, trƣớc đó anh làm nghề tạc đá ở núi Ngũ hành, đƣợc đơn vị giao nhiệm vụ về buôn Bra phát động quần chúng chuẩn bị đồng khởi. Trong cuộc chạm trán với địch, Thạch Sơn bị thƣơng, đồng bào Tây Nguyên đã cứu chữa và giấu anh trong hang núi. Vì vết thƣơng không lành, anh phải lui về tuyến sau, trao lại nhiệm vụ cho cán bộ khác. Trong hang núi, Thạch Sơn thể hiện bàn tay tài hoa của ngƣời nghệ sĩ tạc đá, anh tạc bức tƣợng dũng sĩ, hình tƣợng về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, nói lên lý tƣởng đồng thời cũng là sự lạc quan lãng mạn cách mạng. Đánh hơi có ngƣời lạ về vùng Bra, bọn địch sục sạo khắp nơi, chúng tìm thấy bức tƣợng dũng sĩ. Già làng Aêpông đã nhận tạc bức tƣợng và bị chúng tra tấn đốt đôi bàn tay. Để cứu già làng, con chim đầu đàn của phong trào đồng khởi và để bảo vệ đồng chí cán bộ mới về thay, đồng thời nhân cơ hội lọt vào hang ổ địch, Thạch Sơn đã bình tĩnh đối mặt với kẻ thù, nhận là ngƣời tạc bức tƣợng. Thạch Sơn bị địch tra tấn dã man. Chúng dùng đủ mọi kế chiêu hồi nhƣng không khuất phục đƣợc ngƣời chiến sĩ anh hùng cũng nhƣ không phá nổi bức tƣợng dũng sĩ. Vì vậy, bọn chúng bắt dân làng mở hội đâm trâu để hành hình Thạch Sơn. Già Aêpông và dân làng Tây Nguyên đã biến hội đâm trâu thành lễ ăn thề, cổ vũ đồng bào nêu cao ý chí quyết

thắng. Y Giang, một ngƣời con của Tây Nguyên giả câm làm hầu cận cho cố vấn Mỹ để làm nhiệm vụ binh vận, đã vờ tình nguyện đâm Thạch Sơn nhƣng bất ngờ quay giáo đâm chết tên cố vấn Mỹ Gơrin, anh bị địch bắn trọng thƣơng và cuối cùng đã hy sinh anh dũng. Cùng với tiếng hô của quân giải phóng, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nổi dậy giành thắng lợi.

“Người tạc tượng” còn có những trang trữ tình nên thơ về mối tình trong sáng, nồng thắm của H’nuôn, cô gái Êđê, con gái già làng Aêpông với Thạch Sơn. H’nuôn đã tận tình chăm sóc Thạch Sơn những ngày anh bị thƣơng, cô cũng dũng cảm cùng anh trong ngục tù và cùng bƣớc lên cột đâm trâu sẵn sàng đón nhận cái chết. Ngoài ra, hình ảnh của Y Giang cũng gây ấn tƣợng bởi sự hy sinh thầm lặng trƣớc cách nhìn thiếu thiện cảm của dân làng hiểu lầm anh là tay sai cho giặc, anh phải giả câm không đƣợc nói để che mắt địch. Đến giây phút trƣớc khi hy sinh, Y Giang mới cất lên tiếng nói, kêu gọi buôn làng đấu tranh. Y Giang đã viết thêm những trang hào hùng và lãng mạn cho bản trƣờng ca của Tây Nguyên bất khuất. Trong bản hợp xƣớng hân hoan mừng ngày chiến thắng, cái chết của Y Giang nhƣ một bài thơ bi tráng đầy chất trữ tình, tạo xúc động sâu sắc cho ngƣời xem.

Các opera “Bông sen”, “Tình yêu của em” và “Nguyễn Trãi ở Đông Quan”:

Cùng về đề tài chống Mỹ, giải phóng Miền Nam còn có hai vở “Bông sen” của Hoàng Việt (viết cùng Lƣu Hữu Phƣớc) và “Tình yêu của em” của Nguyễn Đình Tấn. Hai vở này không có tính chất sử thi hoành tráng nhƣ ba vở opera nêu trên, nội dung súc tích, ngắn gọn nhƣng vẫn biểu đạt đƣợc tƣ tƣởng cuộc đấu tranh chống Mỹ vĩ đại của dân tộc.

Câu chuyện của “Bông sen” đƣợc diễn ra xung quanh việc một ngƣời chiến sĩ giải phóng bị địch truy đuổi trong khi đang bị thƣơng nặng, anh đã đƣợc một bà má và em gái Miền Nam cứu giúp. Vở này chỉ có ba nhân vật chính là bà mẹ, em gái và ngƣời chiến sĩ.

“Tình yêu của em” phản ánh lòng yêu nƣớc, hy sinh vì lý tƣởng cách mạng qua câu chuyện tình yêu bi thảm của Nga và Huỳnh. Nga là nữ sinh Sài Gòn có tâm hồn cao thƣợng, nhân ái. Còn Huỳnh, trƣớc đó anh ta cũng là sinh viên nhƣng sau khi đƣợc đào

tạo ở Hoa Kỳ đã biến chất thành tay sai cho giặc, giết ngƣời không ghê tay. Bên cạnh hình ảnh cao đẹp của Nga là Tuấn, ngƣời chiến sĩ giải phóng, anh đã giác ngộ một ngƣời lính Ngụy theo cách mạng, sau anh đã bị Huỳnh bắn chết. Kết thúc opera là sự bi thƣơng với cái chết của Nga và sự điên dại của Huỳnh, nhƣng niềm tin vào chính nghĩa thắng bạo tàn, tinh thần bất khuất của ngƣời chiến sĩ cánh mạng, vạch trần tội ác kẻ xâm lƣợc là ý nghĩa trọng tâm của tác phẩm.

Opera duy nhất phản ánh đề tài quá khứ lịch sử chống xâm lƣợc phƣơng Bắc là

“Nguyễn Trãi ở Đông Quan” của Đỗ Nhuận. Dựa trên câu chuyện về cuộc đời Nguyễn Trãi, tác giả xây dựng vở opera khá đồ sộ để nói lên công đức của ngƣời anh hùng dân tộc và truyền thống chống ngoại xâm của đất nƣớc ta.

Nhƣ vậy, trong số sáu opera thì vở “Cô Sao” viết về đề tài kháng chiến chống Pháp, “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” là opera phản ánh quá khứ lịch sử chống xâm lƣợc phƣơng Bắc, các vở còn lại đều viết về đề tài chống Mỹ. Hai vở cùng viết về Tây Nguyên là “Người tạc tượng”“Bên bờK’rông Pa”.

Ba vở thuộc thể loại sử thi là “Cô Sao”, “Bên bờ K’rông Pa” “Người tạc tượng”, đồng thời do chính các tác giả viết nội dung kịch bản. Vở “Bông sen” do Nguyễn Vũ viết kịch bản. Nguyễn Đình Tấn viết kịch bản cùng Hải Nhƣ và Văn Hà cho vở “Tình yêu của em”. Nội dung kịch bản của “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” đƣợc dựa vào kịch thơ của Nguyễn Đình Thi.

Phần lớn các opera có kết thúc lạc quan, chỉ có “Tình yêu của em” kết thúc bi thƣơng bằng cái chết của nhân vật chính. Dù lạc quan hay bi thƣơng, tất cả các opera đều khẳng định thắng lợi tất yếu của dân tộc và niềm tin vào chính nghĩa.

Những vấn đề to lớn về vận mệnh dân tộc, chủ nghĩa yêu nƣớc, ý chí quật cƣờng, bất khuất, truyền thống chống ngoại xâm... đƣợc các tác giả miêu tả thông qua những hoàn cảnh, số phận cụ thể của các nhân vật với những tình tiết hợp lý, sinh động. Bên cạnh những trang miêu tả khí thế quật cƣờng là những trang thi ca đẹp đẽ của tình yêu cao thƣợng, tình ngƣời ấm áp... làm nên một kịch bản vừa hùng tráng vừa lãng mạn cho các opera.

Một phần của tài liệu Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp việt nam (Trang 37 - 42)