Nhiều tài liệu viết là Thái Thị Lang

Một phần của tài liệu Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp việt nam (Trang 26 - 37)

thời hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Đội ngũ nhạc sĩ sáng tác cũng tăng lên ở cả ba miền: Bắc - Trung - Nam. Nhiều nhạc sĩ vừa sáng tác vừa tham gia kháng chiến nhƣ: Đỗ Nhuận, Hoàng Vân, Văn An, Nguyễn An, Văn Chung, Hoàng Việt, Lƣu Cầu.v.v...

Do cuộc kháng chiến trƣờng kỳ gian khổ, đất nƣớc bị chia thành các chiến trƣờng, chiến khu, vùng địch tạm chiếm, vùng tự do… và do nhiều nguyên nhân khác mà các nhạc sĩ Việt Nam không có điều kiện để sáng tác những tác phẩm khí nhạc ở các thể loại có hình thức lớn. Vì vậy, “khí nhạc hóa ca khúc” là đặc điểm của thời kỳ này và dàn quân nhạc của nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên có vai trò nổi bật.

Lĩnh vực biểu diễn trong thời kỳ chống Pháp đạt những thành tựu nhất định. Các đơn vị biểu diễn nghệ thuật tổng hợp (ca múa, nhạc, kịch), các đoàn văn công đƣợc thành lập. Hoạt động của các đơn vị này thúc đẩy công tác biểu diễn của âm nhạc thời kỳ kháng chiến.

Bên cạnh các hoạt động sáng tác, biểu diễn, công tác thông tin, báo chí, phê bình âm nhạc và công tác đào tạo cũng đƣợc chú ý. Tuy các hoạt động này còn nhiều hạn chế nhƣng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nền âm nhạc cách mạng Việt Nam thời kỳ chống Pháp.

Nhìn lại nền âm nhạc thời kỳ chống Pháp thì thấy rằng, đó là bƣớc đầu của giai đoạn trƣởng thành, là “thời kỳ quá độ của sự chuyển tiếp từ tình trạng tiền chuyên nghiệp sang chuyên nghiệp” [34: 299], chƣa hội tụ đủ các yếu tố để ra đời thể loại opera. Về thanh nhạc, ngoài ca khúc là lĩnh vực chủ yếu thì ca cảnh và ca kịch đã đạt những thành tựu nhất định về số lƣợng và chất lƣợng. Bƣớc phát triển từ ca khúc đến ca cảnh, ca kịch là cơ sở cho thanh nhạc trong opera. Song, nền khí nhạc hầu nhƣ chƣa có gì đáng kể, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cho thể loại opera. Tầm của các nhạc sĩ Việt Nam lúc đó mới đạt đến sáng tác ca khúc và chủ yếu theo tƣ duy đơn tuyến, chƣa theo tƣ duy đa thanh. Đội ngũ các nhạc sĩ sáng tác chƣa có sự chuyên môn hóa. Ngoài ra, trình độ của các ca sĩ biễu diễn, công chúng thƣởng thức cũng là những yếu tố chƣa thể đáp ứng cho sự ra đời opera ở thời kỳ này.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 và sau Hiệp định Giơnevơ, lịch sử Việt Nam bƣớc sang một chặng đƣờng cách mạng mới: miền Nam đấu tranh chống can thiệp của đế quốc Mỹ, miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, là hậu phƣơng lớn cho miền Nam đồng thời chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Thời kỳ 1954 - 1975 là thời kỳ vừa có chiến tranh, vừa có hòa bình và đất nƣớc còn gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ. Tuy vậy, đây là thời kỳ mà nền âm nhạc mới Việt Nam thực sự trƣởng thành, đạt những thành tựu to lớn và đồng bộ trên tất cả các mặt sáng tác, biểu diễn, đào tạo, nghiên cứu, phê bình..., hội tụ đầy đủ các yếu tố để ra đời nghệ thuật opera.

Sau đây, chúng tôi khái quát một số thành tựu của Âm nhạc mới giai đoạn 1954 - 1975 có quan hệ đến sự ra đời những vở opera đầu tiên của Việt Nam.

Về đào tạo:

Đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển một nền âm nhạc mang tính chuyên nghiệp. Khâu đào tạo có phát triển thì mới có các nhạc sĩ, nghệ sĩ biểu diễn, các nhà nghiên cứu phê bình có trình độ cao.

Ở thời kỳ chống Pháp, âm nhạc mới chuyên nghiệp Việt Nam còn non yếu. Nhận thức đƣợc vai trò cấp bách của đào tạo, Đảng ta đã nhanh chóng khắc phục sự non yếu bằng các biện pháp nhƣ: thành lập các trƣờng đào tạo âm nhạc ở Trung ƣơng, các thành phố, các tỉnh trên toàn miền Bắc; mở nhiều hệ đào tạo chính quy, không chính quy, các lớp bồi dƣỡng dài hạn, ngắn hạn; có kế hoạch lâu dài cho việc đào tạo tài năng ở các nƣớc có nền âm nhạc phát triển; mời chuyên gia nƣớc ngoài sang giảng dạy...

Sự ra đời của Trƣờng Âm nhạc Việt Nam (sau là Nhạc viện Hà Nội và nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) năm 1956 đã đánh dấu một mốc quan trọng cho công tác đào tạo âm nhạc ở nƣớc ta. Các nhạc sĩ tài năng, các nghệ sĩ xuất sắc, nhiều nhà nghiên cứu phê bình nổi tiếng của đất nƣớc phần lớn đƣợc đào tạo từ đây. Đặc biệt, trƣờng Âm nhạc Việt Nam bắt đầu đào tạo đƣợc các nghệ sĩ có khả năng hát opera.

Các trƣờng và trung tâm đào tạo âm nhạc khác trong cả nƣớc cũng góp phần không nhỏ cho sự nghiệp đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp. Nhiều tài năng âm nhạc

đƣợc Nhà nƣớc gửi đi học ở các nƣớc XHCN nhƣ Liên Xô, Trung Quốc, Hunggari, CHDC Đức, Bungari... đã tiếp thu đƣợc nhiều kiến thức mới, khi về nƣớc trở thành nòng cốt xây dựng nền âm nhạc nƣớc nhà.

Về sáng tác:

Lĩnh vực sáng tác của âm nhạc mới Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 đạt những thành tựu to lớn cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, bề rộng lẫn chiều sâu.

Thanh nhạc:

Ca khúc vốn có bề dày từ ngày đầu hình thành nền nhạc mới, đóng vai trò chủ chốt trong đời sống âm nhạc của quần chúng, giữ sứ mệnh viết cuốn biên niên sử của dân tộc bằng âm thanh, đến đây tiếp tục phát huy vai trò của mình. So với thời kỳ trƣớc, ca khúc thời kỳ này đạt những thành tựu rực rỡ chƣa từng có với đủ các thể loại, chủng loại phong phú: hành khúc, trữ tình, hài hƣớc; ca khúc quần chúng, ca khúc thiếu nhi.v.v.

Bên cạnh ca khúc, những thể loại có hình thức lớn nhƣ hợp xƣớng, trƣờng ca tiếp tục phát triển. Hợp xƣớng cũng có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển opera, bởi trong opera hợp xƣớng là một thành tố không thể thiếu. Sáng tác hợp xƣớng thời kỳ này có khá nhiều tác phẩm nổi bật. Tƣ duy đa thanh trong các tác phẩm hợp xƣớng khẳng định bút pháp sáng tác của các nhạc sĩ Việt Nam đã chuyên nghiệp hơn. Và đó là cơ sở để sáng tác các tiết mục hợp xƣớng cho opera.

Ngoài ra, trong thanh nhạc thời kỳ này có thêm thể loại thanh xƣớng kịch (oratorio). Thanh xƣớng kịch là thể loại có xuất xứ châu Âu, có kịch bản, nhân vật và phần âm nhạc về cơ bản nhƣ opera, song vai trò của dàn hợp xƣớng đƣợc chú trọng. Ở thời kỳ này, sáng tác oratorio của Việt Nam mới bắt đầu đƣợc chú ý, có thể kể đến tác phẩm “Nguyễn Văn Trỗi” của Đàm Linh là tác phẩm tiêu biểu.

Khí nhạc:

Cũng nhƣ opera, khí nhạc thính phòng, đặc biệt là giao hƣởng, đòi hỏi các yếu tố đồng bộ của một nền âm nhạc chuyên nghiệp về trình độ của nhà soạn nhạc, nghệ sĩ biểu diễn, ngƣời thƣởng thức. Điều đó cần khoảng thời gian nếu không nói là dài thì cũng không thể ngắn ngủi đƣợc.

Với chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, phát triển đồng bộ nền âm nhạc trên tất cả các mặt, ƣu tiên cho khâu đào tạo đi trƣớc nên ở thời kỳ này, khí nhạc thực sự trƣởng thành và đạt tầm chuyên nghiệp.

Bên cạnh đội ngũ nhạc sĩ viết ca khúc ngày càng đông đảo và dày dạn kinh nghiệm, các nhạc sĩ viết khí nhạc thính phòng, giao hƣởng bắt đầu khẳng định đội ngũ và dần có tay nghề vững vàng. Hầu nhƣ tất cả đều đƣợc đào tạo tại các trƣờng âm nhạc ở trong và ngoài nƣớc. Không chỉ có các nhạc sĩ trẻ mà nhiều nhạc sĩ có kinh nghiệm sáng tác cũng đƣợc Nhà nƣớc tạo điều kiện gửi đi tu nghiệp ở nƣớc ngoài để nâng cao trình độ, trở về đóng góp cho nền khí nhạc của đất nƣớc nhƣ Hoàng Việt, Đỗ Nhuận, Đàm Linh, Nguyễn Xinh, Trần Ngọc Xƣơng, Chu Minh, Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Thị Nhung...

Nếu nhƣ ở thời kỳ trƣớc, khí nhạc chỉ có một số lƣợng không đáng kể, phần nhiều theo kiểu khí nhạc hóa ca khúc thì thời kỳ này đã nhanh chóng phát triển phong phú từ các thể loại có hình thức nhỏ nhƣ biến tấu, rapsodie, fantaisie... và các tiểu phẩm khác đến các thể loại có hình thức lớn nhƣ liên khúc sonate giao hƣởng nhiều chƣơng, tổ khúc giao hƣởng, thơ giao hƣởng...

Sự phát triển giao hƣởng ở thời kỳ này đã có một tầm ảnh hƣởng rất lớn tới sáng tác opera. Giao hƣởng vốn đƣợc sinh ra từ opera, là khúc mở màn trong opera của Ý rồi sau đƣợc phát triển thành thể loại độc lập. Khí nhạc trong opera là khí nhạc ở tầm giao hƣởng, các vở opera nổi tiếng thế giới không chỉ có phần thanh nhạc mà cả khí nhạc giao hƣởng cũng xuất sắc. Khi các nhạc sĩ Việt Nam đã viết đƣợc giao hƣởng thì việc viết opera cũng có thể thành hiện thực.

Nhạc sân khấu:

Trong âm nhạc viết cho sân khấu, các thể loại ca cảnh và ca kịch (nhƣ đã trình bày ở phần trƣớc) ngày càng đi vào chiều sâu, theo hƣớng chuyên nghiệp hóa, các tác phẩm ca kịch đồ sộ hơn, có vở có quy mô gần với opera. Ngoài ca cảnh, ca kịch âm nhạc sân khấu xuất hiện thêm vũ kịch (ballet)...

Ballet cũng có xuất xứ từ châu Âu, là nghệ thuật tổng hợp có nội dung kịch, có thể hiện hành động sân khấu nhƣ opera thông qua ngôn ngữ của nghệ thuật múa. Một

nhân tố không thể thiếu trong ballet là âm nhạc. Nhiều vở kịch múa của nƣớc ta đã ra đời bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 60 nhƣ “Chúc thọ Bác Hồ” của Thái Ly; “Ngọn lửa Nghệ Tĩnh” của một số nhạc sĩ và biên đạo múa quân đội phối hợp sáng tác nhƣ Lƣơng Ngọc Trác, Huy Thục, Trần Minh, Ngọc Canh...; “Tấm Cám” của tập thể các nhạc sĩ và biên đạo múa Nguyễn Văn Thƣơng, Văn Chi, Minh Hiến, Danh Thân, Phùng Nhạn, Thanh Hùng...; “Bả Khó” của Thái Ly, Nguyễn Đình Tích, Xuân Hòa.v.v. Sự có mặt của ballet ở thời kỳ này đã góp phần phát triển toàn diện nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam.

Một thể loại sân khấu cũng cần bàn đến ở đây là kịch nói. Trong lịch sử nghệ thuật châu Âu, kịch nói ra đời trƣớc opera. Âm nhạc cũng tham gia trong kịch nói và nhiều khi là một thành tố quan trọng làm nên thành công cho vở kịch. Nhiều kịch nói thế giới có phần âm nhạc gây ấn tƣợng sâu sắc cho ngƣời xem nhƣ “Egmont” (âm nhạc của L.V. Beethoven), “L’Arlesienne” (âm nhạc G. Bizet), “Giấc mộng đêm hè”

(âm nhạc F. Mendelssohn)... Nhạc sĩ E. Grieg đã có một Tổ khúc giao hưởng đặc sắc chính là phần âm nhạc cho vở kịch nói.

Ở thời kỳ 1954 - 1975, kịch nói có sức ảnh hƣởng sâu rộng, kịp thời cổ vũ tinh thần sản xuất và chiến đấu của nhân dân trên cả nƣớc. Cũng nhƣ âm nhạc mới, kịch nói phát triển trên tất cả các mặt sáng tác, biểu diễn, đào tạo, nghiên cứu lý luận phê bình... Phong trào sáng tác và biểu diễn sôi nổi cả trong chuyên nghiệp và nghiệp dƣ, từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.v.v. Tên tuổi của các tác giả kịch bản nhƣ Đào Hồng Cẩm, Học Phi, Xuân Trình, Trần Vƣợng, Tào Mạt... và các nhạc sĩ viết âm nhạc cho kịch nói nhƣ Tô Hải, Đàm Linh, Trọng Bằng, Hoàng Vân... đƣợc nhiều ngƣời biết đến.

Sự ảnh hƣởng sâu rộng của kịch nói trong đời sống âm nhạc Việt Nam cũng là một kích thích cho sự phát triển các loại hình sân khấu khác nhƣ sân khấu cổ truyền (tuồng, chèo, cải lƣơng), ca kịch và cả cho sân khấu opera.

Về biểu diễn:

Lĩnh vực biểu diễn thời kỳ này cũng đạt những thành tựu đáng kể. Trong thời đại chƣa có các phƣơng tiện thông tin nhƣ truyền hình, internet thì hoạt động biểu diễn của các đoàn văn công là hình thức hữu hiệu nhất đem những giá trị tinh thần của nghệ

thuật đến cho nhân dân, là nguồn động viên to lớn cho các chiến sĩ nơi trận tuyến và góp phần nâng trình độ thƣởng thức âm nhạc của khán giả Việt Nam ngày càng cao hơn.

Trƣớc hết, là sự thành lập của các đoàn văn công và các đơn vị nghệ thuật tạo ra động lực thúc đẩy công tác biểu diễn. Từ Trung ƣơng, các thành phố lớn tới các tỉnh đều có đoàn văn công hay đoàn ca múa nhạc. Riêng Thủ đô Hà Nội có nhiều đoàn ca múa và Nhà hát. Các đoàn văn công không chỉ biểu diễn ở Trung ƣơng, thành phố hay địa phƣơng mình mà còn lƣu diễn khắp miền Bắc, miền Trung và nơi tuyến lửa. Các đoàn văn công lớn còn có khả năng dàn dựng và biểu diễn những tác phẩm hợp xƣớng đồ sộ với sự tham gia của nhiều ngƣời nhƣ Đoàn Ca Múa Tổng cục Chính trị, Ca Múa nhân dân Trung ƣơng.

Việc thành lập các dàn nhạc có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động biểu diễn khí nhạc. Đặc biệt là sự ra đời của Dàn nhạc giao hƣởng Việt Nam năm 1959 đã đánh dấu một bƣớc chuyển biến mạnh mẽ không chỉ trong biểu diễn mà trong cả sáng tác khí nhạc của nƣớc ta. Dàn nhạc giao hƣởng Việt Nam đã dàn dựng biểu diễn nhiều tác phẩm khí nhạc của các nhạc sĩ cổ điển thế giới và Việt Nam. Sự phát triển của hoạt động biểu diễn khí nhạc cũng là một trong những yếu tố cần thiết cho biểu diễn thể loại opera.

Nhà hát Giao hƣởng - Hợp xƣớng Nhạc Vũ Kịch Việt Nam đƣợc thành lập đã đánh dấu bƣớc trƣởng thành của nền khí nhạc giao hƣởng và âm nhạc sân khấu mới của nƣớc ta. Các diễn viên của Nhà hát là những nhạc công và ca sĩ đƣợc đào tạo chuyên nghiệp. Đây là đơn vị nghệ thuật có thể biểu diễn đƣợc nhạc giao hƣởng, opera, ballet... Việc dàn dựng và biểu diễn một số vở opera nƣớc ngoài của Nhà hát đã kích thích các diễn viên có nguyện vọng đƣợc biểu diễn những vở opera của chính nƣớc mình, thúc đẩy các nhạc sĩ Việt Nam ý tƣởng sáng tác opera Việt Nam.

Hoạt động biểu diễn trong lĩnh vực sân khấu: kịch nói, ca cảnh, ca kịch, tuồng, chèo, cải lƣơng... cũng hết sức phong phú. Yêu thích nghệ thuật sân khấu vốn là truyền thống lâu đời của ngƣời Việt Nam và điều đó càng làm cho hoạt động biểu diễn thêm sôi nổi, góp phần thúc đẩy opera Việt Nam ra đời.

Hoạt động biểu diễn còn đƣợc thể hiện trong các chƣơng trình hợp tác quốc tế. Nhiều đoàn nghệ thuật của nƣớc ngoài đã sang nƣớc ta biểu diễn, nâng thêm một tầm mới cho khán giả thƣởng thức. Nhiều đoàn ca múa của ta cũng đƣợc Nhà nƣớc cử đi biểu diễn ở nƣớc ngoài để mở mang thêm kiến thức, thông tin âm nhạc mới, học tập phƣơng pháp dàn dựng, biểu diễn của các nƣớc bạn... Những buổi biểu diễn các vở opera “Evgeni Onegin” của P.I. Tchaicovsky (Liên Xô cũ), “Núi rừng lên tiếng”

(CHDCND Triều Tiên)... đã tạo thêm động lực cho các ca sĩ và nhạc sĩ Việt nam đối với nghệ thuật opera. Chính các đoàn ca múa của chúng ta sau này học tập, dàn dựng và biểu diễn các opera của nƣớc ngoài. Năm 1961, Đoàn Ca Múa nhân dân Trung ƣơng cùng với Trƣờng Âm nhạc Việt Nam và Dàn nhạc giao hƣởng Đài Tiếng nói Việt Nam với sự giúp đỡ của chuyên gia thanh nhạc Liên Xô Badrize đã dựng và biểu diễn vở opera “Evgeni Onegin” của Tchaicovsky. (NSND Quý Dƣơng vai chính Onegin, nghệ sĩ Ngọc Dậu vai Tachiana, NSUT Trần Chất vai Lensky, NSND Trần Hiếu vai Gremin). Năm 1964, Nhà hát Hợp xƣớng - Giao hƣởng Nhạc Vũ Kịch Việt Nam đã dàn dựng và biểu diễn vở “Núi rừng lên tiếng” của Triều Tiên, gây đƣợc ấn tƣợng tốt đẹp cho khán giả.

Qua những phần nêu trên cho thấy, ở thời kỳ 1954 - 1975, nền nhạc mới Việt Nam phát triển đồng bộ trên tất cả các mặt, hội tụ đầy đủ các yếu tố về trình độ của nhà soạn nhạc, trình độ của nghệ sĩ biểu diễn, trình độ ngƣời thƣởng thức, đáp ứng yêu cầu cho sự ra đời của opera Việt Nam.

Một phần của tài liệu Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp việt nam (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)