Sơ lược nội dung các phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng tmcp công thương vĩnh long (Trang 27)

7. Kết luận (c ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

2.2.3. Sơ lược nội dung các phương pháp phân tích

2.2.3.3. Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

y = y1 - yo Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau

∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

2.2.3.4. Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

y1

∆y = *100 yo

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước. y1 : chỉ tiêu năm sau.

∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG

3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM THƯƠNG VIỆT NAM

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tên giao dịch quốc tế là Incombank được thành lập trên cơ sở tách một phần từ NHNN Việt Nam, bao gồm việc chuyển nhượng một bộ phận Ngân hàng Nhà nước Trung ương ( 07/1988) và phần lớn chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố, quận, huyện, thị xã ( thực hiện đồng loạt vào tháng 10/1988).

Là một trong bốn NHTM Nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, Incombank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của Incombank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước.

Có mạng lưới kinh doanh rộng khắp toàn quốc với 02 sở giao dịch, 130 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch. Có 03 công ty hạch toán độc lập là công ty cho thuê tài chính, công ty TNHH chứng khoán, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, và 02 đơn vị sự nghiệp là trung tâm công nghệ thông tin và trung tâm đào tạo. Là Ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.

Từ khi Nhà nước chuyển đổi nền kinh tế xóa bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp và chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì cơ cấu tổ chức của Ngân hàng cũng thay đổi theo nghị định 53/HĐBT ngày 06/3/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng đã chuyển hoạt động của Ngân hàng thành 02 cấp.

3.2. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH VĨNH LONG THƯƠNG CHI NHÁNH VĨNH LONG

3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tháng 01/1988 chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương TP Vĩnh Long được thành lập và đi vào hoạt động.

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương TP Vĩnh Long không phải là một đơn vị kinh doanh độc lập mà còn phụ thuộc vào NHNN TP Vĩnh Long. Vì là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên tính chú trọng sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh rất hạn chế. Hoạt động tín dụng theo cơ chế bao cấp, theo chỉ thị NHNN còn cứng nhắc kém hiệu quả. Tuy nhiên có nhiều đổi mới ở Đại hội VI nhưng vẫn bộc lộ một số nhược điểm như: hoạt động tín dụng chỉ phụ thuộc chuyên ngành kinh tế công thương nghiệp, tín dụng chưa mở rộng, chưa phát triển hết tiềm năng trong kinh tế tiền tệ, tín dụng.

- Từ khi có pháp lệnh Ngân hàng, luật NHNN, luật TCTD

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương TP Vĩnh Long tách khỏi bộ phận của NHNN TP Vĩnh Long. Hoạt động như một NHTM kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ… đa dạng hóa mọi hình thức huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư và cho vay đối với các thành phần kinh tế.

3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ

* Ban giám đốc gồm có: 01 giám đốc và 03 phó giám đốc

- Giám đốc: là người có quyền hạn cao nhất trong chi nhánh, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh. Có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên, đồng thời là người chịu toàn bộ trách nhiệm với Ngân hàng cấp trên.

- Phó Giám đốc: có nhiệm vụ hỗ trợ Giám đốc cùng các nghiệp vụ, giám sát tình hình hoạt động của các phòng trực thuộc đơn vị.

* Các phòng ban:

- Phòng tổ chức hành chánh: thực hiện chức năng quán lý hành chánh lực lượng cán bộ công nhân viên trong vấn đề tham gia tổ chức của đơn vị, lập các thủ tục cần thiết trình lên Ban giám đốc, ra quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật thành viên.

- Phòng kiểm tra nội bộ: có nhiệm vụ kiểm tra giám sát việc chấp hành các chủ trương chính sách của nhà nước về điều lệ hoạt động của Ngân hàng và công tác tài chính của các phòng ban.

- Phòng khách hàng: với chức năng tổng hợp và cân đối các nguồn vốn, vạch ra kế hoạch cho hoạt động tín dụng.

+ Kiểm tra giám sát các hồ sơ, thủ tục vay vốn, các điều kiện vay vốn… trình lên Ban giám đốc ký các hợp đồng tín dụng.

+ Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn, các điều kiện vay vốn của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay, theo dõi thu lãi, thu nợ.

+ Có trách nhiệm tiếp cận các thông tin, các thông báo từ trung ương, theo dõi tình hình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu cần thiết từ đó trình lên Ban giám đốc để có kế hoạch cụ thể.

- Phòng ngân quỹ: có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát lượng tiền mặt phát sinh trong ngày, là nơi các khoản thu chi bằng tiền mặt được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.

- Phòng kế toán: có nhiệm cụ thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra các dịch vụ kế toán tài chính, kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong hệ thống kế toán.

+ Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cấu của khách hàng, thực hiện mở tài khoản cho khách hàng, kế toán các khoản thu chi trong ngày để lập lượng vốn hoạt động của Ngân hàng.

+ Thường xuyên theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ có phát sinh, có nhiệm vụ thông báo thu nợ, thu lãi khách hàng, thu nhập tổng hợp số liệu phát sinh trên bảng kế toán nghiệp vụ và sử dụng vốn để trình lên Ban giám đốc.

- Tổ điện toán: thực hiện thống kê số liệu, lưu trữ tài liệu thông tin, cập nhật số liệu phát sinh trong ngày.

- Tổ tài trợ thương mại : thực hiện các giao dịch về ngoại tệ, kiều hối. - Tổ quản lý rủi ro: theo dõi các khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu. * Các phòng giáo dịch:

Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giam đốc, hoạt động như một chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương TP Vĩnh Long, thực hiện huy động và cho vay vốn đối với tất cả các thành phần kinh tế, ngoài ra còn có các hoạt động khác: thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền.

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thương Vĩnh Long

3.3. KẾT QUẢ HỌAT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH VĨNH LONG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH VĨNH LONG

Nền kinh tế qua những năm gần đây biến động rất phức tạp theo những chiều hướng khác nhau, gây ra hai tác động trái ngược nhau, có lợi đối với người này thì là vấn đề nguy hại cho người khác, tạo nên cuộc cạnh tranh hết sức gay gắt trong nền kinh tế. Mà đặc biệt là đối với hoạt động của hệ thống Ngân hàng, bởi vì các Ngân hàng cũng phải cạnh tranh lẫn nhau để tạo được lợi nhuận ngày càng nhiều cho mình.

BAN GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN CÁC PHÒNG GIAO DỊCH Phòng tổ chức hành chánh Phòng kiểm tra nội bộ Phòng khách hàng Phòng ngân quỹ Phòng kế toán Phòng điện toán

Tổ tài trợ thương mại

Tổ quản lý rủi ro Phòng GD chợ Vĩnh Long Phòng giao dịch Phước Thọ Phòng giao dịch Mỹ Thuận Phòng giao dịch Hòa Phú Phòng giao dịch Vũng Liêm Phòng giao dịch Bình Minh Phòng giao dịch Số 2 Phòng giao dịch Trà Ôn Phòng giao dịch Số 4

Bảng 1: TÌNH HÌNH CHUNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VĨNH LONG QUA 3 NĂM (2008 – 2010)

Đơn vị tính: triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 238.164 188.029 317.387 -50.135 -21,05 129.358 68,80 Tổng chi phí 225.629 179.797 285.417 -45.832 -20,31 105.620 58,74 Lợi nhuận 12.535 8.232 31.970 -4.303 -34,33 23.738 288,36

( Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Công Thương Vĩnh Long)

Qua bảng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Vĩnh Long, ta thấy Ngân hàng cũng đã gặp nhiều khó khăn để tạo được vị trí của mình trong cuộc đua giữa các Ngân hàng. Cụ thể như sau:

3.3.1. Về thu nhập

Nhìn chung thu nhập của Ngân hàng qua 3 năm tăng giảm không ổn định, năm 2009 giảm 21,05% tương ứng với số tiền là 50.135 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 68,79% tương ứng với số tiền là 129.358 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng thu nhập năm 2009 giảm so với năm 2008 là do trong năm 2008 nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao, xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu tăng giá, từ đó đã điều chỉnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay tăng lên tương ứng, vì vậy Ngân hàng đã vào cuộc tăng lãi suất cho vay để cạnh tranh với các Ngân hàng khác, do đó đã ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng trong năm 2009. Thêm vào đó, trong năm Ngân hàng chưa có nguồn thu nhập từ những khách hàng mới và những ngành nghề mới chẳng hạn như: cho vay trong việc mua bán trao đổi, hàng hóa như văn phòng phẩm, kinh doanh phế liệu… Nhưng sang năm 2010 thu nhập của Ngân hàng tăng lên cao so với năm 2009 vì trong năm nền kinh tế có nhiều khởi sắc, Ngân hàng đã mở rộng thêm nhiều dịch vụ và mức lãi suất hợp lý như trả tiền lương qua tài khoản, thanh toán tiền điện qua tài khoản, cho nên số lượng khách hàng biết đến Ngân hàng khá đông, từ đó Ngân hàng đã có thêm nhiều khoản thu nhập như dịch vụ, chiết khấu.... Mặt khác là do một phần thu nhập của năm 2009 được khách hàng trả lãi và vốn vào năm 2010 đã góp phần đẩy thu nhập của Ngân hàng tăng cao.

Chi phí là khoản phát sinh làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Vì vậy trong hoạt động Ngân hàng rất chú ý đến chi phí. Cũng như thu nhập, chi phí năm 2009 giảm so với năm 2008 là 45.832 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 20,31%, là do trong năm 2008 lạm phát cao, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ thì vốn trong nền kinh tế không nhiều, vì vậy để huy động được vốn thì Ngân hàng đã vào cuộc chạy đua lãi suất đã đẩy chi phí huy động vốn của Ngân hàng cao hơn so với năm 2009. Sang năm 2010 thì chi phí của Ngân hàng tăng cao hơn so với năm 2009 là 105.620 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 58,74%. Nguyên nhân là lạm phát tăng cao nên Ngân hàng phải không ngừng nâng cao lãi suất huy động để thu hút vốn, bên cạnh đó thì các chi phí khác phát sinh trong Ngân hàng như : tiền điện, tiền thuê mặt bằng cũng tăng cao. Đồng thời Ngân hàng cũng tập trung công tác thu hồi nợ xấu nên làm phát sinh thêm các chi phí kéo theo. Thêm vào đó, Ngân hàng đã đẩy mạnh đầu tư máy móc thiết bị hiện đại như : máy fax, máy đếm tiền so với những thiết bị cũ để phục vụ tốt nhất cho hoạt động củaNgân hàng, và nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên Ngân hàng đã tăng thêm nhiều máy rút tiền, do đó đã đẩy chi phí tăng cao.

3.3.3. Về lợi nhuận

Mục tiêu kinh doanh cuối cùng của Ngân hàng là đạt được lợi nhuận cao. Qua phân tích ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng cũng giống như thu nhập, chi phí đều tăng giảm liên tục. Cụ thể năm 2009 giảm 34,33% tương ứng với số tiền 4.303 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 288,36% tương ứng với số tiền 23.738 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2009 thu nhập giảm, chi phí giảm làm cho lợi nhuận của Ngân hàng cũng giảm theo. Mặt khác ảnh hưởng từ tác động của việc hỗ trợ lãi suất của chính phủ đối với doanh nghiệp, nên Ngân hàng không thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt động tín dụng này. Sang năm 2010 với quyết tâm đẩy lùi lạm phát của chính phủ thì nền kinh tế tiến triển tốt, người dân được nhiều thuận lợi trong vụ mùa. Bên cạnh đó, mục tiêu của Ngân hàng là phát triển kinh doanh đi đôi với lợi nhuận nên Ngân hàng rất thận trọng trong việc sử dụng vốn, đa số các khoản tín dụng đều đem lại lợi nhuận rất cao cho Ngân hàng, chẳng hạn như: cho vay dựa vào chu kỳ sản xuất, việc bán sản phẩm chéo, đầu tư GTCG…do đó đã góp phần tăng lợi nhuận của Ngân hàng.

Tóm lại lợi nhuận của Ngân hàng qua ba năm có biến động tăng giảm, nhưng cái giảm là không đáng kể, ngược lại thì thành tựu đạt được là đáng mừng. Điều này thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo và sự đoàn kết nhiệt tình của toàn thể nhân viên. Lợi nhuận của Ngân hàng đạt được khá tốt đã thể hiện vị trí của Ngân hàng ngày càng cao. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đã tạo được sự ưu ái tín nhiệm của khách hàng, vì Ngân hàng đã đáp ứng được vốn kịp thời trong lúc khách hàng cần, giúp khách hàng tránh tình trạng vay vốn nặng lãi ngoài thị trường tự do.

3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.4.1. Thuận lợi 3.4.1. Thuận lợi

Ngân hàng Công Thương Vĩnh Long có được những thành tựu như ngày hôm nay là do sự nổ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Bên cạnh đó, còn tận dụng được nguồn lực sẵn có và phát huy tối đa mọi lợi thế của mình. Sau đây là một số thuận lợi của Ngân hàng trong quá trình kinh doanh:

Ngân hàng Công Thương Vĩnh Long có trụ sở đặt tại trung tâm Thành phố, tiếp giáp với nhiều tuyến giao thông, nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh, có lợi thế về huy động và cho vay.

Trong những năm gần đây thì Vĩnh Long phát triển không ngừng với nhiều dự án lớn mang tính quốc gia đã làm cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể ngày càng tăng.

Bước vào kỷ nguyên khoa học công nghệ, Ngân hàng đã có điều kiện tiếp cận với những thành tựu công nghệ tiên tiến nên đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

3.4.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn như sau:

Các năm vừa qua tình hình kinh tế thế giới diễn ra phức tạp đặc biệt là trong năm 2008 xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực tài chính.

Hiện nay trên địa bàn Vĩnh Long có rất nhiều Ngân hàng, và các Ngân hàng cạnh tranh với nhau rất quyết liệt, đặc biệt là cạnh tranh về lãi suất, thủ tục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng tmcp công thương vĩnh long (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)