Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng tmcp công thương vĩnh long (Trang 52 - 56)

7. Kết luận (c ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.3.2.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng Công Thương Vĩnh Long qua ba năm (2008 – 2010) hầu hết đều tăng và tỷ trọng của từng ngành về DSCV đã thay đổi qua ba năm. Ta sẽ biết rõ hơn thông qua bảng số liệu sau:

SVTH: Trần Thị Nga Trang 41

Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VĨNH LONG QUA 3 NĂM (2008 – 2010)

(Đơn vị tính: Triệu đồng) CHÊNH LỆCH NĂM 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 558.645 18,77 736.316 21,85 292.611 7,71 177.671 31,80 -443.705 -60,26 Công nghiệp chế biến 392.896 13,20 547.382 16,24 759.887 20,02 154.486 39,32 212.505 38,82 Xây dựng 699.104 23,49 640.754 19,01 435.999 11,48 -58.350 -8,35 -204.755 -31,96 Thương mại dịch vụ 771.514 25,92 913.702 27,11 1.987.396 52,35 142.188 18,43 1.073.694 117,51 Vận tải 554.519 18,63 532.213 15,79 320.463 8,44 -22.306 -4,02 -211.750 -39,79

Tổng 2.976.678 100,00 3.370.367 100,00 3.796.356 100,00 393.689 13,23 425.989 12,64

 Ngành nông nghiệp: Trong năm 2008, DSCV khá cao đạt 558.645 triệu đồng, chiếm 18,77% trong tổng số DSCV theo ngành kinh tế. Năm 2009, đạt 736.316 triệu đồng chiếm 21,85%, so với năm 2008 tăng 177.671 triệu đồng, tương ứng tăng 31,80%. a s ng i dân th xã V nh Long s ng b ng

ngh nông, nh ng ngu n v n còn h n h p nên h vay v n c a ngân

hàng đ phát tri n ngành ngh . Chính vì v y ngân hàng nh n đ nh đ y

m nh cho vay ngành nông nghi p đ giúp bà con phát tri n. Sang năm 2010,

DSCV có tình hình giảm chỉ còn 292.611 triệu đồng, chiếm 7,71% tỷ trọng trong tổng DSCV, so với năm 2009 giảm 443.705 triệu đồng, tương ứng giảm 60,26%. Nguyên nhân tỷ trọng ngành Nông nghiệp giảm là do trong năm 2010 ngành Thương mại dịch vụ tăng rất nhanh, chiếm hơn 50% tỷ trọng. Đồng thời do trong ngành này nhu cầu cần vốn riêng lẻ của khách hàng rất thấp thường là vài triệu, nên mỗi lần phát vay rất tốn thời gian làm hồ sơ, và tốn nhiều chi phí để cán bộ xuống từng hộ xa xôi thẩm định, cho nên trong năm 2010 Ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay các ngành khác mà hạn chế cho vay ngành nông nghiệp.

 Ngành công nghiệp chế biến: đây là ngành được Ngân hàng chú trọng, luôn chiếm tỷ trọng cao (năm 2008 chiếm 13,20%; năm 2009 chiếm 16,24%; năm 2010 chiếm 20,02%). DSCV luôn tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2009 thì DSCV ngành này đạt 547.382 triệu đồng, tăng 154.486 triệu đồng, tương đương tăng 39,32% so với năm 2008. Đến năm 2010 thì DSCV đạt 759.887 triệu đồng, tăng 38,82% hay tăng 212.505 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân một phần là do Khu công nghiệp Hòa Phú trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long – một trong những khu công nghiệp thành công bậc nhất Đồng bằng sông Cửu Long – đang ngày một phát triển, lượng vốn cần rất nhiều đặc biệt là khi đến mùa vụ. Ngoài ra, Ngân hàng đã xác định đây là ngành cho vay trọng tâm vì đây là ngành được các chủ doanh nghiệp áp dụng nhiều trang thiết bị hiện đại, đây là định hướng đúng đắn của ngân hàng. Bên cạnh đó, thì cán bộ Ngân hàng rất có chuyên môn về lĩnh vực này, do đó đã có sự hạn chế rủi ro trong quá trình phát vay, vì vậy đã đẩy mạnh cho vay ngành này.

 Ngành xây dựng: đây là ngành chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng. Nhìn chung thì DSCV ngành này giảm đều qua các năm. DSCV ngành này năm 2008 đạt 699.104 triệu đồng, đến

năm 2009 thì doanh số cho vay đã giảm 8,35% so với năm 2008 tức là giảm 58.350 triệu đồng. Năm 2010 thì doanh số cho vay ngành này tiếp tục giảm 31,96% so với năm 2009 tức là giảm 204.755 triệu đồng. DSCV ngành xây dựng đều giảm qua các năm là do nền kinh tế Vĩnh Long đang có những bước phát triển chưa mạnh mẽ vì vậy nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng là chưa lớn. Bên cạnh đó, vì cho vay trong ngành này thu hồi vốn chậm nên Ngân hàng cũng hạn chế cho vay, chỉ cho vay đối những khách hàng quen, khách hàng truyền thống, để giảm thiểu rủi ro và đem lại hiệu quả cao cho Ngân hàng.

 Ngành thương mại dịch vụ: DSCV ngành này có xu hướng tăng đều qua các năm. Năm 2009 tỷ trọng ngành này chiếm 27,11% tổng DSCV đạt 913.702 triệu đồng, tăng 18,43% so với năm 2008 tức là tăng 142.188 triệu đồng. Đến năm 2010 tỷ trọng ngành này tăng lên 52,35%, đạt 1.987.396 triệu đồng, tăng vọt lên 117,51% hay tăng 1.073.694 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho DSCV của ngành này đều tăng qua các năm là vì theo định hướng của Chính Phủ đến năm 2010 cả nước sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động. Đồng thời do sự nổ lực phấn đấu của cán bộ nhân viên Ngân hàng không ngại khó khăn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng từ đó đã có những mức lãi suất cho vay phù hợp nên DSCV đã tăng. Ngoài ra thì cho vay khách hàng này thường ít có rủi ro, thường là cho vay theo hình thức cầm cố giấy tờ có giá vì thế nên doanh số cho vay ngành này đã liên tục tăng trong ba năm qua.

 Ngành vận tải: Ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường, Vĩnh Long là một trong những điểm được nhà nước ta phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội, với xu thế đó ngành vận tải cũng phát triển chậm lại. Cụ thể năm 2008 DSCV ngành này đạt 554.519 triệu đồng, đến năm 2009 thì DSCV ngành này đạt 532.213 triệu đồng, giảm 4,02% so với năm 2008,tương ứng giảm 22.306 triệu đồng. Đến năm 2010, DSCV của ngành này đạt 320.463 triệu đồng tiếp tục giảm 39,79%, tương ứng giảm 211.750 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã áp dụng lãi suất cho vay cao hơn so với các NHTM khác cùng địa bàn đối với riêng ngành này, đồng thời khách hàng của ngành này khá ít và tới Ngân hàng vay thường là khách hàng cá nhân.

Tóm lại, trong những năm qua cơ cấu cho vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Vĩnh Long có sự tăng, giảm khác nhau đối với từng ngành, song

vẫn phù hợp với tình hình phát triển ở địa phương, các ngành chủ yếu trọng điểm của Ngân hàng vẫn tăng trưởng đều đặn. Có được kết quả này là do sự nỗ lực, không phấn đấu của toàn thể các cán bộ Ngân hàng trong hoạt động tín dụng, cụ thể là việc nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng, nhạy bén với tình hình thị trường, từ đó có thể đề ra những quyết định phù hợp nhằm mang lại uy tín, hiệu quả cao cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng tmcp công thương vĩnh long (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)