7. Kết luận (c ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.3.2.4.1. Nợ quá hạn theo thời hạn
Trong dư nợ của Ngân hàng thì nợ quá hạn rất quan trọng. Vì vậy xem xét nợ quá hạn là điều hết sức cần thiết vì nó nói lên hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Ta có bảng số liệu nợ quá hạn qua 3 năm 2008 – 2010 như sau:
SVTH: Trần Thị Nga Trang 57
Bảng 12: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN CỦA
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VĨNH LONG QUA 3 NĂM (2008 – 2010)
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
( Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Công Thương Vĩnh Long)
CHÊNH LỆCH NĂM 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 8.912 56,88 12.477 57,46 1.109 30,43 3.565 40,00 -11.368 -91,11 Trung - dài hạn 6.757 43,12 9.239 42,54 2.536 69,57 2.482 36,73 -6.703 -72,55 Tổng 15.669 100,00 21.716 100,00 3.645 100,00 6.047 38,59 -18.071 -83,22
Nhìn chung thì nợ quá hạn của Ngân hàng tăng giảm không đều qua 3 năm 2008 - 2010. Trong đó giá trị nợ quá hạn ngắn hạn và trung - dài hạn đều tăng mạnh trong năm 2009. Cụ thể trong năm 2009 nợ quá hạn ngắn hạn là 12.477 triệu đồng, tăng đến 40% hay tăng 3.565 triệu đồng so với năm 2008; còn nợ quán hạn trung - dài hạn là 9.239 triệu đồng tăng đến 36,73%, tương đương 2.482 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân là do trong năm 2008 và 2009, tình hình lạm phát tăng cao, giá nguyên nhiên liệu tăng đột biến, lãi suất tăng cao,…đã làm cho nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản nên các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ vay đúng hạn cho Ngân hàng. Đứng về phía Ngân hàng thì cán bộ đã thiếu sự kiểm tra, giám sát các khoản nợ trước trong và sau khi cho vay. Sang 2010, với nhiều biện pháp của Chính Phủ để vực dậy nền kinh tế, các doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận để có thể trả nợ cho Ngân hàng nên tình trạng nợ quá hạn Ngân hàng giảm xuống. Cụ thể, nợ quá hạn ngắn hạn năm 2010 giảm 91,11%, tương đương giảm 11.368 triệu đồng so với năm 2009; nợ quá hạn trung - dài hạn giảm 72,55% hay giảm 6.703 triệu đồng so với năm 2009. Mà nguyên nhân chủ yếu để hạn chế nợ quá hạn là do chủ trương đúng đắn của Ngân hàng, kiên quyết xử lý các khoản nợ, không để nợ quá hạn gia tăng bằng các biện pháp phát mãi tài sản, và nhờ sự can thiệp của chính quyền địa phương khi cần thiết.