7. Kết luận (c ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.1.1. Phân tích chung tình hình huy động vốn
Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho Ngân hàng cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Cũng như vậy, tại Ngân hàng TMCP Công Thương Vĩnh Long thì vấn đề vốn trở nên hết sức quan trọng, được xem như là vấn đề sống còn của Ngân hàng, bởi vì phần lớn thu nhập,chi phí của Ngân hàng từ nguồn vốn mang lại.
SVTH: Trần Thị Nga Trang 25
Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VĨNH LONG QUA 3 NĂM (2008 – 2010)
Đơn vị tính: triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 1.014.718 76,27 1.481.888 94,14 1.794.785 100,00 467.170 46,04 312.897 21,11 Vốn điều chuyển 315.745 23,73 92.396 5,87 0 0,00 -223.349 -70,74 -92.396 -100,00 Tổng nguồn vốn 1.330.463 100,00 1.574.284 100,00 1.794.785 100,00 243.821 18,33 220.501 14,01
Qua bảng 2, ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Vĩnh Long đều có biến động tăng lên đáng kể. Trong nguồn vốn của Ngân hàng thì được tạo lập từ hai nguồn chính đó là: vốn huy động và vốn điều chuyển, hai nguồn vốn này đã góp phần tạo nên sự lớn mạnh của Ngân hàng qua từng năm.
Về vốn huy động: Là nguồn vốn Ngân hàng huy động từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua các hình thức như: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành các GTCG…Nhìn chung nguồn vốn này có xu hướng tăng qua ba năm, cụ thể như sau: năm 2009 tăng 467.170 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 46,04% so với năm 2008, năm 2010 tăng 312.897 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 21,11% so với năm 2009. Như đã biết năm 2008 nền kinh tế gây rất nhiều trở ngại cho ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Vĩnh Long nói riêng, nên công tác huy động vốn tại Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng bước sang năm 2009 nền kinh tế đã được phục hồi là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng tăng cường công tác huy động vốn, mặt khác trong năm người dân cũng đã lấy lại niềm tin vào hoạt động của hệ thống Ngân hàng, nên họ đã ồ ạt tăng lượng tiền gửi tại Ngân hàng, do đó đã tạo sự tăng mạnh của nguồn vốn huy động trong năm. Bước sang năm 2010, theo đà khởi sắc của nền kinh tế thì tại Ngân hàng cũng đã có những chiến lược kinh doanh mới hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chung, chẳng hạn như Ngân hàng đã chủ động tiếp cận với khách hàng bằng các hình thức huy động lãi suất rất hấp dẫn như gửi nhiều tiền thì lãi suất được hưởng càng cao, nên càng ngày Ngân hàng càng có thêm nhiều khách hàng. Bên cạnh đó thì Ngân hàng cũng áp dụng lãi suất khá cao cho việc huy động vốn bằng GTCG để tạo sự đa dạng cho khách hàng. Tất cả các điều kiện trên đã làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng ngày càng dồi dào, từ đó Ngân hàng cũng có những phương án kinh doanh với nguồn vốn đó để tạo lợi nhuận cao hơn.
Về vốn điều chuyển: Khi nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vốn của khách hàng thì lúc này nguồn vốn điều chuyển là phương pháp tối ưu để giải quyết vấn đề thiếu vốn của Ngân hàng. Khác với nguồn vốn huy động thì vốn điều chuyển qua ba năm đều có xu hướng giảm đáng kể, năm 2009 tỷ lệ giảm 70,74% tương ứng với số tiền giảm 223.349 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 tỷ lệ giảm 100% tương ứng với số tiền giảm là 92.396 triệu đồng.
Nguyên nhân là năm 2008 nền kinh tế lạm phát cao, đẩy lãi suất lên cao nên người dân đã bất chấp sự an toàn vốn của mình đem đi đầu tư tại những tổ chức kinh doanh bất chấp rủi ro, mặt khác do người dân sợ đồng tiền mất giá nên không gửi tiền tại Ngân hàng mà thay vào đó là họ đầu tư vào vàng. Vì vậy tại Ngân hàng TMCP Công Thương Vĩnh Long không huy động được vốn nhiều, mà để tránh tình trạng mất niềm tin đối với khách hàng cần vốn, cho nên Ngân hàng đã bắt buộc sử dụng tới nguồn vốn điều chuyển, dẫn đến nguồn vốn điều chuyển năm 2008 lên đến 315.745 triệu đồng. Nhưng sang năm 2009, 2010 thì đã đổi khác, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thì tại Ngân hàng cũng có sự chuyển hướng kinh doanh mới với chính sách thu hút khách hàng bằng lãi suất và thưởng thêm quà tặng đã thu hút được khách hàng. Mặt khác do năm 2010 với chính sách không dùng tiền mặt trong thanh toán của chính phủ, thì tại Ngân hàng cũng đã áp dụng nhiều chương trình hấp dẫn đối với việc sử dụng thẻ của Ngân hàng, cho nên một khối lượng vốn lớn đã được huy động từ kênh phân phối này. Các điều này đã giải thích cho sự sụt giảm lượng vốn điều chuyển năm 2009 giảm so với năm 2008, và đến năm 2010 thì vốn huy động tại Ngân hàng đã đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng, vì vậy Ngân hàng không sử dụng tới vốn điều chuyển trong năm.