Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng tmcp công thương vĩnh long (Trang 70 - 74)

7. Kết luận (c ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.3.2.4.2.Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Để phân tích tình hình nợ quá hạn theo thời hạn qua 3 năm 2008 - 2010. Ta có bảng số liệu sau:

SVTH: Trần Thị Nga Trang 59

Bảng 13: NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VĨNH LONG QUA 3 NĂM (2008 – 2010)

(Đơn vị tính: Triệu đồng) CHÊNH LỆCH NĂM 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 1.673 10,68 1.568 7,22 151 4,14 -105 -6,28 -1.417 -90,37

Công nghiệp chế biến 3.103 19,80 3.591 16,54 180 4,94 488 15,73 -3.411 -94,99

Xây dựng 3.876 24,74 5.018 23,11 1.250 34,29 1.142 29,46 -3.768 -75,09

Thương mại dịch vụ 5.107 32,59 5.832 26,86 1.695 46,50 725 14,20 -4.137 -70,94

Vận tải 1.910 12,19 5.707 26,28 369 10,12 3.797 198,80 -5.338 -93,53

Tổng 15.669 100,00 21.716 100,00 3.645 100,00 6.047 38,59 -18.071 -83,22

Trong quan hệ vay vốn, việc khách hàng chậm trả nợ dẫn đến gia hạn, không trả được nợ là điều khó tránh khỏi và thường xuất phát từ yếu tố khách quan, song cũng có trường hợp lại xuất phát từ yếu tố chủ quan của chính người vay vốn. Trong bảng ta thấy tình hình nợ quá hạn tăng giảm không đồng đều qua các năm. Cụ thể:

 Ngành Nông nghiệp: tình hình nợ quá hạn của ngành này giảm đều qua ba năm. Năm 2008 tình hình nợ quá hạn của ngành là 1.673 triệu đồng, năm 2009 thì nợ quá hạn giảm còn là 1.568 triệu đồng, giảm 6,28% so với năm 2008 tức là giảm khoảng 105 triệu đồng. Năm 2010 nợ quá hạn của ngành giảm mạnh còn 151 triệu đồng, tức giảm 90,37% tương ứng giảm 1.417 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm 2009 và 2010 tình hình kinh tế khả quan hơn, nông sản có giá cả hơn, thời tiết thuận lợi nên nông hộ trúng mùa hơn và có lợi nhuận, trả nợ vay cho Ngân hàng. Mặt khác Ngân hàng luôn có những chính sách ưu đãi khi khách hàng trả nợ đúng hạn, Ngân hàng đã kết hợp với những cơ quan am hiểu về nông nghiệp để mở những lớp tập huấn kiến thức cho khách hàng.

 Công nghiệp chế biến: nhìn chung thì tình hình nợ quá hạn của ngành là tương đối lớn, đạt 3.103 triệu đồng chiếm khoảng 19,80% trong năm 2008. Năm 2009 nợ quá hạn là 3.591 triệu đồng, chiếm tỷ trọng hơn 16%. Tuy nhiên nợ quá hạn của ngành này giảm về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Cụ thể, trong năm 2010, tỷ trọng nợ quá hạn chỉ cón 4,94 %, nợ quá hạn là 180 triệu đồng giảm 94,99% so với năm 2009. Điều này cho thấy ngành này hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao nên ngân hàng cần quan tâm, ưu đãi phát triển tín dụng với ngành này hơn nữa. Nguyên nhân chính là do ngành này là ngành được Ngân hàng rất quan tâm đẩy mạnh cho vay, nên trong quá trình thẩm đinh, cán bộ không vi phạm vi chế cho vay bất chấp rủi ro chạy theo lợi nhuận. Và Ngân hàng cũng quan tâm đến khách hàng trong suốt quá trình của món vay, để kịp thời tư vấn cho khách hàng khi rủi ro xảy ra.

 Ngành xây dựng: tình hình nợ quá hạn của ngành này tăng giảm không đều qua ba năm. Năm 2008 tình hình nợ quá hạn của ngành này là 3.876 triệu đồng, năm 2009 thì nợ quá hạn tăng lên 5.018 triệu đồng, tăng 29,46% so với năm 2008 tương ứng tăng 1.142 triệu đồng. Đến năm 2010 thì tình hình nợ quá

hạn giảm mạnh chỉ còn 1.250 triệu đồng, tức giảm 75,09% so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2009 , ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế cùng với diễn biến bất thường của thời tiết nên thị trường vật liệu xây dựng cũng đầy biến động, tăng giảm khó lường… Bên cạnh đó, nhờ sự chuyên cần trong công tác thu nợ nên nợ quá hạn ngành này giảm mạnh trong năm 2010.

 Thương mại dịch vụ: tình hình nợ quá hạn của ngành này cũng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2008 tình hình nợ quá hạn của ngành này cao nhất chiếm hơn 30%, cụ thể đạt là 5.107 triệu đồng. Sang năm 2009 tăng 14,20% tương ứng tăng 725 triệu đồng so với năm 2008. Năm 2010 thì nợ quá hạn của ngành là 1.695 triệu đồng, giảm 70,94% so với năm 2009 tức là giảm 4.137 triệu đồng. Khi so sánh tốc độ tăng của nợ quá hạn với tốc độ tăng của DSCV và DSTN thì tình hình nợ quá hạn của ngành vẫn khá tốt.

 Ngành Vận tải: tình hình nợ quá hạn của ngành này tăng giảm không đều qua ba năm và giảm mạnh nhất vào năm 2010. Năm 2008 tình hình nợ quá hạn của ngành là 1.910 triệu đồng, năm 2009 thì nợ quá hạn ở mức rất cao là 5.707 triệu đồng, tăng đến 198,80% so với năm 2008 tức là tăng khoảng 3.797 triệu đồng. Năm 2010 nợ quá hạn của ngành giảm còn 369 triệu đồng, tức giảm 5.338 triệu đồng , tương ứng giảm 93,53% so với năm 2009. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này gặp khó khăn dẫn đến chậm trễ trong việc trả nợ. Năm 2009 và năm 2010 tình hình kinh tế khả quan hơn, với các chính sách của Chính phủ, sự trợ giúp từ chính quyền địa phương nên các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn và có lợi nhuận, trả nợ vay cho Ngân hàng. Và với sự nổ lực của Ngân hàng luôn đồng hành cùng khách hàng, bão lãnh để khách hàng có sự yên tâm khi đầu tư phương tiện, nên khi khách hàng kinh doanh tốt đã chủ động trả nợ đúng hạn, không để nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng tmcp công thương vĩnh long (Trang 70 - 74)