Đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng tmcp công thương vĩnh long (Trang 85 - 87)

7. Kết luận (c ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

6.2.3. Đối với Ngân hàng nhà nước

Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng, lành mạnh hóa các ngân hàng thương mại, đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp.

Ngân hàng nhà nước cần bổ sung và hoàn thiện một số chính sách cho vay, cơ chế nghiệp vụ phù hợp với tình hình thực tế của các ngân hàng thương mại và môi trường kinh tế mới.

Hiện nay Ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều và việc cạnh tranh giành thị phần lẫn nhau trên thương trường là điều không tránh khỏi. NHNN nên thường xuyên quản lý chặt chẽ các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long. Thông qua việc quản lý này sẽ hạn chế được một số trường hợp cạnh

tranh không lành mạnh như hạ thấp lãi suất hay nới lỏng điều kiện cho vay vốn để thu hút khách hàng.

6.2.4. Đối với cơ quan nhà nước

Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích đầu tư các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Tỉnh Vĩnh Long cần tổ chức các khóa đào tạo cho các doanh nghiệp từ nguồn ngân sách, các khóa bồi dưỡng trang bị cho doanh nghiệp những kiến thức cơ bản, những kinh nghiệm quản trị điều hành trong nền kinh tế thị trường áp dụng với từng loại hình doanh nghiệp.

Cần tạo điều kiện cho người dân chứng nhận quyền sử dụng đất để đi vay một cách nhanh chóng, tránh tình trạng thời gian kéo dài gây khó khăn cho việc hoàn thành thủ tục đi vay của người dân.

Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhà nước cần có những chính sách ưu đãi về thuế hơn nữa cũng như chính sách ưu tiên phát triển, hổ trợ triển khai sản phẩm dịch vụ mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.

2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2006), Tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.

3. Nguyễn Thị Mùi (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính.

4. Ths. Thái Văn Đại (2007). Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, tủ sách Đại học Cần Thơ.

5. Ths. Thái Văn Đại, Ths. Nguyễn Thanh Nguyệt (2008). Quản trị ngân hàng thương mại, tủ sách Đại học Cần Thơ.

6. Trần Đình Định (2008). Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.

7. Huỳnh Văn Thảo, ( 2008), “Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Ba Tri” .

8. Lê Thị Thu Hà, (2008). “Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng Xuất Nhập khẩu

chi nhánh Cần Thơ”.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng tmcp công thương vĩnh long (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)