Về lợi nhuận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng tmcp công thương vĩnh long (Trang 33 - 34)

7. Kết luận (c ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.3.3. Về lợi nhuận

Mục tiêu kinh doanh cuối cùng của Ngân hàng là đạt được lợi nhuận cao. Qua phân tích ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng cũng giống như thu nhập, chi phí đều tăng giảm liên tục. Cụ thể năm 2009 giảm 34,33% tương ứng với số tiền 4.303 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 288,36% tương ứng với số tiền 23.738 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2009 thu nhập giảm, chi phí giảm làm cho lợi nhuận của Ngân hàng cũng giảm theo. Mặt khác ảnh hưởng từ tác động của việc hỗ trợ lãi suất của chính phủ đối với doanh nghiệp, nên Ngân hàng không thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt động tín dụng này. Sang năm 2010 với quyết tâm đẩy lùi lạm phát của chính phủ thì nền kinh tế tiến triển tốt, người dân được nhiều thuận lợi trong vụ mùa. Bên cạnh đó, mục tiêu của Ngân hàng là phát triển kinh doanh đi đôi với lợi nhuận nên Ngân hàng rất thận trọng trong việc sử dụng vốn, đa số các khoản tín dụng đều đem lại lợi nhuận rất cao cho Ngân hàng, chẳng hạn như: cho vay dựa vào chu kỳ sản xuất, việc bán sản phẩm chéo, đầu tư GTCG…do đó đã góp phần tăng lợi nhuận của Ngân hàng.

Tóm lại lợi nhuận của Ngân hàng qua ba năm có biến động tăng giảm, nhưng cái giảm là không đáng kể, ngược lại thì thành tựu đạt được là đáng mừng. Điều này thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo và sự đoàn kết nhiệt tình của toàn thể nhân viên. Lợi nhuận của Ngân hàng đạt được khá tốt đã thể hiện vị trí của Ngân hàng ngày càng cao. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đã tạo được sự ưu ái tín nhiệm của khách hàng, vì Ngân hàng đã đáp ứng được vốn kịp thời trong lúc khách hàng cần, giúp khách hàng tránh tình trạng vay vốn nặng lãi ngoài thị trường tự do.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng tmcp công thương vĩnh long (Trang 33 - 34)