THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng tmcp công thương vĩnh long (Trang 34)

7. Kết luận (c ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

3.4.1. Thuận lợi

Ngân hàng Công Thương Vĩnh Long có được những thành tựu như ngày hôm nay là do sự nổ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Bên cạnh đó, còn tận dụng được nguồn lực sẵn có và phát huy tối đa mọi lợi thế của mình. Sau đây là một số thuận lợi của Ngân hàng trong quá trình kinh doanh:

Ngân hàng Công Thương Vĩnh Long có trụ sở đặt tại trung tâm Thành phố, tiếp giáp với nhiều tuyến giao thông, nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh, có lợi thế về huy động và cho vay.

Trong những năm gần đây thì Vĩnh Long phát triển không ngừng với nhiều dự án lớn mang tính quốc gia đã làm cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể ngày càng tăng.

Bước vào kỷ nguyên khoa học công nghệ, Ngân hàng đã có điều kiện tiếp cận với những thành tựu công nghệ tiên tiến nên đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

3.4.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn như sau:

Các năm vừa qua tình hình kinh tế thế giới diễn ra phức tạp đặc biệt là trong năm 2008 xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực tài chính.

Hiện nay trên địa bàn Vĩnh Long có rất nhiều Ngân hàng, và các Ngân hàng cạnh tranh với nhau rất quyết liệt, đặc biệt là cạnh tranh về lãi suất, thủ tục cho vay, chất lượng dịch vụ…vv, và đây là những đối thủ mạnh, có nguồn nội lực lớn. Hầu hết họ đều có một đội ngũ nhân viên trẻ đầy năng động trong việc

tìm kiếm và mở rộng khách hàng. Ngoài ra họ còn có nhiều chính sách huy động vốn rất hấp dẫn và đưa ra nhiều sản phẩm mới vừa phù hợp với nhu cầu, vừa phù hợp với điều kiện của người dân.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

CHI NHÁNH VĨNH LONG

4.1. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH VĨNH HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH VĨNH LONG QUA 3 NĂM (2008 - 2010)

4.1.1. Phân tích chung tình hình huy động vốn

Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho Ngân hàng cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Cũng như vậy, tại Ngân hàng TMCP Công Thương Vĩnh Long thì vấn đề vốn trở nên hết sức quan trọng, được xem như là vấn đề sống còn của Ngân hàng, bởi vì phần lớn thu nhập,chi phí của Ngân hàng từ nguồn vốn mang lại.

SVTH: Trần Thị Nga Trang 25

Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VĨNH LONG QUA 3 NĂM (2008 – 2010)

Đơn vị tính: triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 1.014.718 76,27 1.481.888 94,14 1.794.785 100,00 467.170 46,04 312.897 21,11 Vốn điều chuyển 315.745 23,73 92.396 5,87 0 0,00 -223.349 -70,74 -92.396 -100,00 Tổng nguồn vốn 1.330.463 100,00 1.574.284 100,00 1.794.785 100,00 243.821 18,33 220.501 14,01

Qua bảng 2, ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Vĩnh Long đều có biến động tăng lên đáng kể. Trong nguồn vốn của Ngân hàng thì được tạo lập từ hai nguồn chính đó là: vốn huy động và vốn điều chuyển, hai nguồn vốn này đã góp phần tạo nên sự lớn mạnh của Ngân hàng qua từng năm.

Về vốn huy động: Là nguồn vốn Ngân hàng huy động từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua các hình thức như: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành các GTCG…Nhìn chung nguồn vốn này có xu hướng tăng qua ba năm, cụ thể như sau: năm 2009 tăng 467.170 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 46,04% so với năm 2008, năm 2010 tăng 312.897 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 21,11% so với năm 2009. Như đã biết năm 2008 nền kinh tế gây rất nhiều trở ngại cho ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Vĩnh Long nói riêng, nên công tác huy động vốn tại Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng bước sang năm 2009 nền kinh tế đã được phục hồi là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng tăng cường công tác huy động vốn, mặt khác trong năm người dân cũng đã lấy lại niềm tin vào hoạt động của hệ thống Ngân hàng, nên họ đã ồ ạt tăng lượng tiền gửi tại Ngân hàng, do đó đã tạo sự tăng mạnh của nguồn vốn huy động trong năm. Bước sang năm 2010, theo đà khởi sắc của nền kinh tế thì tại Ngân hàng cũng đã có những chiến lược kinh doanh mới hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chung, chẳng hạn như Ngân hàng đã chủ động tiếp cận với khách hàng bằng các hình thức huy động lãi suất rất hấp dẫn như gửi nhiều tiền thì lãi suất được hưởng càng cao, nên càng ngày Ngân hàng càng có thêm nhiều khách hàng. Bên cạnh đó thì Ngân hàng cũng áp dụng lãi suất khá cao cho việc huy động vốn bằng GTCG để tạo sự đa dạng cho khách hàng. Tất cả các điều kiện trên đã làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng ngày càng dồi dào, từ đó Ngân hàng cũng có những phương án kinh doanh với nguồn vốn đó để tạo lợi nhuận cao hơn.

Về vốn điều chuyển: Khi nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vốn của khách hàng thì lúc này nguồn vốn điều chuyển là phương pháp tối ưu để giải quyết vấn đề thiếu vốn của Ngân hàng. Khác với nguồn vốn huy động thì vốn điều chuyển qua ba năm đều có xu hướng giảm đáng kể, năm 2009 tỷ lệ giảm 70,74% tương ứng với số tiền giảm 223.349 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 tỷ lệ giảm 100% tương ứng với số tiền giảm là 92.396 triệu đồng.

Nguyên nhân là năm 2008 nền kinh tế lạm phát cao, đẩy lãi suất lên cao nên người dân đã bất chấp sự an toàn vốn của mình đem đi đầu tư tại những tổ chức kinh doanh bất chấp rủi ro, mặt khác do người dân sợ đồng tiền mất giá nên không gửi tiền tại Ngân hàng mà thay vào đó là họ đầu tư vào vàng. Vì vậy tại Ngân hàng TMCP Công Thương Vĩnh Long không huy động được vốn nhiều, mà để tránh tình trạng mất niềm tin đối với khách hàng cần vốn, cho nên Ngân hàng đã bắt buộc sử dụng tới nguồn vốn điều chuyển, dẫn đến nguồn vốn điều chuyển năm 2008 lên đến 315.745 triệu đồng. Nhưng sang năm 2009, 2010 thì đã đổi khác, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thì tại Ngân hàng cũng có sự chuyển hướng kinh doanh mới với chính sách thu hút khách hàng bằng lãi suất và thưởng thêm quà tặng đã thu hút được khách hàng. Mặt khác do năm 2010 với chính sách không dùng tiền mặt trong thanh toán của chính phủ, thì tại Ngân hàng cũng đã áp dụng nhiều chương trình hấp dẫn đối với việc sử dụng thẻ của Ngân hàng, cho nên một khối lượng vốn lớn đã được huy động từ kênh phân phối này. Các điều này đã giải thích cho sự sụt giảm lượng vốn điều chuyển năm 2009 giảm so với năm 2008, và đến năm 2010 thì vốn huy động tại Ngân hàng đã đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng, vì vậy Ngân hàng không sử dụng tới vốn điều chuyển trong năm.

4.2.2. Các phương thức huy động vốn

Nguồn vốn của Ngân hàng rất đa dạng, được huy động dưới nhiều hình thức từ các tổ chức kinh tế, cá nhân. Thông qua nguồn vốn huy động, chúng ta có thể thấy được sự lớn mạnh của Ngân hàng, cụ thể ta đi sâu vào phần phân tích sau:

SVTH: Trần Thị Nga Trang 28

Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VĨNH LONG QUA 3 NĂM (2008 – 2010)

Đơn vị tính: triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. TGDN 378.117 37,26 635.963 42,92 746.739 41,61 257.846 68,19 110.776 17,42 Không kỳ hạn 218.500 57,79 375.098 58,98 246.701 33,04 156.598 71,67 -128.397 -34,23 Có kỳ hạn 159.617 42,21 260.865 41,02 500.038 66,96 101.248 63,43 239.173 91,68 2. TGTK 588.548 58,00 747.381 50,43 862.712 48,07 158.833 26,99 115.331 15,43 Không kỳ hạn 132.500 22,51 150.065 20,08 203.338 23,57 17.565 13,26 53.273 35,50 Có kỳ hạn 456.048 77,49 597.316 79,92 659.374 76,43 141.268 30,98 62.058 10,39 3. GTCG 44.741 4,41 93.044 6,28 174.247 9,71 48.303 107,96 81.203 87,27 4. TG của TCTD 3.312 0,33 5.500 0,37 11.087 0,62 2.188 66,06 5.587 101,58 Tổng 1.014.718 100,00 1.481.888 100,00 1.794.785 100,00 467.170 46,04 312.897 21,11

( Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Công Thương Vĩnh Long)

Trong đó:

TGDN: Tiền gửi doanh nghiệp TGTK: Tiền gửi tiết kiệm GTCG: Giấy tờ có giá

a. Tiền gửi Doanh nghiệp: đây là loại TG cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn, tiền gửi này là từ các doanh nghiệp hoặc các đơn vị kinh tế khác, họ thường gửi tiền vào Ngân hàng để thuận tiện cho việc kinh doanh và giao dịch, do đó loại TG này có hai hình thức:

TGKKH là loại TG mà khi gửi vào khách hàng có thể rút ra mà không cần báo trước cho Ngân hàng, vì vậy lãi suất trả cho TG này rất thấp. Khác với TGKKH của dân cư, loại TG này qua 3 năm biến động không ổn định, năm 2009 tăng 156.598 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 71,67%. Được sự hỗ trợ lãi suất của chính phủ nói chung và của Ngân hàng TMCP Công Thương Vĩnh Long nói riêng, các TCKT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tăng sản phẩm sản xuất, có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên có nhiều tiến triển, lợi nhuận đạt được khá cao trong năm 2009, cho nên các doanh nghiệp đã tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi gửi vào Ngân hàng để thu lãi thêm. Nhưng bước sang năm 2010, đối nghịch với năm 2009, loại TG này giảm xuống 128.397 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 34,23% so với năm 2009. Nguyên nhân là các doanh nghiệp ở Vĩnh Long thường có qui mô nhỏ và vừa chiếm số đông nên có tính chất hoạt động sản xuất mang tính chu kỳ ngắn hạn, trong năm 2010 các doanh nghiệp này cùng hoà mình phát triển chung với kinh tế cả nước, muốn mở rộng thêm, mua sắm nhiều trang thiết bị, cho nên họ cần vốn để đầu tư, vì vậy lượng tiền nhàn rỗi của các TCKT đã giảm hẳn tại Ngân hàng .

TGCKH là loại TG mà khi khách hàng gửi vào Ngân hàng vì mục đích sinh lợi khi thừa vốn tạm thời chưa sử dụng tới. Khoảng TG này phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng và không tác động nhiều đến nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Nhìn chung loại TG này qua ba năm đều có sự tăng mạnh, năm 2009 tăng 101.248 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 63,43% so với năm 2008, năm 2010 tăng 239.173 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 91,68% so với năm 2009. Đạt được nguôn vốn dồi dào này là thành tích xuất sắc của Ngân hàng đã chủ động có những chiến lược tiếp cận khách hàng. Mặt khác năm 2009 và năm 2010 các doanh nghiệp đã được hỗ trợ vốn mở rộng sản xuất nên các dự án từ nguồn vốn trung và dài hạn đã đem lại nguồn lợi nhuận lớn. Thêm vào đó lãi suất TGKKH không cao hơn lãi suất TGCKH nên các doanh nghiệp đã chuyển từ hình thức đầu tư TGKKH sang đầu tư TGCKH.

b. Tiền gửi Khách hàng: Qua bảng 3 ta thấy nguồn vốn huy động liên tục tăng, trong đó TG từ dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng . TG từ dân cư gồm có TGKKH và TGCKH.

TGKKH này bao gồm tiền gửi qua các tài khoản thẻ và TGTKKKH. Tiền qua tài khoản thẻ của dân cư chủ yếu dùng để thanh toán và chuyển khoản. Tiền gửi TKKKH khách hàng gửi vào Ngân hàng vì mục tiêu tiết kiệm an toàn hơn là sinh lời. Loại TG này qua 3 năm đều tăng, năm 2009 tăng 17.565 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 13,26% so với năm 2008, năm 2010 tăng 53.273 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 35,50% so với năm 2009. Điều này cũng rất hiển nhiên vì năm 2008 nền kinh tế ổn định, người dân không tin vào sự hoạt động của hệ thống Ngân hàng nên còn e dè gửi tiền, sang năm 2009 với chính sách lãi suất cao để huy động vốn nên đã thu hút được người dân tăng lượng tiền gửi TKKKH để hưởng lãi suất, mặt khác để người dân có thể nhanh chóng đáo hạn với thời gian ngắn, do đó TGKKH sang năm 2009 tăng so với năm 2008. Và sang năm 2010, người dân đã hoàn toàn lấy lại niềm tin, cùng với những chính sách chủ trương đúng của Ban lãnh đạo làm cho công tác huy động vốn rất thuận lợi. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã đáp ứng được các nhu cầu tiện ích của người dân, đem lại cho khách hàng sự hài lòng thoả đáng bằng cách Ngân hàng đã liên kết với các chủ doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ thanh toán bằng thẻ, trả lương vào tài khoản…đó là lý do lượng TGKKH năm 2010 tăng mạnh.

TGCKH đây là hình thức huy động theo kiểu truyền thống của Ngân hàng, hình thức gửi tiền này tạo cho Ngân hàng có nguồn vốn ổn định, Ngân hàng có thể chủ động chủ động sử dụng nguồn vốn này trong hoạt động tín dụng. Nhìn chung loại tiền gửi này qua ba năm tăng lên rất nhiều,năm 2009 tăng 141.268 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 30,98% so với năm 2008, năm 2010 tăng 62.058 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 10,39% so với năm 2009. Đó là sự nổ lực phấn đấu hết mình của các thành viên trong Ngân hàng, họ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tháng, quý. Ngoài ra các cán bộ không ngại xa xôi, xuống đến xã phường để tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu và có sự tin tưởng. Bên cạnh đó Ngân hàng luôn có những chính sách khuyến mãi cho những khách hàng truyền thống luôn sát cánh với Ngân hàng. Đồng thời, để thu hút khách hàng mới, Ngân hàng luôn có những sản phẩm hấp dẫn như đưa ra nhiều loại lãi suất

khác nhau để người dân chọn phù hợp. Và Ngân hàng thường xuyên mở những lớp tập huấn trình độ chuyên môn, để từ đó các cán bộ phát huy khả năng của mình để tư vấn cho khách hàng, tạo cho khách hàng sự yên tâm khi gửi tiền vào Ngân hàng .

c. Giấy tờ có giá: Khi cần huy động số vốn lớn thì Ngân hàng có thể phát hành các loại GTCG như: kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích, trái phiếu Ngân hàng. Lượng tiền huy động bằng kênh này cũng tăng qua ba năm. Năm 2009 tăng 48.303 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 107,96% so với năm 2008, là do năm 2008 người dân không đầu tư nhiều vì nền kinh tế bất ổn, năm 2009 thị trường hoạt động tốt nên mọi người mạnh dạn đầu tư. Bên cạnh đó lãi suất từ GTCG của Ngân hàng cũng hấp dẫn, mặt khác với những thủ tục khá đơn giản để giúp khách hàng dễ dàng chiết khấu GTCG khi cần vốn gấp, với những ưu điểm như vậy nên việc phát hành GTCG của Ngân hàng cũng gặp nhiều thuận lợi. Sang năm 2010 lượng tiền này cũng tăng 81.203 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 87,27% so với năm 2009, là do năm 2010 nhu cầu vốn của người dân rất cao, thay vì cần sự điều chuyển vốn hoặc vay từ các TCTD khác với chi phí khá cao thì Ngân hàng đã chọn phương án phát hành GTCG để giảm chi phí.

d. Tiền gửi của tổ chức tín dụng: Trong hoạt động của hệ thống NHTM thì cũng giống như những ngành nghề khác, thì việc thừa vốn hay thiếu vốn trong một thời gian ngắn cũng là điều bình thường. Vì có những lúc nguồn vốn huy động vào ít, không đáp ứng được nhu cầu thanh khoản thì bắt buộc Ngân hàng đi vay từ các Ngân hàng khác và ngược lại. Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Vĩnh Long thì TGTCTD cũng liên tục tăng qua ba năm, năm 2009 tăng 2.188

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng tmcp công thương vĩnh long (Trang 34)