Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng tmcp công thương vĩnh long (Trang 65 - 68)

7. Kết luận (c ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.3.2.3.2. Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế

Ta có bảng kết quả về dư nợ theo ngành kinh tế qua ba năm 2008 - 2010 như sau:

SVTH: Trần Thị Nga Trang 54

Bảng 11: DƯ NỢ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VĨNH LONG QUA 3 NĂM (2008 – 2010)

(Đơn vị tính: Triệu đồng) CHÊNH LỆCH NĂM 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 81.081 16,62 166.459 21,00 131.997 11,55 85.378 105,29 -34.462 20,70 Công nghiệp chế biến 49.501 10,15 120.124 15,16 396.875 34,73 70.623 142,67 276.751 230,39

Xây dựng 141.935 29,10 167.641 21,15 21.471 1,88 25.706 18,11 -146.170 -87,19

Thương mại dịch vụ 116.549 23,89 244.549 30,85 565.288 49,46 128.000 109,83 320.739 131,16

Vận tải 98.732 20,24 93.807 11,84 27.216 2,38 -4.925 -4,99 -66.591 -70,99

Tổng 487.798 100,00 792.580 100,00 1.142.847 100,00 304.782 62,48 350.267 44,19

 Ngành nông nghiệp: Trong năm 2008, dư nợ cho vay là 81.081 triệu đồng, chiếm 16,62% trong tổng số dư nợ cho vay theo ngành kinh tế. Năm 2009, đạt 166.459 triệu đồng chiếm 21,00%, so với năm 2008 tăng 85.378 triệu đồng, tương ứng tăng 105,29%. Sang năm 2010, dư nợ cho vay là 131.997 triệu đồng, chiếm 11,55% tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay, so với năm 2009 giảm 34.462 triệu đồng, tương ứng giảm 20,70%. Nguyên nhân là do Ngân hàng không đẩy mạnh cho vay trong năm 2010, và công tác thu nợ rất thuận lợi do đó DNCV của ngành này giảm.

 Công nghiệp chế biến: Đây là ngành được sự quan tâm của Ngân hàng. Dư nợ của ngành tăng đều qua các năm. Năm 2008 dư nợ của ngành này là 49.501 triệu đồng, năm 2009 thì dư nợ tăng 142,67% so với năm 2008 tức là tăng 70.623 triệu đồng. Năm 2010 thì dư nợ của ngành đạt 396.875 triệu đồng, tăng 230,39% so với năm 2009 tức là tăng 276.751 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ tăng qua các năm, vì các doanh nghiệp xuất khẩu làm ăn không thuận lợi, thua lỗ. Nên họ trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Mặt khác, Ngân hàng cũng chú trọng cho vay ngành này khá cao, hơn nữa tại Ngân hàng có mức lãi suất khá thấp cho nên khách hàng đã lợi dụng chịu vi phạm nguyên tắc vay với lãi suất phạt nhưng vẫn thấp hơn so với các ngân hàng khác, nên không chịu trả nợ đúng hạn, đẩy DNCV tăng lên.

 Ngành xây dựng: Tỷ trọng của ngành xây dựng giảm đều qua các năm nhưng vẫn luôn đứng khá cao. Tuy nhiên, dư nợ của ngành này vẫn tăng qua các năm. Cụ thể, dư nợ của ngành năm 2009 là 167.641 triệu đồng tăng 18,11% tức là tăng 25.706 triệu đồng so với năm 2008. Năm 2010 dư nợ đạt 21.471 triệu đồng, giảm 87,19% so với năm 2009 tức là giảm 146.170 triệu đồng. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn khách hàng không có đủ khả năng trả nợ khi đến hạn. Nguyên nhân chủ quan của Ngân hàng là do cán bộ đã lợi dụng quan hệ quen biết, không kiên quyết trong công tác thu nợ.

 Ngành thương mại dịch vụ: dư nợ của ngành này có xu hướng tăng đều qua các năm. Dư nợ của ngành năm 2008 là 116.549 triệu đồng, đến năm 2009 thì dư nợ tăng 109,83% so với năm 2008 tức là tăng 128.000 triệu đồng. Năm 2010 thì dư nợ của ngành tăng lên đạt 565.288 triệu đồng, tăng 131,16% so với năm 2009 tức là tăng 128.000 triệu đồng. Nguyên nhân là do ngành này hoạt

động rất có hiệu quả trong những năm gần đây, trả nợ đúng hạn. Nên Ngân hàng đã mở rộng tín dụng đối với ngành này, gia tăng DSCV lên để đáp ứng nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Ngành vận tải: nhìn chung dư nợ của ngành này giảm mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2008 dư nợ của ngành đạt 98.732 triệu đồng, đến năm 2009 tỷ trọng của ngành là 11,84% và đạt 93.807 triệu đồng, giảm 4,99% hay giảm 4.925 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010, chiếm tỷ trọng 2,38%, dư nợ của ngành này đạt 27.216 triệu đồng tiếp tục giảm 70,99%, tương ứng 66.591 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do Ngân hàng chú trọng phát triển những ngành trọng điểm của khu vực, nên dư nợ ngành này giảm qua các năm về tỷ trọng. Mặt khác công tác thu nợ của Ngân hàng khá tốt, và do sự cạnh tranh của Ngân hàng với các ngân hàng khác, cho nên Ngân hàng đã chủ động tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng trả nợ đúng hạn chẳng hạn như: nếu khách hàng trả nợ đúng hạn, khi vay lại thì Ngân hàng sẽ đứng bão lãnh cho khách hàng khi mua sắm phương tiện mới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng tmcp công thương vĩnh long (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)