Phẩm chất đạo đức thƣờng phản ánh thái độ của một cá nhân đối với các vấn đề liên quan đến họ nhƣ: gia đình, xã hội, pháp luật, bạn bè, đồng nghiệp… Lối sống thuộc về cá nhân, cá tính của mỗi ngƣời, bị ảnh hƣởng bởi môi trƣờng xung quanh nhƣ gia đình, nơi sinh sống, giáo dục, văn hóa, đặc biệt là truyền thông. Từ đó cho thấy, đánh giá lối sống của công chức cũng thể hiện nhận thức, thái độ của họ đối với công việc, đối với nhân dân, đối với cấp trên, cấp dƣới, đồng nghiệp và đối với chính bản thân. Tác phong và lề lối làm việc cũng phản ánh một phần, giúp nhận biết về lối sống, bởi tác phong thể hiện qua cử chỉ, hành động; lề lối làm việc thể hiện qua lời nói, hành động, tác phong nhƣ: giữ theo nếp cũ, cải tiến, tìm tòi cái mới, sáng tạo, bảo thủ, cổ hủ, trì trệ…
Mặc dù đƣợc sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội cũng nhƣ trong các quy định pháp luật nhƣng cho đến nay chƣa có định nghĩa chính thức về “ý thức tổ chức kỷ luật”. “Ý thức tổ chức kỷ luật” thƣờng đƣợc đề cập đến từ một số khía cạnh nhƣ: chấp hành pháp luật; chấp hành các quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác; chấp hành các quy định của Đảng nếu cán bộ, công chức là đảng viên; chấp hành kỷ luật về thời gian lao động… Vì cắt nghĩa chƣa rõ về nội dung, nội hàm của “ý thức tổ chức kỷ luật” nên trong đánh giá công chức đều nêu chung chung, không chỉ ra đƣợc các khía cạnh cụ thể của ý thức tổ chức kỷ luật. Theo đó, đánh giá ý thức tổ chức kỷ luật của mỗi công chức thể hiện trên một số phƣơng diện sau:
Thứ nhất, sự hiểu biết, nhận thức của công chức đối với các quy định
điều công chức không đƣợc làm và các quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đang công tác.
Thứ hai, hiểu biết, nhận thức phải đƣợc thể hiện bằng các hành động,
hoạt động cụ thể của công chức trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao. Theo đó, đánh giá về ý thức tổ chức kỷ luật của công chức thể hiện qua hành động, hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên thực tế.
Thứ ba, nhận thức đúng nhƣng hành động không đúng thì không thể
đánh giá công chức đó có ý thức tổ chức kỷ luật cao (hoặc tốt); ngƣợc lại, hạn chế cả về nhận thức và hành động thì không thể đánh giá tốt (hoặc cao) về ý thức tổ chức kỷ luật của công chức. Nói cách khác, đánh giá về ý thức tổ chức kỷ luật của công chức là sự thống nhất giữa nhận thức với hành động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao.