Nội dung của phát triển doanh nghiệp ôtô

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp ô tô tại việt nam (Trang 26)

5. Bố cục của luận văn

1.4.2. Nội dung của phát triển doanh nghiệp ôtô

Doanh nghiệp ô tô sử dụng nhiều vốn và tri thức, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội của các nước phát triển. Hiện nay, nhu cầu ô tô bùng nổ, kéo theo sự gia tăng số lƣợng quốc gia sản xuất ô tô, trong khi sự liên kết của các lực lƣợng trên thị trƣờng ô tô không ngừng thay đổi (Saberi, 2018). Vai trò của ngành doanh nghiệp ô tô trong sự phát triển của nền kinh tế hiện đại và triển vọng đối với sự phát triển đƣợc xác định bởi vị trí của phƣơng tiện giao thông trong cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc thật khó tƣởng tƣợng mà không có sự phát triển của doanh nghiệp ô tô. Theo hiệp Hội các nhà sản xuất ô tô thế giới vào năm 2017, 73,4 triệu ô tô và 23,84 triệu xe tải đƣợc sản xuất trên thế giới. Theo quốc tế ƣớc tính, doanh thu trung bình hàng năm của doanh nghiệp ô tô thế giới là hơn 2,75 nghìn tỷ EUR, tƣơng ứng với 3,65% GDP thế giới. Doanh nghiệp ô tô trong mƣời năm 2007-2017 đã tăng sản lƣợng 25%. Ô tô là một trong những sản phẩm xuất khẩu lớn nhất thế giới, vƣợt qua doanh thu từ dầu mỏ. Ngành công nghiệp này cũng là một ngành đổi mới sáng tạo, đầu tƣ hơn 84 tỷ EUR vào R&D và sản xuất. Vì vậy, trong số 2.500 công ty hàng đầu về R&D, ba lãnh vực nổi trội là dƣợc phẩm và công nghệ sinh học, sản xuất thiết bị và doanh nghiệp ô tô.

14

Trong nền kinh tế của các nước phát triển, ngành công nghiệp ô tô tăng trưởng 1% khiến GDP tăng 1,5%. Các doanh nghiệp ô tô tiêu thụ lƣợng lớn sắt, thép, nhôm, nhựa, thủy tinh, thảm, hàng dệt may, chip máy tính, cao su… Theo thống kê, khoảng 1/2 sản lƣợng dầu, cao su của thế giới, khoảng 1/4 sản lƣợng thủy tinh và 1/6 sản lƣợng thép đƣợc tiêu thụ bởi doanh nghiệp ô tô. Ngành này đứng thứ hai sau chế tạo máy bay về khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ của các ngành khác. Gián tiếp tác động của doanh nghiệp ô tô lên GDP tăng cƣờng thông qua các ngành liên quan, đƣợc cung cấp bởi các đơn đặt hàng từ doanh nghiệp ô tô. Ngành công nghiệp ô tô ở các nƣớc phát triển là ngành hàng đầu của chế tạo máy. Không có một nền kinh tế lớn nào không có ngành công nghiệp ô tô lớn. Tỷ trọng của ngành công nghiệp ô tô trong GDP của các nƣớc phát triển dao động từ 5-10%. Thị phần của ngành này trong sản xuất chế tạo máy của Đức là 14%, Nhật Bản là 12%, Hàn Quốc là 10%. Một USD đầu tƣ vào doanh nghiệp ô tô làm tăng trung bình tổng sản phẩm quốc nội thêm ba USD. Theo nhiều dự báo khác nhau đến năm 2030, tổng doanh thu của doanh nghiệp ô tô đang tăng lên đáng kể và ngành này sẽ mang lại thu nhập thêm thêm 30% tƣơng đƣơng 1,5 nghìn tỷ USD. Trong khi doanh thu từ bán xe truyền thống, bảo dƣỡng sau bán hàng và bán phụ tùng thay thế sẽ chiếm khoảng 5,2 nghìn tỷ USD. Theo đó, những khoản thu này có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng hàng năm của ngành lên 4,4%. Hiệu suất tổng hợp của doanh nghiệp ô tô toàn cầu cho phép Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô thế giới (OICA) đánh giá đây là nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới. Các chuyên gia về thị trƣờng ô tô dự báo tốc độ tăng trƣởng hàng năm của thị trƣờng ô tô thế giới khoảng 3,6%, tƣơng ứng với GDP thế giới.

Doanh nghiệp ô tô ở nước càng phát triển thì tỷ trọng sản xuất trong GDP càng cao. Điều quan trọng là mức độ phát triển của nền kinh tế đất nƣớc đặc trƣng bởi quy mô và cơ cấu xuất nhập khẩu. Trong cơ cấu của ngành công nghiệp ở Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, tỷ trọng ngành kỹ thuật, bao gồm cả ô tô, dao động từ 25 đến 40%. Ở các nƣớc đang phát triển, con số này là dƣới 10%. Nền kinh tế càng hiệu quả thì tỷ trọng xuất khẩu càng lớn và cơ cấu xuất khẩu có nhiều sản phẩm

15

công nghệ cao hơn và ít nguyên liệu thô hơn. Về xuất khẩu hàng hóa tính theo đầu ngƣời, các nƣớc này nằm trong số 10 nƣớc xuất khẩu hàng đầu. Cơ cấu hàng xuất khẩu của các nƣớc bao gồm ô tô và máy bay, máy móc thiết bị, máy vi tính và các thiết bị điện tử khác, đồ gia dụng tinh xảo... Phần lớn xuất khẩu từ các nƣớc này là ô tô, phụ tùng và phụ kiện. Chính lƣợng xuất khẩu máy móc thiết bị của các nƣớc này đƣợc coi là chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ phát triển công nghệ.

2014 là mốc thời gian đánh dấu sự thay đổi từ động cơ đốt trong (ICE) sang xe hybrid (HV) và đặc biệt là xe điện (EV). Xe điện chạy bằng pin (BEV) không tiêu thụ xăng hoặc tạo ra khí thải CO2, thân thiện môi trƣờng với giá cả trong tầm tay ngƣời tiêu dùng bình thƣờng. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn là liệu lợi thế về môi trƣờng có lớn hơn tác động kinh tế hay không, chẳng hạn nhƣ việc làm. Việc chuyển sang sử dụng xe điện và giảm động cơ có thể sẽ gây ra những hậu quả đáng kể đối với ngành lắp ráp ô tô và sản xuất linh kiện, đặc biệt là ở Liên minh châu Âu (EU), nơi doanh nghiệp ô tô đóng vai trò quan trọng đối với sự thịnh vƣợng của các quốc gia thành viên. Theo EU, lĩnh vực ô tô cung cấp việc làm trực tiếp và gián tiếp cho 13,8 triệu ngƣời châu Âu, chiếm 6,1% tổng số việc làm. Trong số này, có 3,5 triệu công việc trực tiếp và gián tiếp trong lĩnh vực sản xuất, 4,5 triệu công việc bán hàng và bảo trì, và 5,1 triệu công việc vận tải. Cụ thể hơn, 2,6 triệu ngƣời làm việc trong lĩnh vực sản xuất trực tiếp xe có động cơ, chiếm 8,5% việc làm của EU trong lĩnh vực sản xuất và phần việc làm này là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách. Theo kiến thức về kỹ thuật, hệ thống truyền động điện thông thƣờng có 200 phụ tùng trong khi động cơ đốt trong có hơn 1,400 phụ tùng. Vì vậy, để lắp ráp một động cơ điện cần ít hơn 50% diện tích nhà xƣởng, 40% lƣợng công việc, 30% lƣợng thời gian. EV chứa ít linh kiện hơn đáng kể so với ô tô có động cơ, do đó, dự kiến sẽ giảm đáng kể việc làm, đặc biệt là trong lĩnh vực cung ứng.

Trong đại dịch Covid-19, năm 2020 doanh số bán xe có động cơ giảm mạnh, doanh số bán xe điện tăng. Theo thống kê về số liệu ô tô toàn cầu của Global Automotive Industry Overview (2021), năm 2020, sản lƣợng xe có động cơ trên toàn thế giới giảm mạnh, giảm 15,4% so với năm trƣớc do các biện pháp hạn chế đi

16

lại và sự suy giảm tổng thể trong hoạt động kinh tế do đại dịch Covid-19. Xe du lịch giảm sản lƣợng đáng kể hơn xe thƣơng mại, với mức giảm lần lƣợt là 16,9% và 11,6%. Đây là năm thứ ba liên tiếp sản xuất xe ô tô toàn cầu tăng trƣởng âm. Ngƣợc lại, doanh số bán xe điện toàn cầu tăng 39% vào năm 2020, lên 3,2 triệu chiếc, nâng tổng lƣợng EV toàn cầu lên 11,3 triệu chiếc.

Hình 1.4. Số lƣợng sản xuất xe toàn cầu 2019-2020 (nguồn: Knoema)

Số liệu thống kê mới nhất từ OICA cho thấy sự sụt giảm sản lƣợng lớn trên tất cả các khu vực sản xuất, trong đó mức giảm đáng kể nhất ở Mỹ Latinh (24,8%), Tây Âu (24%) và Bắc Mỹ (20,3%).

17

Hình 1.5. Số lƣợng bán xe toàn cầu 2019-2020 (nguồn: Knoema)

Dữ liệu doanh số bán xe cho thấy câu chuyện tƣơng tự, với doanh số bán xe du lịch năm 2020 giảm 15,9% so với cùng kỳ năm ngoái và doanh số xe thƣơng mại giảm 8,7%. Tại một số khu vực trên thế giới, doanh số bán xe du lịch giảm hơn 20%

so với mức của năm 2019; bao gồm Mỹ Latinh (giảm 29,3%), khu vực Hiệp định

Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA – North American Free Trade Agreement) (28,9%), châu Phi (24,7%) và Tây Âu (21,1%).

18

Hình 1.6. Số liệu thƣơng mại ô tô toàn cầu 2019-2020 (nguồn: Knoema) Thƣơng mại xuất khẩu cũng bị ảnh hƣởng bởi các hạn chế corona virus năm 2020 nhằm mục đích làm chậm sự lây lan của virus. Xuất khẩu xe có động cơ gần nhƣ bế tắc hoàn toàn ở Đông Âu, Mỹ Latinh và Trung Đông, nơi tổng xuất khẩu xe hàng năm thấp hơn 97% so với năm 2019. Các khu vực khác xuất khẩu giảm từ 40– 50%.

19

20

Trong bối cảnh thị trường xe có động cơ tổng thể thu hẹp vào năm 2020, xuất khẩu và doanh số trên thị trường xe điện toàn cầu ghi nhận mức tăng trưởng sinh lợi. Doanh số bán xe điện toàn cầu tăng 39% so với năm 2019, trong khi xuất khẩu xe điện tăng 18%. Đức hiện đứng thứ hai về doanh số bán xe điện, sau Trung Quốc, vƣợt qua Hoa Kỳ vào năm 2020. Na Uy là quốc gia đứng đầu về thị phần bán xe điện, với 75% ô tô bán ra tại nƣớc này, tiếp theo là Thụy Điển (32%), Hà Lan (25%) và Đan Mạch (16%).

1.4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển doanh nghiệp ô tô

Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển doanh nghiệp ô tô đƣợc hiểu nhƣ sau: thị trƣờng, sản xuất phụ tùng, nguồn nhân lực, kỹ thuật và công nghệ, vận dụng các quy định của Chính phủ.

Yếu tố thị trường đƣợc đề xuất bởi nghiên cứu của Timothy J. Sturgeon trong khuôn khổ báo cáo chuẩn bị cho Viện chiến lƣợc phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Việt Nam và Dự án Chiến lƣợc Công nghiệp tầm trung – Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc năm 2001 đã phân loại thị trƣờng ô tô thành ba khu vực chính: (1) Các khu vực thị trƣờng hiện tại lớn (LEMA – Large Existing Market Areas) chẳng hạn nhƣ Hoa Kỳ, Canada, Tây Âu, Nhật Bản và Úc; (2) Kế các khu vực thị trƣờng hiện tại lớn (PLEMA – Peripheral to Large Existing Market Areas) chẳng hạn nhƣ Mexico, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Đông Âu; và (3) Thị trƣờng lớn mới nổi (BEM – Big Emerging Markets) chẳng hạn nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nga và Brazil. Tại khu vực thị trƣờng mới nổi tuy hấp dẫn về mức lƣơng và tỷ lệ xe trên 1000 dân song hạn chế vì dung lƣợng thị trƣờng phân mảnh và năng lực nghiên cứu phát triển cũng nhƣ năng lực sản xuất. Cũng theo nghiên cứu của Timothy J. Sturgeon và cộng sự (2011) xác định quy mô thị trƣờng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế các nƣớc đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.

Ngoài ra, yếu tố khả năng cạnh tranh và quy mô thị trường đƣợc xác định trong nghiên cứu Kenichi (2007) dựa vào chuyến đi tham quan doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản năm của 38 doanh nghiệp đƣợc phỏng vấn cho thấy công nghiệp hỗ

21

trợ (CNHT) Việt Nam còn kém phát triển so với Thái Lan và Malaysia. Trong đó, khả năng cạnh tranh và quy mô thị trƣờng là hai yếu tố quyết định cho sự phát triển doanh nghiệp ô tô Việt Nam. Đối với khả năng cạnh tranh, ba nhân tố chất lƣợng, chi phí và giao hàng đóng vai trò quan trọng. Đối với quy mô thị trƣờng, cần tăng sản lƣợng để giảm giá thành nhằm đạt đƣợc quy mô thị trƣờng. Sáu yếu tố cần đƣợc thúc đẩy để có thể phát triển công nghiệp hỗ trợ là (1) Nguồn nhân lực, (2) Chính sách thuế và thuế quan, (3) Môi trƣờng chính sách ổn định, (4) Thu hẹp khoảng cách thông tin giữa nhà sản xuất nƣớc ngoài và nhà cung cấp Việt Nam, (5) Tiêu chuẩn công nghiệp, (6) Tiêu chuẩn an toàn.

Thêm vào đó, quy mô thị trường và sự tăng trưởng ổn định, kỹ thuật còn

đƣợc đề cập trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Thủy và các cộng sự (2016)

xác định quy mô thị trƣờng và sự tăng trƣởng ổn định là những yếu tố quan trọng đối với ngành ô tô và phụ tùng ô tô. Điều này phụ thuộc phần lớn vào các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ và nỗ lực của các nhà lắp ráp để duy trì sản xuất ô tô sau năm 2018. Khi quy mô thị trƣờng đạt đến mức chắc chắn, các nhà sản xuất sẽ tăng cƣờng mua phụ tùng tại chỗ, phát triển nhà cung cấp cấp một và tạo hiệu ứng lan tỏa để phát triển mạng lƣới nhà cung cấp cấp hai và cấp ba. Kết quả điều tra từ các nhà lắp ráp và nhà cung cấp cấp một cho thấy rằng kỹ năng kỹ thuật là không phải là vấn đề lớn của các doanh nghiệp Việt Nam, mà là tham gia vào chuỗi cung ứng ô tô có chi phí cao, kỹ năng quản lý thấp (sản xuất, chất lƣợng, tồn kho, con ngƣời...), và nhận thức của họ về an toàn, môi trƣờng. Để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển của ngành ô tô và phụ tùng ô tô do Chính phủ đề ra, bên cạnh nỗ lực của khối doanh nghiệp, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ. Đồng thời đề xuất một số chính sách và các hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nhƣ các chƣơng trình mà JICA (Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) đã thực hiện cho đến nay.

Yếu tố sản xuất phụ tùng, nguồn nhân lực, kỹ thuật và công nghệ đã đƣợc Nguyễn Đức Bảo Long và các cộng sự (2015) đề cập khi xây dựng chiến lƣợc

22

nghiệp hỗ trợ, (2) Trung tâm cung cấp phụ tùng, (3) Nguồn nhân lực, (4) Nghiên cứu và phát triển và (5) Chính sách của chính phủ.

Ngoài ra, yếu tố công nghệ còn đƣợc đề cập trong chiến lƣợc ngành công nghiệp ô tô 2017-2021 và tầm nhìn đến 2027 của Thái Lan với slogan “Thái Lan là trung tâm R&D ô tô xanh toàn cầu nơi sáng tạo thêm giá trị cho nền kinh tế”, với (1) Quan hệ đối tác và kết nối toàn cầu, (2) Hỗ trợ và chính sách chính phủ, (3) Viện nghiên cứu chính sách và phát triển định hƣớng hệ thống với Mục tiêu Thái Lan 4.0, Công nghệ 4.0 và Xe ô tô thế hệ tiếp theo.

Yếu tố công nghệ & kỹ thuật, thị trường, phát triển nguồn lực con người còn đƣợc đề suất trong kế hoạch ô tô quốc gia Malaysia (NAP – National Automotive Plan) ban hành năm 2006, sửa đổi lần đầu năm 2009, lần thứ hai năm 2014 nhằm giảm phát thải CO2 và thúc đẩy phƣơng tiện sử dụng năng lƣợng hiệu quả (EEV – Energy Efficient Vehicle) và định vị Malaysia là trung tâm EEV của khu vực ASEAN vào năm 2020, đƣợc xây dựng dựa trên ba hƣớng chính: (1) Đầu tƣ, (2)

Công nghệ và kỹ thuật, và (3) Mở rộng thị trường. NAP cũng nhấn mạnh vào ba chiến lƣợc chính: (1) Phát triển chuỗi cung ứng, (2) Phát triển nguồn lực con người

và (3) An toàn, bảo vệ môi trƣờng. NAP sửa đổi lần thứ tƣ năm 2020 nhằm mục đích tăng cƣờng trong kỷ nguyên chuyển đổi công nghiệp kỹ thuật số bằng cách tập trung vào Phƣơng tiện thế hệ tiếp theo (NxGV), Cách mạng Công nghiệp 4.0 (IR 4.0) và Dịch vụ di chuyển (MaaS) để Malaysia dẫn đầu khu vực về sản xuất, kỹ thuật và công nghệ. NAP 2020 tập trung vào phát triển Malaysia nhƣ một trung tâm về phƣơng tiện sử dụng năng lƣợng hiệu quả thông qua việc phát triển năng lực R&D về các công nghệ liên quan nhƣ tiết kiệm nhiên liệu, vật liệu nhẹ, viễn thông, công cụ và thiết kế phụ tùng.

1.4.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp ô tô

Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có 4 tiêu chí: (1) Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu nội địa, (2) Sản lƣợng xe sản xuất trong nƣớc,

23

(3) Lƣợng xuất khẩu xe nguyên chiếc & phụ tùng, (4) Tỷ lệ nội địa hóa – Công nghiệp hỗ trợ.

Chiến lƣợc ngành công nghiệp ô tô 2017-2021 và tầm nhìn đến 2027 của Thái Lan có các tiêu chí đánh giá phát triển nhƣ sau: (1) Công nghệ, R&D và đổi mới sáng tạo tập trung vào động cơ đốt trong và xe thế hệ tiếp theo; (2) Phát triển nguồn nhân lực 4.0: nâng cao kỹ năng, sáng tạo và truyền bá tri thức, R&D và năng lực sáng tạo; (3) Học thuật: giáo dục kỹ thuật mới, giáo dục hệ thống quản trị 4.0, liên minh học thuật; (4) Thị trƣờng: kết nối hệ thống quản lý với hệ thống digital, các giải pháp thƣơng mại toàn cầu; (5) Nhà cung cấp: chuyển giao kỹ thuật, R&D, năng lực thiết kế, tự động hóa, khởi nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ; (6) Chuỗi

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp ô tô tại việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)