5. Bố cục của luận văn
3.2.4. Kỹ thuật và công nghệ
Theo nghiên cứu của Tổng cục Thống kê trong Các báo cáo phân tích và dự báo thống kê năm 2019 - Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (2020), công nghiệp hỗ trợ (CNHT), theo định nghĩa tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ, là “các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh”. Với định nghĩa này, xét trong tổng thể ngành công nghiệp từ thƣợng nguồn đến hạ nguồn, CNHT chính là các ngành thƣợng nguồn và trung nguồn, cung cấp đầu vào để sản xuất sản phẩm cuối cùng ở khu vực hạ nguồn. Tuy nhiên, nếu chỉ xét đến các sản phẩm CNHT ƣu tiên phát triển theo quy định tại Nghị định 111 thì CNHT bao gồm một số nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện cho các sản phẩm hạ nguồn thuộc các ngành dệt may, da giầy, điện tử, ô tô, cơ khí, và công nghiệp công nghệ cao.
Lĩnh vực cơ khí, ô tô có 3.027 doanh nghiệp CNHT, gồm 286 doanh nghiệp sản xuất các phụ tùng, linh kiện kim loại, 182 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện cho các loại cấu kiện kim loại, thùng bể chứa, 1.840 doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ xử lý, gia công kim loại (rèn, dập, ép, tráng phủ kim loại…), 155 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện thiết bị điện, 139 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện cho các sản phẩm máy móc thiết bị khác, và 422 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện xe máy.
Về phƣơng pháp gia công trong ngành cơ khí, 348 doanh nghiệp gia công đúc, 257 doanh nghiệp gia công rèn, 1.181 doanh nghiệp có công đoạn hàn, 722 doanh nghiệp có gia công ép dập, 1.017 doanh nghiệp gia công chính xác, 15.889 doanh nghiệp gia công nhiệt luyện, 901 gia công xử lý bề mặt, sơn, mạ, 306 doanh nghiệp lắp ráp chi tiết, linh kiện, và 159 doanh nghiệp có các công đoạn gia công khác; trong ngành ô tô, xe máy có 124 doanh nghiệp gia công đúc, 47 doanh nghiệp có công đoạn rèn, 163 doanh nghiệp có công đoạn hàn, 197 doanh nghiệp ép dập, 26 doanh nghiệp chế tạo khuôn đúc nhựa, 8 doanh nghiệp khuôn đúc cao su, 205 doanh nghiệp gia công cơ khí, 37 doanh nghiệp nhiệt luyện, 113 doanh nghiệp xử lý
57
bề mặt, 4 doanh nghiệp gia công thuỷ tinh, 179 doanh nghiệp lắp ráp chi tiết linh kiện, phụ tùng, và 24 doanh nghiệp có các công đoạn gia công khác nhau, Về hiện trạng trang thiết bị máy móc sử dụng trong ngành cơ khí, ô tô, 12% doanh nghiệp đạt hiệu suất sử dụng 100%, 24,1% doanh nghiệp đạt hiệu suất sử dụng từ 80-100%, 54,4% doanh nghiệp đạt hiệu suất sử dụng từ 50-80%, và 9,5% đạt hiệu suất sử dụng dƣới 50%.
Về mức độ tự động hoá tại các doanh nghiệp CNHT ngành cơ khí, ô tô, 43% doanh nghiệp vẫn đang sử dụng các thiết bị thủ công, 49% doanh nghiệp sử dụng thiết bị bán tự động, 8% doanh nghiệp sử dụng thiết bị tự động, và có 5 doanh nghiệp (chƣa đến 1%) sử dụng robot.
Về hiện trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng và các công cụ quản lý tại doanh nghiệp CNHT ngành cơ khí, ô tô, có 2.375 doanh nghiệp cho biết chƣa áp dụng hệ thống quản lý nào, 492 doanh nghiệp đã đƣợc cấp chứng nhận ISO 9000, 187 doanh nghiệp có chứng nhận ISO 14000, 2 doanh nghiệp có chứng nhận ISO 13485, 6 doanh nghiệp có chứng nhận ISO 50001, 72 doanh nghiệp có chứng nhận ISO/IATS 16949, 16 doanh nghiệp có chứng nhận OHSAS 18000, 2 doanh nghiệp có chứng nhận SA 8000 .
Về hiện trạng áp dụng các công cụ quản lý tại doanh nghiệp, 2.423 doanh nghiệp cho biết chƣa áp dụng bất kỳ công cụ gì, 529 doanh nghiệp cho biết có áp dụng công cụ 5S, 156 doanh nghiệp áp dụng kaizen, 27 doanh nghiệp áp dụng 6 sigma, 27 doanh nghiệp áp dụng lean, 50 doanh nghiệp áp dụng TQM, 32 doanh nghiệp áp dụng TPM, và 33 doanh nghiệp áp dụng công cụ kanban.
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Bảo Long và các cộng sự (2015) cho rằng công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô Việt Nam có khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất xe có động cơ và điều này sẽ giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa, từ đó có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho ngành. Cũng tại nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra khái niệm trung tâm cung ứng phụ tùng là một khái niệm hoàn toàn mới trong ngành ô tô không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực. Nghiên cứu này cho thấy hầu hết ngƣời đƣợc hỏi đều coi khái niệm trung tâm cung cấp phụ tùng tƣơng tự nhƣ khái niệm công
58
nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, hầu hết mọi ngƣời đều cho rằng Việt Nam có đủ các điều kiện để trở thành cơ sở cung ứng với vị trí tốt, thị trƣờng nội địa đang gia tăng, thị trƣờng ASEAN hấp dẫn.
Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Bảo Long và các cộng sự (2015), hoạt động R&D của Việt Nam nói chung và bản thân ngành ô tô còn nhiều yếu kém. Các nhà sản xuất ô tô của Việt Nam chỉ có khả năng làm đơn giản các nhiệm vụ trong chuỗi giá trị sản xuất và họ khá chậm chạp trong việc tiếp nhận công nghệ mới và dễ dàng hài lòng với sản phẩm, thị trƣờng hoặc đối tác của họ. Điều này dẫn đến thực tế là hầu nhƣ không có phụ tùng xe có động cơ nào do Việt Nam sản xuất.
Ngày 1/7/2013 Thủ tƣớng chính phủ ban hành Quyết định số 1043/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lƣợc công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hƣớng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo Quyết định này thì sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô sẽ là một trong sáu ngành công nghiệp ƣu tiên. Điểm đáng chú ý là sẽ phát triển vƣợt bậc ngành sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô thành những ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, có giá trị gia tăng cao và năng lực cạnh tranh quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhật Bản cùng các doanh nghiệp ô tô đã đề nghị Việt Nam xây dựng một kế hoạch hành động phát triển doanh nghiệp ô tô. Trong đó xây dựng các chính sách ƣu đãi để thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ lớn cho ngành công nghiệp này. Nhật Bản là một trong những quốc gia có doanh nghiệp ô tô phát triển hàng đầu thế giới. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu Việt Nam có đủ thời gian để phát triển nhằm cạnh tranh với các nƣớc nhƣ Thái Lan và Indonesia – vốn đang phát triển mạnh ngành này qua các khoản cam kết đầu tƣ lớn của các hãng ô tô Nhật Bản và thế giới.
Hiện đã có những cơ sở sản xuất với trang thiết bị, máy móc và công nghệ hiện đại nhƣ nhà máy Bus Thaco là nhà máy sản xuất, lắp ráp xe bus lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đƣợc trang bị hệ thống lắp ráp và sản xuất tự động với tỷ lệ nội địa hóa lên đến hơn 40%; Nhà máy sản xuất ôtô Mazda hiện đại nhất Đông Nam Á với công suất 50.000 xe/năm; Nhà máy sản xuất ô tô VinFast của Tập đoàn Vingroup tại Khu công nghiệp Đình Vũ, Cát Hải, Hải Phòng có chu trình sản
59
xuất sản phẩm hoàn thiện, đƣợc kết nối liên hoàn và tự động hóa với hàng nghìn robot ABB, hệ điều hành sản xuất đến từ Siemens và SAP.