Đánh giá chung thực trạng phát triển doanh nghiệp ôtô Việt Nam

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp ô tô tại việt nam (Trang 88 - 91)

5. Bố cục của luận văn

3.4. Đánh giá chung thực trạng phát triển doanh nghiệp ôtô Việt Nam

Từ mô hình nghiên cứu ban đầu, toàn bộ 5 khái niệm đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu. Đó là thị trƣờng, sản xuất phụ tùng, nguồn nhân lực, kỹ thuật & công nghệ, vận dụng chính sách. Năm khái niệm trên đƣợc cụ thể hóa bằng 25 biến. Sau khi phân tích độ tin cậy, không có biến bị loại khỏi mô hình.

Các biến đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố. 25 biến trên tải vào 5 nhân tố khác nhau. Sau đó ta đem 5 nhân tố này phân tích hồi qui. Kết quả cuối cùng còn đủ 5 nhân tố giải thích cho biến sự phát triển doanh nghiệp ô tô, đó là biến sản xuất phụ tùng (B=0.334), nguồn nhân lực (B=0.225), vận dụng chính sách (B=0.190), kỹ thuật & công nghệ (B=0.174) và thị trƣờng (B=0.169).

Sản xuất phụ tùng có ý nghĩa quyết định đến phát triển doanh nghiệp ô tô. Công nghiệp sản xuất phụ tùng của Việt Nam chƣa đƣợc đầu tƣ thỏa đáng. Doanh nghiệp ô tô của Việt Nam sẽ phát triển khi công nghiệp sản xuất phụ tùng phát triển. Ngành công nghiệp Việt Nam có đủ nguồn lực để phát triển công nghiệp sản xuất phụ tùng. Ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng có đủ năng lực để cung cấp đầu ra cho ngành sản xuất ô tô. Tỷ lệ nội địa hóa cao sẽ giúp doanh nghiệp ô tô tăng lợi nhuận.

Kỹ thuật & công nghệ có ý nghĩa quyết định đến phát triển doanh nghiệp ô tô. Doanh nghiệp ô tô Việt Nam có thể sản xuất đƣợc nhóm phụ tùng động cơ cơ bản, điện – điện tử, bánh xe – vỏ xe, phụ tùng khung gầm, phụ tùng nội thất, ghế ngồi…và có thể ứng dụng công nghệ 4.0 vào dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên, các phụ tùng khó nhƣ hệ thống kiểm soát điều khiển lái, hệ thống thông tin, hệ thống quản lý động cơ, hệ thống phụ tùng động cơ, hệ thống hybrid… doanh nghiệp nên đầu tƣ chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nƣớc ngoài và đầu tƣ vào công nghệ vật liệu để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng.

Doanh nghiệp ô tô Việt Nam tận dụng được nguồn nhân lực do Nhật Bản đào tạo về kỹ thuật để nghiên cứu sản xuất ra phụ tùng theo khuynh hướng xe tương lai CASE sẽ tạo vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ ô tô thế giới”, Maekawa Koya – Tổng giám đốc Công ty Toyonaka Industries Nhật Bản.

76

Nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển doanh nghiệp ô tô. Việt Nam có thể cạnh tranh tốt về giá nhân công. Nguồn lao động Việt Nam có thể đáp ứng đƣợc các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao. Trình độ của lực lƣợng lao động có thể đƣợc nâng cao qua đào tạo. Các tổ chức giáo dục ở Việt Nam có thể cung cấp đƣợc nguồn nhân lực cho ngành. Nguồn nhân lực là thế mạnh của Việt Nam.

Độ chính xác của phụ tùng phụ thuộc vào thiết bị và quy trình. Thiết bị và quy trình muốn tốt phải được bảo trì bảo dưỡng, lập trình và vận hành tốt. Tất cả đều được thực hiện bởi con người. Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong ngành công nghiệp sản xuất”, Hồ Lữ Lâm Trần – Chủ tịch Trung tâm R&D công nghệ cao Việt Nhật.

Vận dụng chính sách có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của phát triển doanh nghiệp ô tô. Doanh nghiệp nên vận dụng ƣu đãi về thuế, nguồn tài chính, nguồn vốn hỗ trợ đào tạo, áp dụng hệ thống – công cụ quản lý, R&D từ chính phủ. Tận dụng tối đa các hỗ trợ kết nối, trở thành nhà cung cấp cho khách hàng, xúc tiến thƣơng mại, thu hút đầu tƣ. Chính phủ nên có chính sách thu hút nhà sản xuất phụ tùng hơn là chỉ thu hút các hãng ô tô và cập nhật thông tin về doanh nghiệp hỗ trợ, nên nâng cao vai trò của các hiệp hội các nhà sản xuất ô tô và hiệp hội các nhà sản xuất phụ tùng.

Các nhà sản xuất phụ tùng gốc (OEM) sẽ tập trung đẩy mạnh nền kinh tế sản xuất còn các hãng xe (ODM) chỉ đặt mục tiêu thương mại...”, Katsumoto Kenji – Tổng giám đốc G.A. Consultants.

Thị trƣờng có ý nghĩa quyết định đến doanh nghiệp ô tô. Trong nghiên cứu này, thành phần thị trƣờng có tƣơng quan dƣơng với phát triển doanh nghiệp ô tô Việt Nam. Thị trƣờng ô tô trong nƣớc sẽ phát triển mạnh vào năm 2030. Ngoài ra, khu vực ASEAN sẽ là thị trƣờng tiềm năng cho Việt Nam trong đó công nghệ thân thiện môi trƣờng sẽ là chủ lực. Các nhà sản xuất linh kiện ô tô có thể cạnh tranh về giá, có năng lực sản xuất và có chiến lƣợc bán hàng cũng nhƣ marketing. Tuy nhiên, dung lƣợng thị trƣờng chƣa đảm bảo tính kinh tế trong việc đầu tƣ sản xuất.

77

Xe động cơ đốt trong vẫn chiếm tuyệt đại đa số trên toàn cầu trong 20 năm tới, nhất là các địa bàn mà cơ sở hạ tầng cho xe điện chưa đáp ứng. Vì vậy, nghiên cứu & phát triển, sản xuất công nghệ phương tiện không phát thải (ZEV) sẽ tiếp tục là ngành sản xuất kiếm ra tiền” Mizukoshi Hideaki, một nhà thầu của Aisin Seiki Corporation.

Tóm tắt chƣơng 3

Chƣơng 3 trình bày kết quả phân tích mô tả, phân tích độ tin cậy của thang đo, và phân tích các nhân tố khám phá. Dùng thang đo Likert 5 bậc với 25 biến quan sát đã rút ra đƣợc 5 yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030. Trong phân tích tƣơng quan và hồi quy, năm yếu tố trên tác động đến phát triển doanh nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030 với thứ tự ƣu tiên sau: (1) Sản xuất phụ tùng, (2) Nguồn nhân lực, (3) Vận dụng chính sách, (4) Kỹ thuật & công nghệ và (5) Thị trƣờng. Hệ số hồi quy của những biến độc lập có chiều (+) cho thấy có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc là phát triển doanh nghiệp ô tô. Do đó, biểu thức đúng với giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 đƣợc đề cập ở trên.

78

CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp ô tô tại việt nam (Trang 88 - 91)