Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp ô tô tại việt nam (Trang 101 - 103)

5. Bố cục của luận văn

4.3.2. Phát triển nguồn nhân lực

Việc làm luôn là yếu tố chính khi đo lƣờng tầm quan trọng của bất kỳ hoạt động kinh tế nào. Doanh nghiệp ô tô sẽ tạo ra việc làm đáng kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Việc làm trực tiếp là lao động tham gia sản xuất ô tô và linh kiện ô tô, việc làm gián tiếp đƣợc tạo ra trong các ngành cung cấp cho ngành ô tô, chẳng hạn nhƣ ngành tài chính, bảo hiểm, sửa chữa xe, bảo dƣỡng ô tô, các đại lý và nhà bán lẻ linh kiện ô tô, chất tẩy rửa, lốp xe... Do đó, cần có các bƣớc chuẩn bị nguồn nhân lực cả về lƣợng lẫn về chất. Sự sẵn có của nhân lực đã qua đào tạo sẽ không chỉ hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp ô tô mà còn tạo điều kiện thuận lợi trong việc đáp ứng các mục tiêu việc làm.

Đối với các chƣơng trình đào tạo công nhân kỹ thuật/ cử nhân cao đẳng, nên gắn chƣơng trình đạo tạo với doanh nghiệp để bảo đảm tỷ lệ thực hành trên thiết bị sống chiếm trên 80% thời lƣợng học tập, bảo đảm kỹ năng thực hành.

Đối với các chƣơng trình đào tạo kỹ sƣ, nên gắn chƣơng trình đạo tạo với doanh nghiệp để bảo đảm tỷ lệ thực hành trên thiết bị sống chiếm trên 65% thời

89

lƣợng học tập, bảo đảm kỹ năng thực hành. Ngoài ra, phải có kiến thức sâu rộng phù hợp với xã hội và lòng đam mê sản xuất chế tạo.

Ngoài các nội dung đào tạo thông thƣờng cần bổ sung chủ đề quản lý sản xuất, quản lý chất lƣợng, kinh tế kỹ thuật... và chủ đề chuyển đổi số với các kiến thức nhƣ cải tiến, 5S, TPS, TQM, Six-sigma, sản xuất tinh gọn, IoT, big data, AI... với chƣơng trình có sự tham vấn của các chuyên gia trong ngành công nghiệp. Ngoài ra, các trƣờng cũng nên có các chƣơng trình đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp về các lãnh vực đặc thù khác.

Hình 4.6. Chƣơng trình Thực tập sinh kỹ thuật (Nguồn: Cơ Quan Thực tập sinh kỹ năng ngƣời nƣớc ngoài – OTIT)

Tiếp tục vận dụng chƣơng trình phái cử thực tập sinh đi đào tạo tay nghề tại Nhật Bản thông qua Cơ Quan Thực tập sinh kỹ năng ngƣời nƣớc ngoài (OTIT – Organization for Technical Intern Training) và Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội ký kết và thực hiện với 8 nhóm ngành nghề trong đó có 29 nhóm nghề cơ khí liên quan tới công nghệ hỗ trợ. Chƣơng trình này đào tạo nhân lực tới trình độ tay nghề N2 chứng chỉ tay nghề quốc gia Nhật Bản, có thể đáp ứng hầu hết công tác kỹ thuật tại nhà máy. Tổng thời gian đào tạo từ 3-8-10 năm.

Đối với cán bộ quản lý, quản lý sản xuất, kỹ sƣ vận hành, kỹ sƣ thiết kế… nên tiếp tục thực hiện thông qua chƣơng trình gởi kỹ sƣ – cử nhân đi làm việc ở

90

Nhật Bản, vừa tích lũy kiến thức – kinh nghiệm để phục vụ cho sự phát triển doanh nghiệp ô tô Việt Nam. Tổng thời gian đào tạo từ 5 năm đến trên 10 năm.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp ô tô tại việt nam (Trang 101 - 103)