Thúc đẩy hoạt động R&D

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp ô tô tại việt nam (Trang 103)

5. Bố cục của luận văn

4.3.3. Thúc đẩy hoạt động R&D

Doanh nghiệp ô tô nhận thức đƣợc tiềm năng của lĩnh vực này và các ƣu đãi tài chính đã đƣợc cung cấp theo thời gian để tạo cơ hội cho ngành công nghiệp ô tô. Doanh nghiệp ô tô nên hợp tác với các trƣờng đại học cũng nhƣ các trung tâm R&D vào các lãnh vực sau:

- Các dự án R&D phụ tùng công nghệ ZEV, SW, E/E hoặc tƣơng tự.

- Các dự án R&D xe HV, PHV, EV, CASE.

- Phát triển và tiếp thu công nghệ thích hợp cho nhiên liệu thay thế, sử dụng vật liệu tiên tiến.

- Các dự án tinh chế đất hiếm, sản xuất pin dùng cho xe hybrid và xe điện với khả năng vận hành trên 500 km/ lần charge.

- Các dự án nghiên cứu ứng dụng công nghệ 4.0 nhƣ IoT, AI, Block Chain, IT...

trong lãnh vực chế tác phần mềm ô tô cũng nhƣ sản xuất chế tạo lãnh vực ô tô. Khuyến khích các dự án số hóa sản xuất, tự động hóa hệ thống sản xuất.

- Thành lập trung tâm thiết kế ô tô và kỹ thuật để nội địa hóa các quy định của

Việt Nam.

Đề xuất các mô hình hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ

Hình 4.7 Mô hình hợp tác R&D công nghệ và chuyển giao (Nguồn: Trung tâm R&D JAVIHI)

91

- Mô hình 1: Hợp tác nghiên cứu giữa các Trƣờng Đại học trong nƣớc với Công

ty, sản phẩm của hoạt động nghiên cứu công nghệ này đƣợc chuyển giao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc hoặc các Trƣờng Đại học trong và ngoài nƣớc.

- Mô hình 2: Hợp tác nghiên cứu giữa các Trƣờng Đại học quốc tế với Công ty,

sản phẩm của hoạt động nghiên cứu công nghệ này sẽ đƣợc chuyển giao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc hoặc các Trƣờng Đại học trong và ngoài nƣớc.

- Mô hình 3: Hợp tác nghiên cứu giữa các doanh nghiệp công nghệ trong nƣớc với

Công ty, sản phẩm của hoạt động nghiên cứu công nghệ này sẽ đƣợc chuyển giao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc hoặc các Trƣờng Đại học trong và ngoài nƣớc.

- Mô hình 4: Hợp tác nghiên cứu giữa các doanh nghiệp công nghệ quốc tế với

Công ty, sản phẩm của hoạt động nghiên cứu công nghệ này sẽ đƣợc chuyển giao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc hoặc các Trƣờng Đại học trong và ngoài nƣớc.

4.3.4. Tăng cƣờng vận dụng chính sách

Có 3 kênh chính mà doanh nghiệp nên tận dụng bao gồm: (1) Chính sách của chính phủ, (2) Chƣơng trình hỗ trợ phi chính phủ, (3) Chƣơng trình đào tạo huấn luyện của khách hàng, (4) Các quỹ nghiên cứu khoa học ứng dụng quốc tế.

Mặc dù Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô đã có Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ (Trong đó ƣu tiên phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô và các dự án sản xuất sản phẩm này đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ cao nhất) và Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ: Về việc phê duyệt Chƣơng trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 song theo nghiên cứu của Tổng cục thống kê trong Các báo cáo phân tích và dự báo thống kê năm 2019 - Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

92

Việt Nam (2020) về những ƣu đãi, hỗ trợ liên quan đến CNHT của Nhà nƣớc mà doanh nghiệp tiếp nhận thì chỉ có 17% doanh nghiệp vận dụng.

Doanh nghiệp nên vận dụng chính sách ƣu đãi đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ƣu tiên phát triển về Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế nhập khẩu, Tín dụng, Thuế giá trị gia tăng, Bảo vệ môi trƣờng, Ƣu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tín dụng đầu tƣ, Tiền thuê đất, mặt nƣớc, Dự án đầu tƣ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ƣu tiên phát triển thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Với các nội dung ƣu đãi nhƣ sau: (1) Hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp: Quản trị doanh nghiệp; quản trị sản xuất; tạo liên kết và kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với khách hàng, trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho các tập đoàn đa quốc gia và các nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ khác ở trong và ngoài nƣớc; xúc tiến, hỗ trợ thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; (2) Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; (3) Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng và vật liệu; (4) Phổ biến nhận thức, cung cấp thông tin về các chính sách, thị trƣờng và năng lực các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, thông qua các hình thức nhƣ: Tổ chức hội thảo, xuất bản các bản tin, ấn phẩm và quảng bá trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác; (5) Hợp tác quốc tế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ; xúc tiến thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; (6) Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ƣu tiên phát triển phù hợp, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; (7) Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nƣớc trên trang thông tin điện tử chuyên về công nghiệp hỗ trợ.

93

Ngoài ra, Quyết định số 1322/QĐ-TTg do thủ tƣớng phê duyệt Chƣơng trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 – 2030 nằm mục tiêu chung là hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lƣợng, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trƣởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Quỹ quốc tế điển hình nhƣ quỹ hỗ trợ nâng cao năng lực, giúp SMEs tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) kết hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Bộ Khoa học công nghệ tạo sự liên kết của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp FDI và quốc tế.

Các công ty Nhật Bản với know-how về sản xuất tinh gọn, kỹ thuật tiên tiến, chất lƣợng cao, giá thành không ngừng đào tạo cho nhà cung cấp nhằm nâng cao trình độ sản xuất, khả năng tiếp cận thị trƣờng, khả năng tiếp cận vốn, khả năng tiếp cận máy móc trang thiết bị và cơ hội đào tạo nguồn nhân lực. Quy mô lớn thì thông qua các tổ chức nhƣ Tổ chức Xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản (JETRO – The Japan External Trade Organization), Cơ Quan Thực tập sinh kỹ năng ngƣời nƣớc ngoài (OTIT – Organization for Technical Intern Training), quy mô nhỏ thì qua các công ty tự tổ chức huấn luyện với chƣơng trình rất cụ thể và hiệu quả. Bằng cách làm này, các doanh nghiệp Nhật Bản đã truyền phƣơng pháp sản xuất tinh gọn, phƣơng pháp sản xuất Toyota ra toàn thế giới. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng trƣởng thành từ cách thức trên.

Cuối cùng, có nhiều quỹ nghiên cứu khoa học thuộc tổ chức, doanh nghiệp khoa học kỹ thuật nƣớc ngoài có nhu cầu đặt hàng R&D, thử nghiệm thiết bị, sản xuất thử nghiệm về công nghệ. Đây là đầu mối để doanh nghiệp ô tô Việt Nam tiếp cận tìm kiếm cơ hội để vƣơn ra quốc tế.

94

4.3.5. Khuyến khích sản xuất xe điện

Không lãng phí đầu tƣ cả công sức trí tuệ của cả đất nƣớc – dân tộc trong 10- 20 năm vào nền công nghiệp mà thế giới sẽ bỏ đi trong 10-20 năm mà hãy đầu tƣ vào công nghệ tƣơng lai, đó chính là xe điện.

Thị trƣờng xe điện lớn. Năm 2019 doanh số bán ô tô điện là 7.2 triệu/ 2,1 triệu xe trên toàn cầu, vƣợt kỷ lục năm 2018, chiếm 2,6% doanh số và khoảng 1% lƣợng xe ô tô toàn cầu. Những chính sách chuyển đổi từ trợ cấp trực tiếp sang các quy định về không phát thải và tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích phát triển xe điện trong những năm gần đây đồng thời tạo dấu hiệu tích cực cho ngành công nghiệp ô tô và ngƣời tiêu dùng.

Xe điện chạy hoàn toàn bằng điện cung cấp từ pin charge dẫn đến hàng loạt các vấn đề không có và có. Không có và không cần bao gồm (1) Không có xăng, dầu diesel, (2) Không có ống xả, (3) Không có ly hợp và hộp số, (4) Không có bugi, (5) Không có tiếng ồn. Các nội dung có bao gồm (1) Pin, (2) Phần mềm điều khiển, (3) Phụ tùng điện, (4) Trạm charge pin.

Sản xuất xe điện không khó nhƣ ngƣời ta tƣởng. Đơn giản xe động cơ đốt trong có từ 20.000-30.000 phụ tùng. Xe điện có từ 8.000-12.000 phụ tùng. Trong đó, pin và motor đóng vai trò then chốt. Giá thành của pin cho xe điện đang giảm rõ rệt xuống 156 USD/kWh, so với 1100USD/kWh năm 2010. Kích thƣớc bộ pin trung bình trên các loại xe điện vào năm 2018 tăng từ 44 kWh lên khoảng 50-70 kWh.

95

Theo Statista, Việt Nam có đất hiếm thứ 2 trên thế giới với trữ lƣợng khoảng 22 triệu tấn, sau Trung Quốc với 44 triệu tấn, tiếp đến là Brazil với 21 triệu tấn, Nga với 12 triệu tấn trên tổng 120 triệu tấn toàn thế giới. Tại Việt Nam, đất hiếm phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc, tập trung ở Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái. Việt Nam nên kết hợp với các OEM thế giới về lãnh vực này của Nhật Bản nhƣ JOGMEC (Japan Oil, Gas and Metals National Corporation), Panasonic, Denso để nghiên cứu phát triển khai thác mỏ, sơ chế và tinh chế tiến tới làm chủ công nghệ và bán sản phẩm đến thị trƣờng tiêu thụ, giữ vững an ninh đất hiếm từ đó làm chủ lãnh vực xe điện.

4.4. Hạn chế của đề tài

Nghiên cứu này với nội dung phát triển doanh nghiệp ô tô Việt Nam, một đề tài có phạm vi rộng và sâu. Với số đáp viên là 340 ngƣời, cũng là một con số tƣơng đối khả thi trong phép thống kê so với thực tế Việt Nam. Tuy nhiên, con số này khá khiêm tốn so với số lƣợng doanh nghiệp của các ngành kế cận. Số liệu khiêm tốn này có thể hạn chế khả năng tổng quát hóa kết quả dựa trên quy ƣớc thống kê.

Do số lƣợng ngƣời tham gia hạn chế, các kỹ thuật mô tả và thống kê suy diễn đơn giản hơn đƣợc sử dụng ƣu tiên cho các kỹ thuật đa biến liên quan đến phân tích thống kê, trên cơ sở giữ lại sự phong phú của dữ liệu thu thập đƣợc. Điều này có thể ảnh hƣởng đến sự khái quát của kết quả về mặt kết quả định lƣợng, nhƣng không ảnh hƣởng đến kết luận định tính.

Nghiên cứu đƣợc thực hiện vào những năm 2020 và 2021, thời gian mà các doanh nghiệp ô tô chịu tác động tiêu cực nhất từ đại dịch Covid-19 ảnh hƣởng sâu rộng đến nền kinh tế, cung và cầu. Đặc biệt, suốt mùa đại dịch giảm thiểu khách hàng, nhiều hoạt động đóng cửa thời gian dài, nhân sự ngành ô tô vắng mặt do hạn chế đi lại trong nƣớc và quốc tế, khó khăn trong việc giữ và đƣa chuyên gia đến Việt Nam, nhân viên kỹ thuật vắng mặt do tự cách ly hoặc bị cách ly, dòng tiền thiếu hụt, gián đoạn chuỗi cung ứng...

Ngoài ra, các câu trả lời có thể khác và cũng có thể thay đổi nếu cuộc khảo sát đƣợc thực hiện trong tƣơng lai.

96

KẾT LUẬN

Chƣơng cuối cùng đã cung cấp các kết luận và hàm ý rút ra từ nghiên cứu đƣợc thực hiện cho nghiên cứu này.

1.1. Đánh giá các mục tiêu nghiên cứu

Có ba mục tiêu cụ thể trong nghiên cứu này.

- Mục tiêu số một: Thực trạng doanh nghiệp ô tô Việt Nam đã đƣợc hoạch định

với những bối cảnh quốc tế và trong nƣớc, đặc điểm chung, điểm mạnh cũng nhƣ điểm yếu. Từ đó, cung cấp tầm nhìn cho sự phát triển của doanh nghiệp ô tô Việt Nam.

- Mục tiêu thứ hai: Năm yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của doanh nghiệp ô tô

Việt Nam bao gồm sản xuất phụ tùng, nguồn nhân lực, vận dụng chính sách, kỹ thuật & công nghệ và thị trƣờng.

- Mục tiêu cuối cùng là 5 giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp ô

tô Việt Nam đến năm 2030 bao gồm đẩy mạnh sản xuất phụ tùng, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động R&D, tăng cƣờng vận dụng chính sách và khuyến khích sản xuất xe điện.

1.2. Ứng dụng

1.2.1. Ứng dụng trong thực tiễn

Có 340 ngƣời tham gia trả lời cuộc khảo sát này. Đa số là nhà quản lý doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, nhà giáo dục... Đặc biệt, một số là các nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô của Nhật Bản rất quan tâm và tâm huyết với doanh nghiệp ô tô Việt Nam. Bên cạnh kết quả khảo sát, nghiên cứu đã phỏng vấn trực tiếp 30 nhà sản xuất phụ tùng xe ô tô của Nhật Bản cũng nhƣ Việt Nam, một số nhà hoạch định chính sách của Việt Nam, thành viên hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, thành viên hiệp hội công nghiệp phụ trợ Việt Nam, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các nhà giáo dục... và thu thập đƣợc nhiều kiến thức cho nghiên cứu.

97

Kết quả nghiên cứu này có thể ứng dụng cho các doanh nghiệp ô tô, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng nhƣ các ngành công nghiệp khác.

1.2.2. Ứng dụng trong nghiên cứu

Bên cạnh năm yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của doanh nghiệp ô tô Việt Nam đã xác định, có thể có yếu tố quan trọng khác nhƣ trong quá trình phỏng vấn trực tiếp với những ngƣời tham gia cũng nhƣ quan sát, nghiên cứu đã đƣa ra nhiều ý tƣởng để phát triển doanh nghiệp ô tô. Hơn nữa, năm yếu tố chỉ giải thích đƣợc 67.952% sự phát triển doanh nghiệp ô tô nên phải có các yếu tố ảnh hƣởng khả thi khác.

Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy yếu tố quyết định quan trọng nhất của chiến lƣợc ô tô là nguồn nhân lực. Tuy nhiên, thực tế có thể khác vì mẫu chỉ có 340 ngƣời đƣợc hỏi.

1.3. Đề xuất nghiên cứu cho tƣơng lai

Phần này đƣa ra các gợi ý về cơ hội thực hiện các nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực phát triển doanh nghiệp ô tô Việt Nam.

Nghiên cứu và phát triển phụ tùng với góc nhìn của ngành điện – điện tử – phần mềm.

Nghiên cứu phát triển đất hiếm với tầm nhìn tinh chế và chế tạo ra sản phẩm cuối cùng phục vụ cho ngành pin xe điện và các ngành khác nhƣ màn hình phẳng, điện thoại...

Nghiên cứu về tác động của Covid-19 đến doanh nghiệp ô tô Việt Nam qua đó xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến ngành doanh nghiệp ô tô Việt Nam suốt đại dịch Covid-19, tìm ra kịch bản phục hồi kinh tế cũng nhƣ ngành doanh nghiệp ô tô nhằm xây dựng chiến lƣợc đáp ứng xu hƣớng thế giới.

Nghiên cứu các yếu tố thành chƣơng trình phái cử thực tập sinh thông qua Cơ Quan Thực tập sinh kỹ năng ngƣời nƣớc ngoài (OTIT) nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hỗ trợ chất lƣợng cao.

Nghiên cứu thúc đẩy số hóa hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm tiếp cận với công nghệ 4.0 và đạt hiệu quả, hiệu suất.

98

1.4. Kết luận

Trọng tâm chính là xác định mối quan hệ giữa Phát triển doanh nghiệp ô tô Việt Nam với các nhân tố bao gồm (1) Sản xuất phụ tùng, (2) Nguồn nhân lực, (3) Vận dụng chính sách, (4) Kỹ thuật & công nghệ và (5) Thị trƣờng. Nghiên cứu đã phát hiện một số thông tin liên quan đến thực trạng của doanh nghiệp ô tô Việt Nam về năng lực sản xuất và năng lực vận dụng chính sách. Những thực tế này góp phần

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp ô tô tại việt nam (Trang 103)