Vận dụng các quy định liên quan đến phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp ô tô tại việt nam (Trang 72 - 76)

5. Bố cục của luận văn

3.2.5. Vận dụng các quy định liên quan đến phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

trợ

Hình 3.17. Tỷ lệ tiếp nhận ƣu đãi, hỗ trợ liên quan đến CNHT của Nhà nƣớc Thực tế, theo nghiên cứu của Tổng cục thống kê trong Các báo cáo phân tích và dự báo thống kê năm 2019 - Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (2020) về những ƣu đãi, hỗ trợ liên quan đến CNHT của Nhà nƣớc mà doanh nghiệp tiếp nhận, có 839 doanh nghiệp cho biết là có (17%), và 3.976 doanh nghiệp cho biết chƣa nhận ƣu đãi, hỗ trợ nào (83%).

Hình 3.18. Nội dung tiếp nhận ƣu đãi, hỗ trợ liên quan đến CNHT của Nhà nƣớc Trong số những doanh nghiệp đã đƣợc nhận ƣu đãi hỗ trợ, 781 doanh nghiệp đã nhận ƣu đãi về thuế, 91 doanh nghiệp nhận hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng

60

dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ, 202 doanh nghiệp nhận hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, 108 doanh nghiệp nhận hỗ trợ về phát triển thị trƣờng, kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với khách hàng ở trong và ngoài nƣớc, 118 doanh nghiệp nhận hỗ trợ về tài chính, 58 doanh nghiệp nhận hỗ trợ về áp dụng hệ thống, công cụ quản lý đáp ứng yêu cầu của chuỗi sản xuất toàn cầu.

Đánh giá hiệu quả của các ƣu đãi, hỗ trợ từ các cơ quan nhà nƣớc, với thang điểm 10, kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp CNHT đánh giá tất cả các biện pháp ƣu đãi, hỗ trợ ở mức trung bình, trong khoảng 5-7 điểm.

Hình 3.19. Tỷ lệ nhận hỗ trợ từ khách hàng

Về những hỗ trợ từ khách hàng giúp doanh nghiệp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, 480 doanh nghiệp cho biết có nhận đƣợc hỗ trợ từ khách hàng (10%), trong số đó, 258 doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ chuyển giao công nghệ hay bí quyết công nghệ, 424 doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ cải tiến chất lƣợng sản phẩm, 252 doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ cải tiến quy trình sản xuất, 131 doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ tăng cơ hội tiếp cận vốn lƣu động/tài chính/cổ phần, 171 doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, 205 doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ cùng thiết kế và/hoặc phát triển sản phẩm, và 189 doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ tiếp cận khách hàng và thị trƣờng mới. Xét theo đối tƣợng khách hàng, 101 doanh nghiệp cho biết đƣợc hỗ trợ từ doanh nghiệp nhà nƣớc, 327 doanh nghiệp cho biết đƣợc hỗ trợ từ khách hàng là doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, 409 doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ từ khách hàng FDI, và 748 doanh nghiệp nhận đƣợc hỗ trợ từ khách hàng nƣớc ngoài.

61

Nội dung hỗ trợ chủ yếu tập trung vào mảng cải tiến chất lƣợng sản phẩm, chuyển giao công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất.

Hình 3.20. Hỗ trợ từ khách hàng giúp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh Về mong muốn của doanh nghiệp CNHT đối với các biện pháp hỗ trợ, 2.670 doanh nghiệp cho biết mong muốn nhận đƣợc hỗ trợ về thủ tục hành chính, 1.489 doanh nghiệp cho biết muốn đƣợc hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, 3.089 doanh nghiệp muốn đƣợc hỗ trợ về thuế, 2.362 mong muốn đƣợc hỗ trợ về vốn, 1.903 doanh nghiệp mong đƣợc hỗ trợ về công nghệ, máy móc, thiết bị, 1.516 doanh nghiệp mong nhận đƣợc hỗ trợ về đào tạo và phát triển nhân lực, 1.833 doanh nghiệp mong muốn đƣợc hỗ trợ về thông tin thị trƣờng, 1.881 doanh nghiệp mong muốn đƣợc hỗ trợ về tiếp cận khách hàng, và 961 doanh nghiệp mong muốn đƣợc hỗ trợ về liên kết các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất.

62

Cũng theo Tổng cục thống kê, 88% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiếu thông tin thị trƣờng và cơ hội tiếp cận khách hàng nên chủ yếu cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc. Chỉ 17% nhận đƣợc ƣu đãi, hỗ trợ từ các chƣơng trình của nhà nƣớc, cho thấy độ bao phủ của các chính sách, chƣơng trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nƣớc còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ các chƣơng trình, chính sách ƣu đãi, hỗ trợ dành cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mới đƣợc triển khai vài năm trở lại đây, hoạt động tuyên truyền về chính sách, chƣơng trình này còn hạn chế khiến nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chƣa biết đến; ngân sách cấp cho hoạt động hỗ trợ chƣa tƣơng xứng với nhu cầu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; các giải pháp hỗ trợ chƣa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp… Vì vậy, cần có những đánh giá cụ thể làm cơ sở cho những điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo các giải pháp, chính sách hỗ trợ lan toả đến đƣợc với nhiều doanh nghiệp hơn và thực sự mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Xét theo chuỗi giá trị, tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động ở các phân khúc mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị khá thấp, 19% doanh nghiệp dệt may da giày và 33% doanh nghiệp điện tử có thực hiện công đoạn thiết kế trong quá trình sản xuất.

Mặc dù các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đều thừa nhận không có thế mạnh về khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trƣờng, khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm, tầm nhìn chiến lƣợc sản xuất, và hệ thống quản lý doanh nghiệp…; các doanh nghiệp cũng xác định khó khăn đối với sự phát triển là tiếp cận khách hàng, thông tin thị trƣờng và nguồn nhân lực… nhƣng khi đƣợc hỏi về mong muốn của doanh nghiệp về các giải pháp hỗ trợ, thì phần lớn doanh nghiệp lại có mong muốn đƣợc hỗ trợ về thuế, thủ tục hành chính, vốn, mà không phải là những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, điểm yếu mà doanh nghiệp đã xác định trƣớc đó. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá hiệu quả của các chƣơng trình, giải pháp hỗ trợ cho thấy, tuy không có sự chênh lệch quá lớn, nhƣng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ dƣờng nhƣ đánh giá cao các biện pháp hỗ trợ về thuế, tài chính hơn là các biện pháp hỗ trợ về thị trƣờng, đào tạo, cải tiến, R&D… Đây chính là thách thức không nhỏ

63

đối với các chƣơng trình hỗ trợ của nhà nƣớc khi muốn tập trung hỗ trợ giải quyết vấn đề dài hạn của doanh nghiệp nhƣng sẽ không có nhiều doanh nghiệp hƣởng ứng vì không đúng nhƣ kỳ vọng.

Ngoài các chƣơng trình, chính sách ƣu đãi, hỗ trợ của nhà nƣớc, các doanh nghiệp CNHT cũng có cơ hội nhận đƣợc hỗ trợ từ khách hàng. Tuy nhiên, thông thƣờng khách hàng sẽ chỉ hỗ trợ nâng cao năng lực cho nhà cung cấp khi nhà cung cấp đạt đƣợc ngƣỡng nhất định và đƣợc đánh giá là có tiềm năng trở thành nhà cung cấp cho khách hàng đó. Việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh trong nƣớc và nƣớc ngoài đòi hỏi năng lực của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phải đạt đến mức độ nhất định, đáp ứng đƣợc yêu cầu tối thiểu của khách hàng về Chất lƣợng – Chi phí – Giao hàng (QCD) và những yêu cầu đặc thù khác của mỗi ngành, lĩnh vực khác nhau.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp ô tô tại việt nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)