Quản lý, phân phối, sử dụng thu nhập từ các hoạt động có thu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chuyển đổi các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng/BQP sang Doanh nghiệp khoa học công nghệ từ góc nhìn tài chính. (Trang 25 - 27)

a) Thu nhập từ các hoạt động có thu

“Thu nhập từ các hoạt động có thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cước vận chuyển, tiền hoa hồng, tiền dịch vụ tiền thù lao từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ, lao vụ cho khách hàng và các loại phí, lệ phí… được khách

hàng chấp nhận thanh toán (không phụ thuộc đã thu hay chưa thu được tiền).”

Khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, các đơn vị phải sử dụng hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ, vé, biên lai thu tiền do Bộ Tài chính phát hành hay được sự cho phép của Bộ Tài chính (qua cơ quan thuế địa phương) cho in và sử dụng.

b) Phân phối và sử dụng thu nhập từ các hoạt động có thu

Đối với nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ và giảng dạy của các trung tâm, viện nghiên cứu, học viện, trường thì:

Mọi hoạt động dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ đều phải ký kết hợp đồng để thực hiện.

- Đối với các hợp đồng dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ ký với các đơn vị dự toán trong quân đội, giá trị hợp đồng chỉ được tính các chi phí theo quy định của chế độ chi tiêu tài chính đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do NSNN và ngân sách quốc phòng bảo đảm kinh phí và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt giá.

- Đối với các hợp đồng dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ ký với các đơn vị ngoài quân đội hoặc các DN, phải tính toán đầy đủ các chi phí như chi phí nhân công, nguyên liệu, điện nước… và phải nộp lại NSNN theo quy định, xác định được lợi nhuận đói với từng hợp đồng.

- Thu nhập từ hoạt động dịch vụ KH&CN, sau khi trừ chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước và nộp ngân sách các khoản chi có nguồn gốc từ ngân sách đưa ra sử dụng cho làm dịch vụ (nếu có). Số còn lại được phân phối, sử dụng như sau:

+ “ 5% nộp ngân sách quốc phòng;

+ 15% nộp đơn vị cấp trên, đến cấp trực thuộc Bộ;

+ Số còn lại: 35% bổ sung kinh phí, 65% trích quỹ đơn vị.

c) Sử dụng các quỹ

- Quỹ bổ sung kinh phí: Quỹ bổ sung kinh phí được sử dụng để bổ sung cho các nhu cầu thiết yếu sau đây:

+ Chi bổ sung cho xây dựng, sửa chữa, duy tu, nâng cấp cơ sở vật chất của đơn vị; + Chi bổ sung cho công tác huấn luyện, hoạt động nghiệp vụ chuyên môn

của ngành;

+ Chi bổ sung cho các hoạt động văn hóa, thể thao; + Chi hỗ trợ giải quyết công tác tài chính;

+ Chi hỗ trợ khai thác các hợp đồng mới; + Chi bổ sung cho công tác đào tạo, NCKH…”

Các đơn vị có số thu để bổ sung kinh phí hàng năm trước khi chi tiêu đều phải lập dự toán gửi lên đơn vị cấp trên phê duyệt, khi dự toán được phê duyệt mới tiến hành chi tiêu, khi kết thúc hoặc cuối năm đơn vị lập báo cáo quyết toán gửi cấp trên xét duyệt.

- Quỹ đơn vị: Các đơn vị chỉ được trích lập quỹ đơn vị từ kết quả các hoạt động sản xuất, làm kinh tế sau khi đã trừ các chi phí, thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước (nếu có), nộp đầy đủ các khoản thu đối với ngân sách quốc phòng và đã trích quỹ bổ sung kinh phí. Quỹ đơn vị thuộc quyền quản lý, sử dụng của đơn vị theo đúng nguyên tắc “có thu mới có chi” và phải thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính; thu, chi phải công khai rõ ràng, rành mạch. Quỹ đơn vi được sử dụng cho các khoản sau:

+ Bổ sung vốn sản xuất; + Chi phúc lợi;

+ Chi ủng hộ các quỹ trợ giúp xã hội;

+ Khen thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chuyển đổi các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng/BQP sang Doanh nghiệp khoa học công nghệ từ góc nhìn tài chính. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)