Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng chuyển đổi của các viện nghiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chuyển đổi các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng/BQP sang Doanh nghiệp khoa học công nghệ từ góc nhìn tài chính. (Trang 70 - 75)

cứu chưa chuyển đổi thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

2.3.2.1. Đặc điểm hoạt động khoa học và công nghệ

Các hoạt động nghiên cứu KH&CN của các 03 VNC chưa chuyển đổi thuộc Tổng cục CNQP hiện nay đều xuất phát từ nhu cầu huấn luyện, đảm bảo cho sẵn sàng chiến đấu của quân đội, nhu cầu hiện đại hóa quân đội; các vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật đảm bảo cho quân đội; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển giao công nghệ, trong công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng… Trong giai đoạn 2017 – 2021, số lượng các đề tài đã và đang được các đơn vị thực hiện như sau:

- VCN: 06 đề tài, nhiệm vụ cấp nhà nước; 25 đề tài, nhiệm vụ cấp BQP; 13 đề tài, nhiệm vụ cấp Tổng cục và 05 đề tài cấp cơ sở.

- VVK: 04 đề tài, nhiệm vụ cấp nhà nước; 19 đề tài, nhiệm vụ cấp BQP, 10 đề tài, nhiêm vụ cấp Tổng cục và 04 đề tài cấp cơ sở.

- Viện TKTQS đã và đang thực hiện 01 đề tài cấp Nhà nước, 03 đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ; 21 đề tài cấp Tổng cục và 02 đề tài cấp cơ sở.

Có thể thấy, số lượng đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu của các VNC này chủ yếu là đề tài cấp Bộ và cấp Tổng cục (75% - 80%), đề tài cấp Nhà nước chiếm 1% - 10%, đề tài cấp cơ sở chỉ chiếm khoảng 0,7% - 10%. Các đề tài, nhiệm vụ KH&CN của các đơn vị này đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị trong toàn quân… Nhiều sản phẩm của đề tài, nhiệm vụ được ứng dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, các đề tài này mang tính đặc thù trong lĩnh vực quân sự, việc thương mại hóa các sản phẩm này không khả thi vì không đáp ứng được nhu cầu của thị trường ngoài quân đội.

2.3.2.2. Chiến lược phát triển

Đối với VVK, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và thực hiện chủ trương của Đảng về hiện đại hóa quân đội, trên cơ sở bám sát định hướng nghiên cứu KH&CN của BQP và Tổng cục CNQP, VVK xác định phương hướng nghiên cứu là phát triển các sản phẩm vũ khí thế hệ mới và đẩy mạnh công tác NCKH, ứng

dụng các thành tựu KH&CN để nghiên cứu, phát triển các loại vũ khí trang bị kỹ thuật thế hệ mới với hàm lượng khoa học và tính năng chiến - kỹ thuật cao, đáp ứng được nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.

Bám sát định hướng của cấp trên, nhất là các chương trình, dự án CNQP theo tinh thần Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và chủ trương hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng trong quân đội, VCN đã đề ra chiến lược tập trung xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu, chế tạo vũ khí và nâng cao chất lượng vũ khí do CNQP sản xuất, tích cực tham gia các dự án đầu tư trọng điểm của Tổng cục CNQP.

Chiến lược phát triển của Viện TKTQS được xây dựng căn cứ trên kế hoạch phát triển KH&CN của BQP với nhiệm vụ trọng tâm là NCKH tập trung vào những vấn đề kỹ thuật cấp thiết phục vụ quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển ngành đóng tàu quân sự nói chung và lĩnh vực thiết kế tàu quân sự nói riêng.

Có thể thấy, chiến lược phát triển KH&CN của các đơn vị này đều được xây dựng dựa trên căn cứ là nghị quyết của Quân ủy Trung ương, các quyết định, chỉ thị của Bộ trưởng BQP và chiến lược phát triển KH&CN trong lĩnh vực quân sự quốc phòng, hướng dẫn của Cục KHQS - BQP và hướng dẫn của các cơ quan chủ quản. Theo quy định của điều lệ công tác KH&CN trong BQP, các VNC có quyền xác định và xây dựng kế hoạch KH&CN của đơn vị tuy nhiên kế hoạch KH&CN phải gắn với kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch KH&CN của cấp trên. Nếu các đơn vị xác định kế hoạch KH&CN không phù hợp với kế hoạch KH&CN của BQP thì rất khó thực hiện vì các đơn vị này vẫn là đơn vị dự toán được đảm bảo kinh phí 100% với nguồn thu từ dịch vụ KH&CN rất ít nên không có kinh phí để triển khai các đề tài nhiệm vụ, nếu muốn được hỗ trợ kinh phí từ cấp trên thì buộc phải xây dựng chiến phược phát triển KH&CN phù hợp với kế hoạch của BQP.

2.3.2.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của các VNC thuộc Tổng cục CNQP được sắp xếp theo quy định của BQP và bao gồm lãnh đạo chỉ huy Viện, các phòng ban cơ quan (phòng

TMKH, Ban Tài chính Kế toán, Ban Hành chính - Hậu cần, ban Chính trị) và các phòng nghiên cứu.

Việc tổ chức các hoạt động có thu của các đơn vị được thực hiện thông qua phòng TMKH. Phòng TMKH sẽ đảm nhận việc điều hành sản xuất, phân phối sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, phát triển thị trường; ngoài ra, phòng cũng phụ trách công tác quản lý, mua sắm vật tư của đơn vị. Ngoài các công việc liên quan tới triển khai các hoạt động có thu, phòng TMKH cũng có nhiệm vụ quản lý KH&CN, đầu tư, dự án… và bao quát, tham mưu cho lãnh đạo chỉ huy Viện về tất cả các mặt công tác của đơn vị. Khối lượng công việc lớn nhưng biên chế phòng TMKH của các đơn vị này có hạn (VCN: 15 người, VVK: 08 người, VTKTQS: 06 người) nên đôi khi các mặt công tác còn hạn chế, hơn nữa, nhiệm vụ chính của các VNC trong quân đội vẫn là phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu nên việc phát triển các hoạt động có thu không thật sự được chú trọng.

2.3.2.4. Nguồn nhân lực nghiên cứu

Nguồn nhân lực KH&CN của 03 VNC này khá ổn định và ít biến động về quân số (VCN: 135 người, VVK: 98 người, Viện TKTQS: 55 người). Tuy nhiên, số lượng tiến sĩ và thạc sĩ có xu hướng tăng đều theo các năm. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu của 03 VNC này đều có trình độ chuyên môn cao, trên 80% có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ. Trong đó, trình độ tiến sĩ chiếm khoảng 32% - 38%, thạc sĩ chiếm khoảng 48% - 51%, đại học chiếm khoảng 13% - 17%. Chuyên ngành của các cán bộ nghiên cứu của các VNC cũng khá đa dạng và có tính đặc thù quân sự và cán bộ này chủ yếu được đào tạo từ các trường đại học trong quân đội cũng như ở nước ngoài như Liên bang Nga, Ucraina, Trung Quốc…

- VVK: thiết kế chế tạo vũ khí, đạn dược, cơ khí…

- VCN: thiết kế chế tạo vũ khí, hoá chất, đo lường, vật liệu...

Hình 2.7: Trình độ chuyên môn của đội ngũ nghiên cứu của 03 VNC chưa chuyển đổi thuộc Tổng cục CNQP

(Nguồn: Báo cáo quyết toán năm của các VNC trong Tổng cục CNQP)

Các đơn vị cũng chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN; bồi dưỡng, đào tạo có trình độ cao, cử đi đào tạo tại các trường đại học trong quân đội và nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện để cán bộ nghiên cứu phát huy năng lực và tính sáng tạo. Với nguồn nhân lực KH&CN hiện nay, các VNC hoàn toàn có khả năng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới mang tính lưỡng dụng cho quốc phòng và kinh tế.

2.3.2.5. Cơ chế tài chính

Do là các đơn vị dự toán nên vốn của các VNC chưa chuyển đổi thuộc Tổng cục CNQP còn khá hạn chế. Hiện nay, công tác quản lý tài chính của các đơn vị được thực hiện với trình tự như sau: Đầu tiên, các đơn vị xây dựng kế hoạch quản lý tài chính: căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, quá trình thực hiện và quân số biên chế, chế độ, định mức tiêu chuẩn, các đơn vị xây dựng kế hoạch ngân sách và báo cáo lên Tổng cục CNQP để tổng hợp, báo cáo BQP và gửi Bộ Tài chính. Việc xây dựng kế hoạch quản lý tài chính này nhằm mục đích điều hành và quản lý các hoạt động của đơn vị theo đúng định hướng đã đặt ra. Sau khi kế hoạch quản lý tài chính được phê duyệt, các đơn vị thực hiện việc chấp hành ngân sách.

Nội dung cơ bản của công tác quản lý tài chính tại các đơn vị này là: cấp trên trực tiếp quản lý và điều hành toàn bộ các hoạt động tài chính của đơn vị; thực hiện

38% 37% 32% 49% 48% 51% 13% 15% 17% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Viện Công nghệ Viện Vũ khí Viện TKTQS

theo dõi và thanh quyết toán các hoạt động có thu: theo dõi nguồn thu chi tiết cho từng hoạt động và thực hiện các chế độ chi tiêu theo đúng quy định.

Công tác quản lý tài chính như hiện nay khá chặt chẽ nhưng chưa thực sự linh hoạt. Việc thanh toán, tạm ứng để đảm bảo sản xuất kinh doanh, thực hiện các đề tài nhiệm vụ khá chậm trễ do yêu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ; thời gian luân chuyển, giải quyết hồ sơ đôi lúc còn chư kịp thời. Điều này vô hình chung đã gây ảnh hưởng tới việc hoạt động, phát triển của đơn vị.

2.3.2.6. Thị trường, khách hàng và nhà cung cấp

Doanh thu từ hoạt động có thu của các VNC chưa chuyển đổi thuộc Tổng cục CNQP hiện nay chủ yếu đến từ mảng dịch vụ KH&CN là các hoạt động dịch vụ, hợp đồng cung ứng sản phẩm cho các đơn vị trong quân đội như dịch vụ đo lường, thử nghiệm; dịnh vụ thẩm định dự án đầu tư, chuyển giao công nghệ; chế tạo các chi tiết kỹ thuật cho các sản phẩm của các nhà máy trong quân đội… Vậy nên đầu ra cho sản phẩm bị giới hạn và nhu cầu của khách hàng không cao, không thường xuyên. Đặc thù lĩnh vực nghiên cứu của các đơn vị này cũng gây ra hạn chế trong việc phát triển thị trường, đặc biệt là đối với VVK. 03 VNC này cũng chưa tìm ra được sản phẩm mang tính lưỡng dụng phù hợp với quốc phòng và nhu cầu của thị trường.

Hoạt động nghiên cứu KH&CN quân sự mang tính chính xác cao, vì vậy, tiêu chuẩn về vật tư đầu vào rất được chú trọng; các đơn vị cũng cần sử dụng nhiều loại vật tư hóa chất đặc biệt, khan hiếm phục vụ cho chế thử, thử nghiệm nên việc tìm kiếm nhà cung cấp vật tư cũng khá khó khăn. Bên cạnh đó, một số thiết bị máy móc phục vụ hoạt động NCKH của các VNC không có sẵn trên thị trường mà cần phải đặt gia công riêng hoặc nhập khẩu từ nước ngoài về, làm chậm tiến độ sản xuất kinh doanh của đơn vị.

2.3.2.7. Vấn đề sở hữu trí tuệ và chứng nhận khoa học và công nghệ

Các VNC không thể thực sự chuyển đổi thành DN KH&CN nếu không có quyền sở hữu trí tuệ đối với những kết quả NCKH của mình và được cấp giấy chứng nhận DN KH&CN.

quy định chi tiết tại Điều 9 Nghị định 103/2006/NĐ-CP), quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở nhà nước đầu tư thuộc về nhà nước. Có nghĩa là các VNC không có quyền đăng ký sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm, kết quả nghiên cứu sử dụng NSNN. Hiện nay, nguồn quỹ đơn vị của các VNC chưa chuyển đổi thuộc Tổng cục CNQP còn hạn chế nên chưa có điều kiện phát triển các sản phẩm đủ điều kiện đăng ký sở hữu trí tuệ.

Nếu không có văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các VNC không thể xin cấp chứng nhận DN KH&CN do đây là văn bản quan trọng trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận DN KH&CN. Ngoài ra, để được cấp chứng nhận DN KH&CN, các đơn vị cũng phải giải trình toàn bộ quá trình ươm tạo và làm chủ công nghệ, khai báo chi tiết công nghệ, mô tả sáng kiến trong khi đặc thù nghiên cứu KH&CN của các VNC trong quân đội là tính cơ mật cao, liên quan trực tiếp tới bí mật quân sự và ảnh hưởng tới an toàn, an ninh của đất nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chuyển đổi các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng/BQP sang Doanh nghiệp khoa học công nghệ từ góc nhìn tài chính. (Trang 70 - 75)