của các viện nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu KH&CN là cơ sở để các VNC phát triển sản phẩm kinh doanh của đơn vị mình, và các sản phẩm đó phải phù hợp với lĩnh vực và tình hình của đơn vị, cũng như nhu cầu của thị trường. Điều này cần có sự quan tâm, tạo điều kiện của các cơ quan cấp trên.
Theo chính sách hiện nay, các VNC được tự chủ trong thực hiện đề tài nghiên cứu do mình đề xuất nếu nguồn kinh phí đó do đơn vị tự đảm bảo, nếu không có thì phải xin tài trợ, xin kinh phí từ cấp trên… Các hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh của các VNC rất được khuyến khích nhưng do chức năng của các VNC là làm NCKH, nếu tập trung vào các hoạt động có thu thì sẽ biến các VNC thành đơn vị sản xuất. Vì
vậy, kinh phí cho hoạt động KH&CN của các VNC trong quân đội phải được tài trợ bởi Nhà nước và BQP.
Tuy hiện nay, nhà nước và BQP có chủ trương khuyến khích các cá nhân, DN tài trợ, ủng hộ kinh phí cho các đơn vị thực hiện các hoạt động KH&CN nhằm hiện đại hóa quân đội để bảo vệ tổ quốc, nhưng với nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động KH&CN của quân đội mà không mang lại lợi ích và lợi nhuận cho họ là điều không tưởng. Vì vậy, rất cần có chính sách cụ thể cho các tổ chức, DN đang hoạt động trong lĩnh vực CNQP được đầu tư kinh phí cho các VNC để thực hiện nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm trong lĩnh vực CNQP cũng như các lĩnh vực khác có liên quan nhằm mang lại lợi nhuận cho tổ chức, DN cũng là tạo điều kiện để cho các VNC phát triển.
Hiện nay, các nhà máy trong Tổng cục CNQP cũng tham gia nghiên cứu ở các cấp khác nhau, chủ yếu là cấp BQP, cấp Tổng cục và cấp cơ sở, nhưng số lượng đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN ít hơn các VNC. Các hoạt động KH&CN này hiện đang xin kinh phí từ cấp trên để thực hiện, tuy nhiên vì là DN, nên việc tiến hành các đề tài, nhiệm vụ KH&CN của các nhà máy có mục đích là cải tiến, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, phục vụ lợi ích của nhà máy. Việc BQP, Tổng cục CNQP đảm bảo kinh phí cho hoạt động của các nhà máy sẽ làm phân tán nguồn ngân sách, dẫn đến khó có đủ kinh phí để thực hiện các đề tài, nhiệm vụ có quy mô lớn. Vậy nên, các nhà máy nên sử dụng nguồn từ quỹ KH&CN trích từ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Các hoạt động KH&CN này hiện đang xin kinh phí từ cấp trên để thực hiện. BQP nên có chính sách phát triển KH&CN tại các nhà máy bằng cách tạo cơ chế trích lập quỹ KH&CN từ lợi nhuận sản xuất, kinh doanh để thực hiện cải tiến, phát triển công nghệ phục vụ sản xuất; nghiên cứu sản phẩm mới. BQP giao cho các Nhà máy được quyền tự chủ trong việc sử dụng quỹ KH&CN để phục vụ hoạt động KH&CN của Nhà máy.