3.4.3.1. Thúc đẩy nguồn nhân lực nghiên cứu
sách đãi ngộ phù hợp, trả công xứng đáng cho các nhà khoa học. Việc trả công cho các nhà khoa học cần có cơ chế riêng, nhằm tận dụng nhân tài, phát huy tối đa năng lực của các nhà khoa học, để các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu, không phải bận tâm quá nhiều đến thu nhập để đảm bảo cho cuộc sống.
Cơ chế quản lý tại các VNC trong quân đội hiện nay là trả lương theo hệ số, không có phụ cấp tăng thêm. Mức lương giữ ổn định trong khoảng thời gian 3 tới 5 năm, nếu có thay đổi cũng không đáng kể. Dưới sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, lương hệ số có thể sẽ không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt cho bản thân các nhà nghiên cứu và gia đình của họ. Vì vậy, việc thu nhập của nhà khoa học có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, đạo đức và chuẩn mực khoa học của người làm nghiên cứu.
Việc nhà nước trả công xứng đáng cho các nhà khoa học sẽ giữ giữ chân được họ, tạo động lực làm việc và cống hiến hết mình cho đất nước. Ngược lại, nếu nhà nước trả công quá thấp, thu nhập từ hoạt động KH&CN của các nhà khoa học không được đảm bảo thì họ sẽ không thể toàn tâm toàn ý làm KH&CN vì phải lo toan cho cuộc sống, đồng thời các nhà khoa học cũng mất đi động lực phấn đấu. Vì vậy, nhà nước nên có chính sách trả công cho những người làm khoa học một cách xứng đáng để cho những nhà khoa học “sống để làm khoa học chứ không phải là làm khoa học để sống”.
3.4.3.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu
Để các VNC có thể nâng cao năng lực nghiên cứu thì nhà nước, BQP cần quan tâm phát triển hạ tầng nghiên cứu đầu tư máy móc thiết bị đo lường, thử nghiệm, nhà xưởng chế tạo vật mẫu song song với việc phát triển cơ sở dữ liệu về thông tin khoa học; có cơ chế cho phép liên thông khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu khoa học trong BQP.
Đối với việc đầu tư máy móc thiết bị có thể đầu tư đồng thời theo 02 hướng: 1) Đầu tư máy móc thiết bị trong quá trình triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học theo đề xuất của chủ nhiệm đề tài (trong trường hợp các máy móc thiết bị này chưa có). 2) Đầu tư máy móc thiết bị theo các mô hình phòng thí nghiệm tại các VNC trên thế giới, đảm bảo có đầy đủ máy móc, thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, chủ trương chuyển đổi các tổ chức KH&CN trong quân đội sang DN KH&CN và phân tích những cơ hội, thách thức của các VNC khi chuyển đổi sang DN KH&CN, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng chuyển đổi của các đơn vị này. Các giải pháp đó là:
1. Giải pháp khai thác nguồn tài chính: Nguồn tài chính là yếu tố quan trọng
quyết định khả năng chuyển đổi hoạt động sang DN KH&CN của các VNC trong Tổng cục CNQP nói riêng và trong quân đội nói chung. Nguồn tài chính của các VNC này được hình thành từ NSNN và các nguồn thu từ dịch vụ KH&CN, hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là cơ sở để triển khai các bước tiếp theo trong tiến trình chuyển đổi hoạt động sang DN KH&CN của các VNC trong quân đội.
2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của các VNC trong Tổng cục CNQP: Đổi mới công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ trong quản lý hoạt động
tài chính tại các VNC là một trong những biện pháp quan trọng để hoàn thiện công tác quản lý tài chính của các VNC. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng phải chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tài chính có đạo đức, năng lực và cần tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác tài chính của đơn vị.
3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính: để nâng cao hiệu quả sử
dụng tài chính của đơn vị, các VNC cần có cơ chế quản lý tài chính hiệu quả, phù hợp với mô hình hoạt động và tình hình hoạt động của đơn vị. Các VNC phải tăng cường công tác quản lý và kiểm soát quá trình chấp hành kỷ luật tài chính các hoạt động có thu; xây dựng định mức, tiêu chuẩn phù hơp với tình hình của đơn vị.
4. Các giải pháp khác: Việc nâng cao khả năng chuyển đổi sang DN KH&CN
của các VNC cũng rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước và BQP để các đơn vị có thể phát huy sự sáng tạo trong NCKH như: thay đổi cơ cấu tổ chức; đầu tư, tài trợ nguồn kinh phí hoạt động KH&CN, nâng cao năng lực nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Chuyển đổi sang DN KH&CN là quá trình phát triển tất yếu của các tổ chức KH&CN công lập để tồn tại, phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm được xem là chìa khóa để phát triển KH&CN và chính sách chuyển đổi các tổ chức KH&CN sang DN KH&CN đã được nhà nước cụ thể hóa qua các nghị định, thông tư, mới đây nhất là Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021. Triển khai các nghị định, thông trên, các tổ chức KH&CN trong và ngoài quân đội khi thực hiện chuyển đổi, tự chủ đều dựa trên các tiêu chí cụ thể về nhân lực vật lực, tài lực, khả năng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, tuy nhiên yêu tố quan trong dẫn đến khả năng tự chủ vẫn là yếu tố nguồn lực tài chính từ các hoạt động dịch vụ KH&CN, hoạt động sản xuất kinh doanh… thì lại chưa được đề cập tới. Xuất phát từ đặc thù của các đơn vị dự toán trong quân đội nói chung và trong các VNC thuộc Tổng cục CNQP nói riêng, cần có cái nhìn khái quát về bức tranh tài chính của đơn vị để xây dựng được lộ trình chuyển đổi phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị.
Với mục đích nghiên cứu là nghiên cứu khả năng chuyển đổi sang DN KH&CN của các VNC thuộc Tổng cục CNQP từ góc nhìn tài chính, từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao khả năng chuyển đổi của các đơn vị thông qua những kiến thức đã được trang bị gắn với quá trình công tác, tìm hiểu tình hình hoạt động của các VNC thuộc Tổng cục CNQP, nội dung trong luận văn có thể tóm tắt như sau:
1. Luận văn đã trình bày khái quát một số đặc điểm, tổ chức quản lý tài chính của đơn vị dự toán trong quân đội, một số lý luận cơ bản trong công tác quản lý tài chính các hoạt động tại đơn vị dự toán trong quân đội, tập trung vào công tác quản lý các hoạt động có thu tại các đơn vị dự toán trong quân đội. Từ đó, chỉ ra sự cần thiết của việc chuyển sang DN KH&CN của các tổ chức KH&CN trong quân đội và phân tích cơ chế tự chủ tài chính khi chuyển đổi mô hình và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng chuyển đổi của các tổ chức KH&CN trong quân đội. Trên cơ sở đó, thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính, đưa ra đánh giá khả năng chuyển sang DN KH&CN của các VNC thuộc Tổng cục CNQP.
2. Trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng chuyển đổi sang DN KH&CN từ góc nhìn tài chính, luận văn đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng chuyển đổi của các VNC thuộc Tổng cục CNQP trong giai đoạn hiện nay và phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Trên đây là toàn bộ nội dung cơ bản của luận văn “Nghiên cứu khả năng chuyển đổi các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng/BQP sang doanh nghiệp khoa học công nghệ từ góc nhìn tài chính”. Trong quá trình nghiên cứu, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, luận văn không tránh khỏi những sai sót. Nhưng hy vọng rằng những vấn đề đã được nêu lên trong luận văn có thể đóng góp một phần nhỏ bé trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính, chuyển đổi sang DN KH&CN của các VNC thuộc Tổng cục CNQP nói riêng và các tổ chức KH&CN trong quân đội nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Vân Anh, Nguyễn Hồng Hà và Lê Vũ Toàn, Doanh nghiệp khoa học và
công nghệ Việt Nam, thực trạng và giải pháp phát triển, Tạp chí Chính sách và
Quản lý khoa học và công nghệ, tập 3 số 3 năm 2014, tr. 15 - tr. 20.
2. Bộ Nội vụ, Đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống
các đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội 2017.
3. Ban Quản lý Khoa học & Hợp tác quốc tế, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Thực trạng chuyển đổi tổ chức khoa học công nghệ công lập sang mô hình
doanh nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp cơ sở năm 2018.
4. Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp Khoa học và công
nghệ năm 2017, Hà Nội 2017.
5. Vũ Cao Đàm, Nghị định 115/NĐ-CP/2005: Triết lý đúng đắn nhưng giải pháp bất cập, Tạp chí Tôn giáo, số 5/2010, tr. 10 - tr. 12.
6. Nguyễn Trường Giang, Hiện trạng và giải pháp đẩy mạnh quyền tự chủ của Tổ
chức khoa học và công nghệ công lập, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 3/2016, tr. 6
- tr. 10.
7. Hồ Sỹ Hùng, Nhận diện doanh nghiệp KH&CN, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 9/2005, tr. 20 - tr. 23.
8. Nguyễn Thị Ngọc Khánh, Chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần và những kết quả bước đầu, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 11/2019, tr. 6
- tr. 11.
9. Trần Quốc Khánh, Tình hình thực hiện Nghị định 115 tại các địa phương, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 11/2007, tr. 15 - tr. 17.
10. Nguyễn Quân, Doanh nghiệp khoa học công nghệ: Một lực lượng sản xuất
mới?, Tạp chí Hoạt động Khoa học, Số 10/2006, tr. 18 - tr. 20.
11. Nguyễn Quân, Bàn về chính sách sử dụng cán bộ KH&CN, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 6/2007, tr. 12 - tr. 15.
12. Lưu Đức Tuyên, Đổi mới cơ chế tự chủ đối với tổ chức khoa học công nghệ công
13. Hồ Sĩ Thoảng, Bàn về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 12/2006, tr. 22 - tr.24.
14. Bùi Kiên Trung và Khúc Thế Anh, Một số bất cập về cơ chế, chính sách liên quan
đến chuyển đổi đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần, Tạp chí Tài chính kỳ 1
tháng 11/2019, tr.15 - tr.19.
15. Viện Khoa học Lãnh đạo và Quản lý, Nghiên cứu các giải pháp nhằm xã hội hóa
hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay, Đề tài cấp Nhà nước, Hà
Nội 2018 - 2020.
16. Viện Chiến lược chính sách tài chính, Báo cáo Nghiên cứu khảo sát thực trạng
chuyển đổi tổ chức KH&CN công lập sang mô hình doanh nghiệp, Hà Nội 2018.
17. Viện Chiến lược chính sách tài chính, Nghiên cứu khảo sát: Cơ chế quản lý tài chính
nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nguồn từ ngân sách nhà nước, Hà Nội 2020.
18. Lê Thị Thùy Vân, Chuyển đổi tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang mô
hình doanh nghiệp, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 11/2019, tr. 28 - tr.33.
19. Bộ Quốc phòng, Điều lệ Công tác khoa học và công nghệ trong Bộ Quốc phòng
ban hành kèm theo Thông tư số 94/2016/TT-BQP ngày 25/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Hà Nội 2016.
20. Bộ KH&CN, Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BKHCN-BTC-BNV sửa đổi, bổ
sung thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT-BKHCN-BTC-BNV hướng dẫn thực hiện nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Tổ chức Khoa học và Công nghệ công lập, Hà Nội 2011.
21. Quốc hội, Luật số 29/2013/QH13 - Luật khoa học và công nghệ, Hà Nội 2013. 22. Chính phủ, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của
đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội 2021.
23. Chính phủ, Nghị định số 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Hà Nội 2005.
24. Chính phủ, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội 2006.
25. Chính phủ, Nghị định số 96/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị
định số 115/2005/ NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và nghị định số 80/2007/ NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Hà Nội 2010.
26. Chính phủ, Nghị định số 13/2019/NĐ-CP về Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Hà Nội 2019.
27. Chính phủ, Nghị định số 165/2016/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng Ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng an ninh,
Hà Nội 2016.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng khóa XIII, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội 2021.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.
31. Liên bộ BKHCN-BTC-BNV, Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT-BKHCN-BTC-
BNV ngày 5/6/2006 của hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/ 9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Hà Nội 2006.
32. Liên bộ BKHCN-BTC, Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC Hướng
dẫn nội dung chi và quản lý quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, Hà Nội 2016.
33. Liên bộ BKHCN-BTC-BNV, Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BKHCN-BTC-
BNV, của sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT-BKHCN-BTC- BNV ngày 5/6/2006 của Liên bộ BKHCN-BTC-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/ 9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Hà Nội 2011.
34. Liên bộ BQP-BTC, Thông tư liên tịch số 23/2004/TTLT/BTC-BQP về hướng dẫn
lập, chấp hành, quyết toán Ngân sách Nhà nước và quản lý tài sản Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, Hà Nội 2004.
35. Chính phủ, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội 2015.
36. Quốc hội, Luật số 06/VBHN-VPQH - Luật Ngân sách Nhà nước, Hà Nội 2020. 37. Quốc hội, Luật số 07/VBHN-VPQH - Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội 2019.
38. Viện Công nghệ, Viện Thiết kế Tàu quân sự, Viện Thuốc phóng Thuốc nổ, Viện Vũ khí, Báo cáo quyết toán năm 2013 đến năm 2020.