Yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chuyển đổi các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng/BQP sang Doanh nghiệp khoa học công nghệ từ góc nhìn tài chính. (Trang 36 - 40)

1.5.1.1. Đặc điểm chung của doanh nghiệp và hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Đặc điểm chung của DN có ảnh hưởng lớn tới khả năng chuyển đổi của các tổ chức KH&CN. Các DN được công nhận là DN KH&CN khi sản xuất, kinh doanh các sản phẩm là thành quả NCKH của đơn vị mình. Hiện nay các tổ chức KH&CN trong quân đội có 02 hướng nghiên cứu là nghiên cứu lý thuyết (chiến lược, chính sách, lịch sử…) và nghiên cứu kỹ thuật (công nghệ thông tin, điện tử…). Mục tiêu của các đơn vị nghiên cứu lý thuyết là nghiên cứu, phân tích, dự báo các vấn đề có liên quan tới sự phát triển của an ninh quốc phòng từ đó tham mưu cho BQP các chiến lược, chính sách phục vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong khi đó, các đơn vị nghiên cứu kỹ thuật có mục tiêu là nghiên cứu phát triển các trang bị vũ khí của quân

đội đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại đồng thời NCKH, công nghệ phục vụ dân sinh. Sản phẩm nghiên cứu của các đơn vị nghiên cứu kỹ thuật có tính ứng dụng cao, vì vậy việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN có hướng nghiên cứu ứng dụng sẽ dễ dàng hơn các tổ chức KH&CN với hướng nghiên cứu cơ bản.

Bên cạnh đặc điểm chung của DN thì hiệu hoạt động KH&CN của DN cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng chuyển đổi các tổ chức KH&CN trong quân đội sang DN KH&CN. Hoạt động KH&CN gồm các các hoạt động NCKH, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển và ứng dụng công nghệ. Việc NCKH để đưa vào sản xuất có độ trễ nhất định. Hơn nữa, đặc tính quan trọng của NCKH là tính rủi ro, nên một nghiên cứu có thể thành công hoặc thất bại. Ngay cả khi nghiên cứu được thử nghiệm thành công cũng vẫn chịu rủi ro khi áp dụng (chưa làm chủ được kỹ thuật, triển khai áp dụng trong phạm vi mở rộng không thành công…). Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, có thể trong thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, thì dự án của các đơn vị đã không còn đáp ứng được nhu cầu của thị trường, không cạnh tranh được với sản phẩm của các DN khác.

1.5.1.2. Chiến lược phát triển

Chiến lược phát trển được ví như chìa khóa vận hành của DN, vì vậy, chiến lược phát triển cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn tới khả năng chuyển đổi sang DN KH&CN của các tổ chức KH&CN trong quân đội.

Việc chuyển đổi sang DN KH&CN gắn liền với hiệu quả của việc thương mại hóa các sản phẩm NCKH. Nếu chiến lược phát triển của đơn vị tập trung vào nghiên cứu cơ bản, không có tính ứng dụng cao thì chỉ đáp ứng được yêu cầu nâng cao kiến thức chứ chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh. Do vậy, chiến lược phát triển của các tổ chức KH&CN trong quân đội cần được xây dựng theo hướng nghiên cứu ứng dụng, tìm ra sản phẩm mang tính lưỡng dụng, vừa đóng góp cho nền KHCN quân sự vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

1.5.1.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức là nền tảng sắp xếp và liên kết các bộ phận trong DN, có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của DN. Các công việc và nhân viên được

phân chia theo chức năng, từ đó phát triển được đội ngũ nhân viên trong các lĩnh vực tương ứng, đảm bảo tính chuyên môn và hoạt động sâu của các nhân viên trong một công việc nhất định.

Để phát triển các DN KH&CN, ngoài việc chú trọng tới phát triển công nghệ, sản phẩm mới còn đặt ra yêu cầu cao đối với vật tư, máy móc thiết bị và phát triển thị trường, kinh doanh, quảng bá sản phẩm. Để tối ưu hóa tiềm lực và lợi nhuận, các DN KH&CN cần có các phòng, ban, đội ngũ phụ trách các công việc chuyên môn như vật tư mua hàng, kinh doanh... Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy bên trong một số tổ chức KH&CN còn cồng kềnh với nhiều đầu mối, nhiều tầng nấc, chưa tinh gọn dẫn tới tình trạng hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Việc xin ý kiến thực hiện, triển khai và luân chuyển hồ sơ giấy tờ phải qua nhiều đầu mối, thời gian chờ duyệt lâu khiến công việc bị dồn ứ, chậm tiến độ.

Vậy nên, nhằm nâng cao khả năng chuyển đổi sang DN, các tổ chức KH&CN cần xác định được thực trạng hoạt động của cơ cấu tổ chức nội bộ cũng như nhu cầu phát triển của đơn vị, từ đó xây dựng và đề xuất được cơ cấu tổ chức phù hợp, phát triển đội ngũ chuyên môn cao.

1.5.1.4. Nguồn nhân lực

Con người chính là trung tâm, là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình xử lý các thông tin để đưa ra các quyết định quản lý. Tính kịp thời, chính xác của các quyết định quản lý chịu ảnh hưởng rất lớn từ trình độ cán bộ quản lý. Trình độ cán bộ quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý, quyết định hiệu quả của công tác quản lý nói chung và công tác tài chính trong việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN trong quân đội sang DN KH&CN nói riêng. Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị càng cao thì khả năng chuyển đổi sang DN KH&CN của đơn vị càng lớn.

Đội ngũ nghiên cứu, quản lý KH&CN là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức KH&CN trong quân đội. Vì vậy, các đơn vị cần có đội ngũ nhà nghiên cứu với trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ cao, nhiệt huyết, đảm bảo yêu cầu phát triển sản phẩm mới, nâng cao, cải tiến chất lược các sản phẩm sẵn có của đơn vị.

“Ngoài đội ngũ nghiên cứu, quản lý KH&CN, các tổ chức KH&CN cũng cần có những cán bộ tài chính có trình độ chuyên môn cao. Đối với việc quản lý tài chính ở các cơ quan cấp trên, đội ngũ cán bộ tài chính có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao sẽ đưa ra được những phương thức và biện pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin nhanh, chính xác, tăng hiệu quả hoạt động quản lý. Còn với các đơn vị, bộ phận chi tiêu trực tiếp, đội ngũ cán bộ quản lý tài chính chất lượng yếu tố cực kỳ quan trọng để đưa công tác quản lý tài chính của đơn vị đi vào nền nếp, tuân thủ đúng các chế độ tài chính, kế toán của nhà nước và BQP, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài chính trong toàn ngành KH&CN.”

1.5.1.5. Tài chính

a) Nguồn vốn của đơn vị

Một trong những nguyên tắc thực hiện hoạt động có thu của các đơn vị dự toán là các đơn vị phải tự chủ động nguồn vốn; phải bảo đảm tự bù đắp chi phí, không được sử dụng NSNN hoặc các khoản phải nộp ngân sách để bù lỗ hoặc tạo nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất và làm kinh tế (trừ những khoản được ngân sách cấp theo kế hoạch, như hỗ trợ dịch vụ việc làm…). Nguồn vốn tự có của các tổ chức KH&CN trong quân đội được hình thành từ chênh lệch thu chi của các hoạt động có thu sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và quân đội. Nghiên cứu KH&CN quân sự yêu cầu sự đầu tư lớn cả về chi phí nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị… Đơn vị có nguồn thu lớn thì có nhiều kinh phí để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, sản xuất và ngược lại. Vậy nên, nguồn vốn tự có là hết sức quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang DN KH&CN của các tổ chức KH&CN trong quân đội.

b) Cơ chế quản lý tài chính

“Cơ chế quản lý tài chính là tổng thể các nguyên tắc, chính sách và phương pháp, biện pháp tác động lên các hoạt động tài chính của đơn vị với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo cho hoạt động tài chính của đơn vị diễn ra một cách hiệu quả nhất. Vậy nên, hiệu quả trong quản lý tài chính nói chung và quản lý thu - chi tại đơn vị nói riêng được quyết định bởi phương pháp và công cụ quản lý.

Cơ chế quản lý tài chính trong tổ chức KH&CN đóng vai trò cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng các các nguồn thu của đơn vị, nhằm đáp ứng các khoản

chi để đơn vị hoạt động tiết kiệm, hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý tài chính trong các tổ chức KH&CN trong quân đội cũng ảnh hưởng đến quá trình chi tiêu NSNN được cấp cho đơn vị, liên quan trực tiếp tới việc thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị đồng thời góp phần tạo căn cứ pháp lý cho quá trình tạo và sử dụng các nguồn tài chính của đơn vị. Cơ chế quản lý tài chính được phân cấp ở mức độ cao sẽ giúp các đơn vị đảm bảo được nguồn lực tài chính của đơn vị mình được huy động và sử dụng hiệu quả; đảm bảo tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động khai thác, sử dụng vốn. Vì vậy, với một cơ chế quản lý tài chính được phân cấp ở mức độ cao, khả năng chuyển đổi sang DN KH&CN của các tổ chức KH&CN trong quân đội sẽ lớn hơn.

c)“Công tác tổ chức quản lý thu - chi

Tổ chức quản lý thu - chi tại các tổ chức KH&CN cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng chuyển đổi hoạt động sang DN KH&CN từ góc nhìn tài chính. Công tác tổ chức thu - chi tốt mới tạo được nhiều nguồn tài chính, tăng doanh thu cho đơn vị, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng kinh phí. Mục tiêu quản lý đối với các nguồn thu là tránh tình trạng thất thoát nguồn thu. Đối với các khoản chi, các đơn vị phải đạt được mục tiêu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả, từ đó khai thác tối đa nguồn tài chính của đơn vị. Vậy nên, các tổ chức KH&CN trong quân đội cần xây dựng được quy tình quản lý thu - chi chặt chẽ, hợp lý để đạt được mục tiêu trên.”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chuyển đổi các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng/BQP sang Doanh nghiệp khoa học công nghệ từ góc nhìn tài chính. (Trang 36 - 40)