sang doanh nghiệp khoa học và công nghệ từ góc nhìn tài chính
Thứ nhất, giảm gánh nặng cho NSNN. Trong cơ cấu chi thường xuyên của
NSNN hiện nay, tỷ trọng chi tiền lương, chi cho con người chiếm khoảng 61% - 62%. Một trong những khoản chi được ưu tiên trong dự toán chi thường xuyên của gân sách trung ương là chi cho quốc phòng, an ninh. Vì vậy, việc giảm chi thường xuyên
cần tập trung ở lĩnh vực chi quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng xã hội hóa cao, trong đó bao gồm các tổ chức KH&CN thuộc quân đội. Chuyển đổi sang DN KH&CN là chuyển đổi từ cơ chế dự toán sang cơ chế tự chủ tài chính. Thông qua việc tận dụng, khai thác các tiềm năng sẵn có, các tổ chức KH&CN có thể tối ưu hóa hoạt động có thu của đơn vị, giảm gánh nặng cho NSNN.
Thứ hai, nâng cao tính chủ động của tập thể đơn vị, đặc biệt là người lãnh đạo,
đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy sáng tạo, sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Chuyển đổi sang mô hình DN KH&CN, các đơn vị bắt buộc phải “sống”, tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, chấp nhận cơ chế thị trường và thoát ly sự bao cấp của Nhà nước, chấp nhận lời ăn – lỗ chịu. Điều này đòi hỏi các tổ chức KH&CN phải năng động hơn, sáng tạo hơn để cung cấp các dịch vụ, sản phẩm với chất lượng, số lượng cao hơn, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài quân đội.
Thứ ba, tạo nguồn lực cho phát triển KH&CN quân sự nói riêng và KH&CN
nước nhà nói chung. Các tổ chức KH&CN càng tự chủ được nhiều về mặt tài chính thì càng được trao nhiều quyền tự chủ, về các nguồn thu, chi, cơ cấu tổ chức… từ đó, các tổ chức KH&CN có thêm nguồn kinh phí để phát triển các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, theo định hướng của đơn vị, không còn bị phụ thuộc nhiều vào định hướng phát triển KH&CN của BQP.