Thuận lợi, khó khăn khi chuyển đổi mô hình hoạt động và kinh nghiệm phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chuyển đổi các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng/BQP sang Doanh nghiệp khoa học công nghệ từ góc nhìn tài chính. (Trang 60 - 64)

triển của Viện Thuốc phóng Thuốc nổ

2.2.3.1. Thuận lợi

Viện TPTN trước khi chuyển đổi có 01 xưởng vật liệu nổ được sử dụng để thử nghiệm, sản xuất các sản phẩm vật liệu nổ cũng như các sản phẩm khác của đơn vị, tuy nhiên, do là đơn vị sự nghiệp công nên quy mô sản xuất của xưởng còn nhỏ, lợi ích kinh tế mang lại không cao. Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, xưởng vật liệu nổ được công nhận thành một hộ và đổi tên thành Xí nghiệp Vật liệu nổ, với quy mô sản xuất lớn hơn, từ đó tăng năng suất, tăng nguồn thu cho đơn vị.

Trước khi chuyển đổi, việc quyết toán thuế của Viện TPTN vẫn phụ thuộc vào Cục thuế thành phố Hà Nội. Việc đóng góp nghĩa vụ thuế với Nhà nước, ngoài quy định như các DN, Viện còn phải trích 15% nộp lên Tổng cục CNQP và 5% nộp lên BQP, nên nguồn quỹ vốn của đơn vị gặp khó khăn. Sau khi chuyển đổi, Viện có điều kiện xây dựng nguồn quỹ đơn vị và được sử dụng quỹ đó để phát triển công nghệ và

cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ nghiên cứu sản xuất, đồng thời có khả năng ứng trước cho các đề tài nhiệm vụ khi chưa nhận được phân bổ ngân sách từ cấp trên.

Sau khi chuyển đổi mô hình, Quỹ khen thưởng phúc lợi của Viện TPTN được hình thành và có sự tăng trưởng từng năm, điều này đồng nghĩa với việc đời sống của cán bộ công nhân viên được nâng cao. Viện cũng xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế khen thưởng phù hợp với mô hình hoạt động mới, trong đó quy định rõ mức khen thưởng, dựa trên nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao sẽ bị xử phạt. Vì vậy, tạo được động lực làm việc, phấn đấu cho cán bộ công nhân viên trong toàn thể đơn vị.

2.2.3.2. Khó khăn

Thứ nhất, cơ chế chính sách về NCKH, sở hữu trí tuệ, bản quyền hiện nay còn

chưa hoàn thiện. Một số kết quả nghiên cứu sau khi thử nghiệm tại Viện thành công để đưa vào thị trường nhưng về nguyên tắc VNC sau khi đã hoàn thiện công nghệ phải chuyển cho nhà máy sản xuất, không tạo ra được lợi ích về kinh tế cho đơn vị. Viện cũng chưa được cấp giấy chứng nhận DN KH&CN do những yêu cầu khắt khe trong quy trình xin giấy chứng nhận.

Thứ hai, Viện chưa có sản phẩm kinh tế có giá trị lớn và phải đối diện với sự

cạnh tranh gay gắt từ những Nhà máy có quy mô sản xuất lớn. Sản phẩm kinh tế hiện nay của Viện TPTN là các sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp sử dụng cho khai thác than, khoáng sản; tuy nhiên trong Tổng cục CNQP có 04 Nhà máy cũng kinh doanh mặt hàng này, Viện TPTN gặp nhiều khó khăn để duy trì và phát triển thị trường, đảm bảo nguồn cung ứng vật tư, nguyên vật liệu.

Thứ ba, Viện TPTN thiếu nguồn lực phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy sau khi

chuyển đổi, Viện đã tích lũy được nguồn vốn nhất định, nhưng do NCKH trong lĩnh vực quân sự là một lĩnh vực đòi hỏi đầu tư rất lớn, nên nguồn vốn tự có của đơn vị chưa thể đủ để đơn vị tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh. Các yếu tố đảm bảo cho nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm, sản xuất của Viện hiện còn thiếu đồng bộ, chưa theo kịp sự phát triển của KH&CN. Nhiều thiết bị máy móc phục vụ nghiên cứu có

giá trị lớn, phải phụ thuộc vào NSNN đảm bảo.

“Thứ tư, nguồn nhân lực quản lý còn hạn chế. Là đơn vị NCKH đa ngành trong

lĩnh vực có tính đặc thù cao, nên nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ của Viện. Hiện nay, số lượng cán bộ chủ yếu của Viện TPTN là cán bộ nghiên cứu, tập trung vào việc nghiên cứu, hoàn thành các đề tài nhiệm vụ được giao chứ chưa có cán bộ chuyên về quản lý KH&CN và kinh doanh, thị trường. Làm thế nào để phát triển đội ngũ cán bộ để vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, vừa đảm bảo phát triển mảng sản xuất kinh doanh để tăng thu nhập cho đơn vị là vấn đề lớn cần giải quyết.”

2.2.3.3. Kinh nghiệm của Viện TPTN

Xác định được những thuận lợi, khó khăn gặp phải khi chuyển đổi mô hình hoạt động, Đảng ủy, chỉ huy Viện TPTN đã sâu sát, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong mọi mặt hoạt động của đơn vị. Lãnh đạo Viện TPTN với quyết tâm cao, nắm và tận dụng thời cơ linh hoạt, cùng với đó là sự đoàn kết trong toàn thể đơn vị, hướng đến mục tiêu phát triển đơn vị vững mạnh toàn diện. Viện TPTN đã đưa ra những giải pháp để đẩy mạnh kiện toàn cơ cấu tổ chức, tích cực chủ động xây dựng nguồn nhân lực trình độ cao, nâng cao tiềm lực KH&CN, đồng thời có những chủ trương, biện pháp phù hợp trong sản xuất, phát triển thị trường…, có đóng góp quan trọng vào xây dựng và phát triển ngành CNQP cũng như ngành KH&CN quân sự.

“Thứ nhất, Viện có chủ trương đẩy mạnh mọi mặt hoạt động của đơn vị, sắp

xếp lực lượng lao động theo hướng “tinh, gọn, hiệu quả” phù hợp với mô hình hoạt động và đã rà soát, xây dựng quy hoạch, kế hoạch tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu trẻ với trình độ chuyên môn cao và đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ được Viện đặc biệt coi trọng. Các cán bộ có năng lực tư duy tốt được đưa vào quy hoạch cán bộ nguồn, được bố trí vào những vị trí chủ chốt. Bên cạnh đó, Viện cũng nỗ lực xây dựng môi trường làm việc thân thiện, có nhiều cơ hội phát triển để thu hút và giữ nguồn nhân lực nghiên cứu, đồng thời có chính sách cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong đơn vị.”

Thứ hai, Viện tăng cường đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa và đồng bộ các trang

thiết bị, công nghệ theo hướng tự động hóa, để tăng chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao năng lực nghiên cứu, chế thử, sản xuất và tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm. Viện đã chủ động xin, huy động các nguồn đầu tư để nâng cấp các phòng thí nghiệm; mở rộng Xí nghiệp vật liệu nổ; đầu tư các trang thiết bị có tính ứng dụng cao, đảm bảo đơn vị khai thác được tối da các thiết bị để phục vụ mục đích nghiên cứu các đề tài nhiệm vụ được giao và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới phục vụ phát triển kinh tế.

Thứ ba, Viện TPTN tăng cường đổi mới cơ chế quản lý phù hợp với mô hình

hoạt động, đám ứng yêu cầu hội nhập, phát triển. Viện nỗ lực kiện toàn lực lượng theo quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị của BQP; xây dựng chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong đơn vị và hệ thống quy chế làm việc để đáp ứng được đúng lộ trình chuyển đổi được BQP phê duyệt. Từ năm 2012 đến nay, Viện TPTN đã ban hành 20 quy chế lãnh đạo của cấp ủy, cấp tổ chức Đảng; 49 quy chế điều hành, quản lý các mặt công tác.

Thứ tư, Viện tạo mọi điều kiện để hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động NCKH.

Viện đã trích lập và sử dụng có hiệu quả quỹ KH&CN tích lũy được nhờ chuyển đổi hoạt động: hỗ trợ các đề tài gặp khó khăn về kỹ thuật, kinh phí; cấp kinh phí nghiên cứu cho các ý tưởng, đề tài nghiên cứu mới có tính khả thi. Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Viện đã thực hiện thành công 100% các nhiệm vụ nghiên cứu theo được giao và đúng tiến độ, nhiều sản phẩm đã được đưa vào trang bị, sản xuất, có chất lượng tốt và được đánh giá cao.

“Thứ năm, Viện TPTN đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, hợp tác nghiên cứu

KH&CN và gắn chặt hoạt động nghiên cứu với hoạt động sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả trong quy trình nghiên cứu - chế thử - chuyển giao và nghiên cứu - chế thử - sản xuất. Bên cạnh đó, Viện cũng đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mặt bằng, mua sắm dây chuyền trang thiết bị cho Xí nghiệp Vật liệu nổ để phục vụ chế thử, thủ nghiệm các sản phẩm mới. Ngoài ra, Viện cũng chế thử, thử nghiệm và sản xuất các mặt hàng mà quân đội chưa có nhu cầu sản xuất loạt hoặc các nhà máy chưa đủ năng lực sản xuất.”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chuyển đổi các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng/BQP sang Doanh nghiệp khoa học công nghệ từ góc nhìn tài chính. (Trang 60 - 64)