Mô hình tham khảo

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến mức độ sẵn sàng tiếp cận công nghệ 4 0 của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu tại việt nam (Trang 34 - 37)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Mô hình tham khảo

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tiếp cận công nghệ 4.0 và cuộc CMCN 4.0. Các mô hình này đa dạng về quy mô, từ quy mô toàn quốc gia đến quy mô trong một doanh nghiêp hoặc một tổ chức. Đồng thời các đánh giá cũng căn cứ vào mức độ sẵn sàng tổng thể với tất cả các công nghệ 4.0 hoặc tập trung vào một nền tảng công nghệ nhất định (Nguyễn Khánh Dương và Đồng Hoàng Vũ, 2020).

Một số ví dụ về các mô hình này bao gồm mô hình được đưa ra bởi Ban Phát triển Kinh tế Singapore (2017), được tiến hành khảo sát trên 300 doanh nghiệp bao gồm các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp nho và vừa. Mô hình này dựa trên 3 trụ cột bao gồm: Tiến trình, Công nghệ và Tổ chức. Dựa trên 3 trụ cột cơ bản này, mô hình bao gồm 8 yếu tố tác động bao gồm: Tự động hóa, Kết nối internet, Tổ chức, Nhân tài, Cấu trúc doanh nghiệp, Quản trị doanh nghiêp, Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, và Hợp tác trong và ngoài doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, Bộ Công thương đưa ra mô hình bao gồm 6 trụ cột chính là (1) Chiến lược và tổ chức; (2) Nhà máy, (3) Vận hành doanh nghiệp; (4) Dữ liệu; (5) Tài

chính; và (6) Người lao động. Mô hình này được ứng dụng trong các cuộc khảo sát hàng năng về mức độ sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghệ 4.0 của doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2021, khảo sát được tiến hành trên 2.700 doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp trọng điểm như khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo, năng lượng, …

Có thể thấy, hai mô hình trên phù hợp hơn với các doanh nghiệp sản xuất khi xét đến các yếu tố như nhà máy, tự động hóa, tiến trình sản xuất. Trong phạm vi nghiên cứu này, đối tượng mà người viết hướng tới là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu. Do đó, các nhân tố trên được thay đổi để phù hợp hơn với đặc thù của doanh nghiệp dịch vụ và với ngành xuất nhập khẩu.

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng CN 4.0 của các công ty cung cấp dịch vụ tại Peru của Huang (2019) cho thấy các yếu tố ảnh hưởng bao gồm sự tiến bộ về công nghệ, đầu tư nguồn lực tài chính, tầm nhìn lãnh đạo và nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó yếu tố nguồn lực tài chính có mức độ ảnh hưởng lớn nhất trong khi các yếu tố còn lại có mức độ ảnh hưởng tương đối đồng đều.

Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng CN 4.0 của các doanh nghiệp vừa và nho tại TP. Hồ Chí Minh của Nguyễn Xuân Trường và Lưu Quang Khải bao gồm các nhân tố là Hệ thống mạng internet; Các phần mềm và website quản trị của DN; Mức đầu tư cho công nghệ; Sự phát triển của nguồn lực con người; Môi trường và điều kiện kinh doanh; và sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước (Nguyễn Xuân Trường và Lưu Quang Khải, 2020). Kết quả của nghiên cứu cho thấy các yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CN 4.0 của DN. Hơn nữa, mô hình này có ý nghĩa tham khảo lớn cho nghiên cứu hiện tại vì các yếu tố trên đều xuất hiện ở cả DN sản xuất và DN dịch vụ.

Nghiên cứu của Khin và Kee về các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng cho CN 4.0 của DN được thực hiện trên các 254 doanh nghiệp, trong đó có 121 doanh nghiệp dịch vụ tại Malaysia (Khin & Kee, 2022). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới mức độ tiếp cận CN 4.0 của cả các DN dịch vụ và DN sản xuất là chiến lược của nhà lãnh đạo. Trong khi đó, các DN sản xuất bị ảnh

hưởng mạnh hơn bởi yếu tố cơ sở hạ tầng còn các DN dịch vụ lại bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi yếu tố nguồn nhân lực.

Như vậy, tổng hợp từ các mô hình trong các nghiên cứu đi trước nêu trên, người viết xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận CN 4.0 bao gồm: Điều kiện cơ sở vật chất, Năng lực của người lao động, Tầm nhìn của lãnh đạo và nguồn lực tài chính, quản trị DN trên nền tảng số. Tuy nhiên, người viết sử dụng yếu tố về tổ chức quản lý DN tương đồng với yếu tố về quản trị trên nền tảng website và phần mềm trong nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trường và Lưu Quang Khải (2020) và mở rộng nhân tố tầm nhìn lãnh đạo thành Năng lực của người lãnh đạo – bao gồm cả kinh nghiệm, kiến thức và phong cách của người lãnh đạo bên cạnh tầm nhìn.

Tóm lại, mô hình được xây dựng dựa trên các nhân tố như sau:

Nhân tố Ký hiệu Nguồn tham khảo

Điều kiện cơ sở vật chất DN CS Nguyễn Xuân Trường và Lưu Quang Khải (2020) Tổ chức quản lý DN QL

Nguyễn Xuân Trường và Lưu Quang Khải (2020) Bộ Công thương (2021) Nguồn lực tài chính TC

Huang (2019)

Nguyễn Xuân Trường và Lưu Quang Khải (2020) Năng lực người lãnh đạo LD Nguyễn Xuân Trường và

Lưu Quang Khải (2020)

Năng lực của người lao động NLD

Huang (2019)

Nguyễn Xuân Trường và Lưu Quang Khải (2020) Bộ Công thương (2021) Khin và Kee (2022)

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến mức độ sẵn sàng tiếp cận công nghệ 4 0 của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu tại việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w