Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến mức độ sẵn sàng tiếp cận công nghệ 4 0 của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu tại việt nam (Trang 43 - 45)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4 Giả thuyết nghiên cứu

3.4.1 Giả thuyết nghiên cứu

3.1.1.1 Yếu tố Điều kiện cơ sở vật chất

Đặc trưng của CMCN 4.0 là sự phát triển dựa trên nền tảng số hóa và kết nối internet. Do đó, để ứng dụng công nghệ 4.0, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị về điều kiện cơ sở vật chất (Schumacher, A. và cộng sự, 2016). Theo lập luận này, một doanh nghiệp sở hữu nền tảng cơ sở vật chất tốt sẽ có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào công nghệ 4.0 trong tương lai do họ nhận thức rằng mình đã đảm bảo được điều kiện cần cho các đầu tư này phát huy tác dụng của nó. Do đó, người viết đề xuất giả thuyết sau:

H1: Điều kiện cơ sở vật chất có ảnh hưởng tích cực đến mức độ sẵn sàng tiếp cận công nghệ 4.0 của doanh nghiệp.

3.1.1.2 Yếu tố Tô chức quản lý doanh nghiệp

Tổ chức quản lý doanh nghiệp tốt là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của các DN. Thực tiễn trong và ngoài nước cho thấy, các DN đạt được thành công lớn trong dài hạn nhờ hệ thống quản trị công ty tốt. Trong khi đó quản lý kém, thiếu minh bạch luôn là nguyên nhân chính dẫn tới hoạt động thiếu hiệu quả và phá sản của DN (Mai Ngọc Khánh, 2020). Trong bối cảnh CMCN 4.0, việc ứng dụng công nghệ không chỉ mang lại các lợi ích về nâng cao năng suất làm việc và hiệu quả kinh doanh mà còn gây ra nhiều vấn đề liên quan tới quản lý như việc nhân viên trục lợi từ hệ thống tự động. Do đó, để sẵn sàng cho việc ứng dụng các thành tự của CMCN 4.0, tổ chức quản lý cần hiện đại hóa để phù hợp với việc quản lý trong bối cảnh công nghệ.

Từ lập luận trên, người viết đưa ra giả thuyết như sau:

H2: Tô chức quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến mức độ sẵn sàng tiếp cận công nghệ 4.0 của doanh nghiệp.

3.1.1.3 Yếu tố Năng lực của người lao động

Watkins và Marsick (1997) cho rằng năng lực của người lao động thể hiện trong trình độ hiện tại và năng lực học tập lâu dài của người lao động. Năng lực của người lao động bao gồm - nhưng không giới hạn ở - trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm khác của người lao động (Gourlay, 1999). Đặc thù của CMCN 4.0 là sự ra đời và phát triển không ngừng của các tiến bộ khoa học công nghệ. Các tiến bộ khoa học công nghệ này dựa trên các nền tảng ngày càng phức tạp. Do đó, để sử dụng được chúng đòi hoi người sử dụng phải có trình độ nhất định. Sony, M. và Naik, S. (2019) cũng lập luận rằng một doanh nghiệp có đội ngũ nhân lực với trình độ cao sẽ có thiên hướng phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao vì những người lao động với trình độ cao sẽ có khả năng và mong muốn có được các công cụ ngày càng cao cấp hơn để hỗ trợ cho công việc của họ, thay vì làm việc bằng tay như trước kia.

H3: Năng lực của người lao động có ảnh hưởng tích cực đến mức độ sẵn sàng tiếp cận công nghệ 4.0 của doanh nghiệp.

3.1.1.4 Yếu tố Năng lực của người lãnh đạo

Cũng giống như năng lực của người lao động, năng lực của lãnh đạo công ty cũng là điều kiện để tiếp cận và ứng dụng CN 4.0. Hơn thế nữa, năng lực của một người lãnh đạo còn thể hiện trong tầm nhìn. Điều này quyết định đến định hướng phát triển của công ty trong bối cảnh CMCN 4.0. Một lãnh đạo với kiến thức và kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực của mình sẽ am hiểu những gì mà công ty cần để phát triển và lựa chọn được công nghệ phù hợp và cần thiết để ứng dụng tại công ty mình. Do đó, người viết đề xuất giả thuyết như sau:

H4: Năng lực của người lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến mức độ sẵn sàng tiếp cận công nghệ 4.0 của doanh nghiệp.

3.1.1.5 Yếu tố Nguồn lực tài chính

Mặc dù hiện nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ đang cố gắng để giảm bớt giá thành của các công nghệ này. Tuy nhiên, so với công nghệ cũ, công nghệ 4.0 vẫn đòi hoi sự đầu tư lớn hơn rất nhiều về mặt tài chính. Bên cạnh đó, công nghệ 4.0 cũng cần sự cập nhật và nâng cấp liên tục theo thời gian nhằm phù hợp với xu hướng phát triển chung. Do đó, nguồn lực tài chính là một trong những điều kiện không thể thiếu cho ứng dụng CN 4.0 trong doanh nghiệp. Hơn thế nữa, một doanh nghiệp có nguồn lực tài chính vững mạnh, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp như trả nợ, trả lương cho nhân viên, tái đầu tư,… mới có điều kiện đầu tư vào những công nghệ đắt đo này.

Từ lập luận trên, người viết đề xuất giả thuyết như sau:

H5: Nguồn lực tài chính có ảnh hưởng tích cực đến mức độ sẵn sàng tiếp cận công nghệ 4.0 của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến mức độ sẵn sàng tiếp cận công nghệ 4 0 của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu tại việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w