MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
5.1.2 Xu hướng phát triển của công nghệ 4
5.1.2.1 Tự động hóa trong vận tải và lưu kho
Các công nghệ tự vận hành trong các phương tiện di chuyển tiếp tục tạo ra các tiêu điểm và các hệ thống hiện có và đang phát triển có thể giúp các nhà vận tải tăng hiệu quả và nâng cao độ an toàn. Các xu hướng tự động hoá chính bao gồm các công nghệ trợ giúp lái xe, platooning và vận tải không người lái, sẽ giúp vận chuyển hàng hóa an toàn, gây ra tai nạn ít hơn, cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu và tăng sự hài lòng của tài xế (Ortiz, 2021).
Tiêu chuẩn quốc tế SAE đã phát triển 5 mức độ Tự động hóa (automation), từ mức 0, trong đó người lái xe làm mọi thứ, đến mức 5, trong đó một hệ thống hoàn toàn
tự động có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ lái xe trong mọi điều kiện mà người lái xe có thể thực hiện chúng.
Cấp độ 0 - Không có tự động hoá: Ở cấp độ này, người tài xế đảm nhận tất cả các nhiệm vụ của vận tải. Cụ thể, người tài xế đảm nhận tất cả các nhiệm vụ sau đây:
+ Hướng dẫn và phối hợp với người xếp hàng trong quá trình xếp hàng, che chắn, chằng buộc và chèn chống hàng hóa;
+ Kiểm tra hàng hóa trên xe, đối chiếu với các thông tin được người vận tải cung cấp để bảo đảm không vượt quá tải trọng cho phép và khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận chuyển trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển;
+ Đảm bảo hàng được xếp lên phương tiện vận tải tuân thủ các quy định về tải trọng, khổ giới hạn và các quy định khác về xếp hàng và điều khiển phương tiện vận tải tham gia giao thông.
Cấp độ 1 – Hỗ trợ tài xế: Ở cấp độ này, một hệ thống tự động sẽ hỗ trợ người tài xế một số nhiệm vụ trong việc vận tải.
Cấp độ 2 – Tự động hoá một phần: Ở cấp độ này, một hệ thống tự động có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ liên quan đến việc vận hành phương tiện vận tải trong khi người tài xế thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát hàng hoá.
Cấp độ 3 – Tự động hoá có điều kiện: Ở cấp độ này, các hệ thống tự động phối hợp sẽ làm một phần của nhiệm vụ lái xe và các nhiệm vụ kiểm soát hàng hoá vận tải. Tuy nhiên người tài xế sẽ phải luôn sẵn sàng để quay trở lại kiểm soát khi hệ thống yêu cầu.
Cấp độ 4 – Tự động hoá cao: Ở cấp độ này, các hệ thống tự động sẽ vừa thực hiện kiểm soát hàng hoá, vừa vận hành phương tiện vận tải. Như vậy, người tài xế sẽ gần như không phải tham gia vào việc vận tải. Tuy nhiên hệ thống này chỉ có thể vận hành trong một số môi trường, dưới một số điều kiện nhất định.
Cấp độ 5 – Tự động hoá hoàn toàn: Các hệ thống tự động có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ của người tài xế trong tất cả các môi trường. Ở cấp độ này, sự xuất hiện và can thiệp của con người là hoàn toàn không cần thiết. Cấp độ này giúp hạn chế tối đa sự tiếp xúc người với người.
5.1.2.2 Tự động trong quản lý và giám sát vận tải
Xu hướng tự động hoá và số hoá vận chuyển có thể được chia thành hai khía cạnh bao gồm tự động hoá trong quản lý và giám sát vận chuyển và tự trong vận hành phương tiện vận chuyển. Đối với tự động hoá và số hoá trong quản lý và giám sát vận tải, hiện nay, hệ thống quản lý vận tải (Transportation Management System – TMS) là công cụ phổ biến nhất và đang tiếp tục được phát triển (Das, 2019).
Hệ thống quản lý vận tải (TMS) là một nền tảng hậu cần sử dụng công nghệ để giúp các doanh nghiệp lập kế hoạch, thực hiện và tối ưu hóa quá trình vận chuyển vật chất của hàng hóa, cả đến và đi, đồng thời đảm bảo lô hàng tuân thủ các quy định và có các chứng từ phù hợp.
Được biết đến như một giải pháp quản lý vận tải hoặc phần mềm quản lý vận tải, TMS cung cấp khả năng hiển thị về hoạt động vận tải hàng ngày, thông tin và tài liệu tuân thủ thương mại, đồng thời đảm bảo vận chuyển hàng hóa kịp thời. Hệ thống quản lý vận tải cũng hợp lý hóa quy trình vận chuyển và giúp các doanh nghiệp dễ dàng quản lý và tối ưu hóa hoạt động vận tải của mình, cho dù đó là đường bộ, đường hàng không hay đường biển.
Hệ thống quản lý vận tải đóng vai trò trung tâm trong chuỗi giá trị, ảnh hưởng đến mọi phần của quy trình – từ lập kế hoạch và mua sắm đến hậu cần và quản lý vòng đời. Khả năng hiển thị rộng và sâu được cung cấp bởi một hệ thống mạnh mẽ dẫn đến việc lập kế hoạch và thực hiện giao thông vận tải hiệu quả hơn, dẫn đến sự hài lòng của khách hàng cao hơn. Điều đó, dẫn đến doanh số bán hàng nhiều hơn, giúp doanh nghiệp phát triển.
Hệ thống quản lý vận tải chủ yếu được sử dụng bởi các doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển, di chuyển và nhận hàng một cách thường xuyên, bao gồm:
• Nhà sản xuất
• Nhà phân phối
• Công ty thương mại điện tử
• Các công ty cung cấp dịch vụ hậu cần, chẳng hạn như các công ty hậu cần bên thứ ba và bên thứ tư (3PL và 4PL) và nhà cung cấp dịch vụ hậu cần (LSP).
5.1.2.3 Tự động hoá và số hoá trong vận hành phương tiện vận tải
Đầu năm 2020, Rolls-Royce đã đưa các tàu chở hàng không người lái vào hoạt động vận tải hàng hoá trên biển. Cũng trong thời gian này, hàng loạt nhà đóng tàu đã tự nâng cấp và chế tạo các chuyên cơ vận tải tự vận hành.
Hãng dịch vụ vận tải biển Mitsui O.S.K. Lines (MOL) và Nippon Yusen đã bắt đầu hợp tác cùng nhà đóng tàu Nhật Bản Japan Marine United, với mục tiêu chính là đưa các tàu thuyền không người lái vào hoạt động rộng rãi trong năm 2025 sắp tới. Đặc biệt, MOL và Nippon Yusen đồng ý trong việc đầu tư hàng trăm triệu USD cho dự án phát triển này (Das, 2022).
Khi đường biển đang được quan tâm đặc biệt về công nghệ tự động hóa, mảng vận tải đường bộ cũng đang được phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết (Gartner, 2022). Tiêu biểu có thể kể đến Xe tải Mercedes-Benz tương lai năm 2025 là chiếc xe tải đầu tiên có thể tự điều khiển chạy trên đường cao tốc. Từ tầm nhìn đến thực tế, xe tải Mercedes-Benz tương lai 2025 đã đem đến một triển vọng đối với dòng xe tải đường dài trong tương lai (Gartner, 2022).
5.1.2.4 Tự động hóa trong giao nhận door-to-door
Là quốс giа đầu tiên hứng сhịu những hậu quả nghiêm trọng сủа virus SАRS- СоV-2, Trung Quốс là nướс tiên phоng sử dụng rоbоt để giао hàng. Một số thành tựu сủа хu hướng nàу сó thể đượс kể đến như sаu:
Từ đầu tháng 2/2020, dịсh vụ giао hàng trựс tuуến Mеituаn Diаnping đã đưа rа sáng kiến “giао hàng không tiếp хúс,” trоng đó sử dụng хе tự hành để gửi đơn đặt hàng tạp hóа сhо kháсh hàng ở quận Shunуi, Bắс Kinh сùng một số quận kháс. Trướс đó, сông tу nàу đã bắt đầu thử nghiệm rоbоt và thiết bị bау không người lái (drоnе) để giао hàng vàо năm ngоái, nhưng đâу là lần đầu tiên họ сhính thứс triển khаi phương tiện giао hàng tự hành trên đường phố (Gartner, 2022).
Đầu tháng Hаi, JD.соm – hãng bán lẻ trựс tuуến сó trụ sở tại Bắс Kinh – đã tuуên bố họ sẽ сung сấp vật tư у tế сhо Bệnh viện Thứ 9 và hàng tạp hóа сhо сáс сộng
đồng địа phương bằng phương tiện tự động ở Vũ Hán, nơi từng là tâm dịсh СОVID- 19. Rоbоt giао hàng tự động сủа JD сó thể giúp giảm tiếp хúс giữа người với người, bảо vệ сả kháсh hàng và nhân viên. Điều nàу khiến сhúng trở thành giải pháp lý tưởng để giао hàng ở Vũ Hán trоng thời giаn đặс biệt nàу (Kоng, 2020).