XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
4.2.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
4.2.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Mức 0 nghĩa là các biến quan sát trong nhóm gần như không có một sự tương quan nào, mức 1 nghĩa là các biến quan sát trong nhóm ngần như không có một sự tương quan nào, mức 1 nghĩa là các biến quan sát tương quan hoàn hảo với nhau, hai mức 0 và 1 hiếm khi xảy ra trong phân tích dữ liệu. Một số trường hợp xuất hiện hệ số Cronbach’s Alpha âm vượt ngoài đoạn giới hạn [0,1], lúc này thang đo hoàn toàn không có độ tin cậy, không có tính đơn hướng, các biến quan sát trong thang đo đối lập, ngược chiều nhau.
Có 2 tiêu chuẩn cần xem xét khi kiểm định Cronbach’s Alpha trên SPSS:
- Tiêu chuẩn 1: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo từ 0,7 trở lên, riêng với các nghiên cứu khám phá sơ bộ hệ số này từ 0,6 trở lên (Nunnally, 1978 và Hair & cộng sự, 2009).
- Tiêu chuẩn 2: Giá trị Hệ số tương quan biến tổngcủa các biến quan sát từ 0,3 trở lên (Hair & cộng sự, 2015).
Bảng 4.8: Kết quả hệ số Cronbach's Alpha đối với các thang đo
Thang đo Ký hiệu Hệ số Cronbach’s Alpha
Cơ sở hạ tầng CS 0,814 Quản lý doanh nghiệp QL 0,807 Trình độ người lao động NLD 0,770 Trình độ người lãnh đạo LD 0,829 Nguồn lực tài chính TC 0,728 Sẵn sàng tiếp cận CN 4.0 CN 0,905
Nguồn: Người viết tông hợp từ kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha trên phần mềm SPSS
Kết quả kiểm định đối với tiêu chuẩn 1 được trình bày chi tiết trong Phụ lục 3 và được tóm tắt trong bảng 4.3. Có thể thấy tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,7. Do đó tất cả các thang đo đều được giữ lại để tiếp tục nghiên cứu.
Bảng 4.9: Kết quả hệ số tương quan biến tổng Thang đo Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng
Cơ sở hạ tầng (CS) CS01 0,565 CS02 0,692 CS03 0,559 CS04 0,664 CS05 0,603 Quản lý doanh nghiệp (QL) QL01 0,646 QL02 0,586 QL03 0,631 QL04 0,632 QL05 0,491 Trình độ người lao động (NLD) NLD01 0,547 NLD02 0,586 NLD03 0,592 NLD04 0,549 NLD05 0,434 Trình độ người lãnh đạo (LD) LD01 0,635 LD02 0,612 LD03 0,667 LD04 0,607 LD05 0,609 Nguồn lực tài chính TC01TC02 0,5520,558
Thang đo Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng (TC) TC03 0,508 TC04 0,456 Sẵn sàng tiếp cận CN 4.0 (CN) CN01 0,745 CN02 0,728 CN03 0,723 CN04 0,668 CN05 0,666 CN06 0,726 CN07 0,673 CN08 0,710 CN09 0,557 CN10 0,434
Nguồn: Người viết tông hợp từ kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha trên phần mềm SPSS
Đối với tiêu chuẩn 2, kết quả chi tiết trích xuất từ SPSS được trình bày ở phụ lục 3 và hệ số Hệ số tương quan biến tổng của từng biến quan sát được tóm tắt trong bảng 4.4. Có thể thấy hệ số Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến trong nghiên cứu đều thoa mãn điều kiện lớn hơn 0,3. Do đó, tất cả các biến đều được giữ lại để nghiên cứu.
4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Các tác giả Hair và cộng sự (2009) và Nguyễn Đình Thọ (2012) cho rằng việc gộp phân tích chung biến độc lập và biến phụ thuộc trong một phân tích nhân tố khám và sau đó lại kiểm tra mối quan hệ phụ thuộc là không phù hợp. Có nghĩa là khi thực hiện EFA, ta cần tiến hành phân tích 2 lần riêng biệt cho các biến độc lập và cho riêng biến phụ thuộc.
a. Phân tích nhân tố khám phá với biến độc lập
Kết quả kiểm định EFA lần 1 cho ra bảng ma trận nhân tố xoay trong bảng 4.4. Theo đó, các quan sát không đạt yêu cầu bao gồm QL03, QL04 và CS04. Ta tiến hành loại các quan sát này và chạy kiểm định EFA lần 2 (Phụ lục 3).
Bảng 4.10: Bảng ma trận nhân tố xoay – EFA lần 1
0,713 0,611 0,587 0,538 0,502 0,501 0,787 0,684
Nguồn: Người viết tông hợp từ kết quả kiểm định EFA trên phần mềm SPSS
Kết quả EFA lần 2 cho phép ta loại thêm biến TC04 ra khoi nghiên cứu. Ta tiếp tục chạy kiểm định EFA lần 3.
Bảng 4.11: Ma trận xoay nhân tố - EFA lần 3
3
0,634 0,585 0,570 0,543 0,756 0,748
Nguồn: Người viết tông hợp từ kết quả kiểm định EFA trên phần mềm SPSS
Theo bảng 4.5, 5 nhân tố ban đầu sau phân tích EFA được chia thành 6 nhóm nhân tố. Bên cạnh đó, ta thấy xuất hiện hiện tượng trộn lẫn các biến giữa các nhân tố. Do đó, ta tiến hành đặt tên lại cho các nhóm nhân tố.
Nhóm nhân tố NLD (trình độ của người lao động) được chia làm 2 nhóm là nhóm 4 và nhóm 6. Do đó, ta tiến hành xem xét câu hoi khảo sát trong nhóm NLD để đặt lại tên cho hai nhóm này. Theo đó, ta sẽ giữ lại tên nhóm NLD cho 1 trong hai nhóm 4 và 6 với điều kiện nhóm đó thể hiện tốt hơn đặc trưng của Trình độ người lao động (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Chi tiết các câu hoi khảo sát như sau:
Bảng 4.12: Chi tiết câu hỏi khảo sát Trình độ người lao động
Nhóm 4 Nhóm 6
NLD01: Tất cả nhân viên trong công ty đều có bằng đại học/cao đẳng trở lên
NLD04: Nhân viên trong công ty thường xuyên trao đổi và phối hợp hiệu quả trong công việc
NLD02: Kỹ năng sử dụng máy tính là một yêu cầu bắt buộc trong tuyển dụng
NLD05: Nhân viên của công ty không ngần ngại khi tham gia các khóa học để nâng cao năng lực của mình (các khóa học ngôn ngữ, khóa học liên quan tới kỹ năng tin học, khóa học liên quan tới NLD03: Giao tiếp bằng các ngôn ngữ
phổ biến toàn cầu (tiếng Anh, tiếng Trung) không phải là một rào cản đối với
hầu hết nhân sự của công ty chuyên môn, nghiệp vụ,…)
Từ bảng 4.6 có thể thấy nhóm 4 thể hiện rõ năng lực của người lao động hơn. Trong khi đó, các câu hoi trong nhóm 6 cho xu hướng phản ánh về sự chủ động của nhân viên trong công việc. Do đó, người viết tiến hành giữ nguyên tên của nhóm 4 là Trình độ người lao động và đổi tên nhóm 6 thành Sự chủ động của người lao động.
Tiếp đó, ta xem xét nhóm 5. Nhóm này có sự trộn lẫn giữa Tổ chức quản lý DN (QL05) và Cơ sở hạ tầng (CS01, CS03), trong đó nhóm Cơ sở hạ tầng chiếm đa số. Như vậy, ta tiến hành đặt tên nhóm này là Cơ sở hạ tầng (Hair và cộng sự, 2009).
Tiếp đó, ta xem xét đến nhóm 2. Nhóm này có sự trộn lẫn giữa Tổ chức quản lý DN (QL01, QL02), Cơ sở hạ tầng DN (CS01 và CS05) và Nguồn lực tài chính (TC02). Do Cơ sở hạ tầng DN đã được phản ánh trong nhóm 5. Do đó, ta giữ lại nhóm nhân tố này với tên gọi Tổ chức quản lý DN (QL).
Tổng kết lại 5 nhóm nhân tố ban đầu sau phân tích EFA được gộp lại thành 6 nhóm nhân tố mới như sau:
Bảng 4.13: Các nhóm nhân tố mới sau EFA
STT Tên nhóm nhân tố Các biến quan sát
1 Trình độ của người lãnh đạo LD01, LD02, LD03, LD04, LD05 2 Tổ chức quản lý DN QL02, CS05, CS02, TC02, QL01 3 Nguồn lực tài chính TC01, TC03
4 Trình độ người lao động NLD01, NLD02, NLD03 5 Cơ sở hạ tầng DN CS01, CS03
6 Sự chủ động của người lao động NLD04, NLD05 Hệ số KMO = 0.895 > 0,5 => thang đo phù hợp
Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett = 0,000 < 0,05 => thang đo phù hợp Tổng phương sai trích từ 5 nhân tố = 54,692 > 50% => thang đo phù hợp
b. Phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc
Bảng 4.14: Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc
Nhân tố Biến quan sát Tên nhân tố
1 CN01, CN02, CN03, CN04, CN05,CN06, CN07, CN08, CN09, CN10 CN06, CN07, CN08, CN09, CN10
Sự sẵn sàng tiếp cận công nghệ 4.0 của DN Hệ số KMO = 0.906 > 0,5 => thang đo phù hợp
Mức ý nghĩa kiểm định Bartlett = 0,000 < 0,05 => thang đo phù hợp Tổng phương sai trích từ 5 nhân tố = 69,732 > 50% => thang đo phù hợp
Nguồn: Kết quả phân tích nhân tố khám phá trên phần mềm SPSS
Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc được tóm tắt trong bảng 4.6 và chi tiết trong phụ lục 5. Theo đó, tất cả các yếu tố đều cho ra kết quả thang đo phù hợp. Hơn nữa, tất cả các biến quan sát từ CN01 cho đến CN10 tạo thành 1 nhân tố duy nhất. Hệ số tải nhân tố cho tất cả các biến này đều lớn hơn 0.5 do đó tất cả các biến đều được giữ lại để tiếp tục phân tích.