Bối cảnh thúc đẩy sự phát triển của công nghệ 4

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến mức độ sẵn sàng tiếp cận công nghệ 4 0 của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu tại việt nam (Trang 77 - 78)

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

5.1.1 Bối cảnh thúc đẩy sự phát triển của công nghệ 4

Trong năm 2020 và 2021, đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng trên toàn cầu, khiến cho các chính phủ phải ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế XNK. Đây chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ 4.0 trong XNK vì các lý do sau:

Thứ nhất, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh

Virus Covid-19 lây lan thông qua tiếp xúc gần giữa người với người. Đồng thời, loại virus này có đặc điểm lây lan nhanh chóng, gây vôi hoá phổi và đe doạ trực tiếp đến tính mạng của người bệnh (NSW, 2022). Trong hoạt động XNK, việc tiếp xúc gần này là không thể tránh khoi nếu như doanh nghiệp tiếp tục sử dụng nhân công. Trên thực tế, mặc dù nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp bảo hộ như đeo khẩu trang và đảm bảo khoảng giãn cách tại nhà máy, phòng họp, khi ăn ca, các khu vực công cộng,… tuy nhiên, các hoạt động này chỉ có thể làm giảm một phần chứ không thể loại bo hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm. Thống kê của ILO cho thấy, trong thời kỳ cao điểm của đại dịch là năm 2020 – 2021, 80% nhà máy tại các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương và 89% nhà máy tại các quốc gia Châu Âu và châu Mỹ bị chính phủ buộc đóng cửa do nguy cơ lây lan dịch bệnh cao (ILO, 2021). Đồng thời, theo khuyến cáo của WHO, việc đeo khẩu trang và găng tay bảo hộ chỉ giúp làm giảm 70% nguy cơ lây bệnh (NSW, 2022), thay vào đó, làm việc tại nhà, tránh hoàn toàn tiếp xúc mới là giải pháp tối ưu nhất. Do đó, để vừa duy trì hoạt động và vừa đảm bảo được sự an toàn cho cộng đồng, việc ứng dụng CN 4.0, đặc biệt là công nghệ robots, là giải pháp quan trọng làm giảm hoàn toàn việc sử dụng nhân công.

Thứ hai, đảm bảo hoạt động của chuỗi giá trị

Trước tình hình dịch bệnh có nguy cơ lây lan, tại nhiều quốc gia trên thế giới, chính phủ đã ban hành các lệnh cấm người dân tham gia các hoạt động tụ tập nhiều người, trong đó có hoạt động sản xuất trong các nhà máy, hoạt động vận tải và giao

hàng. Một đặc thù của các hoạt động này đó là nhân công không thể làm việc tại nhà như nhân viên văn phòng. Do vậy, lệnh cấm này đã khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu nhân lực. Thống kê của ILO cho thấy, 70% doanh nghiệp trên 30 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương cho biết họ gặp khó khăn khi công nhân không thể đến nhà máy sản xuất (ILO, 2021). Trong khi đó, số lượng các DN dịch vụ gặp khó khăn do nguyên nhân này ở mức 52% do các DN vẫn có thể duy trì hoạt động nhờ việc nhân viên làm tại nhà (ILO, 2021).

Việc thiếu hụt nhân lực khiến cho mọi khâu, từ khâu sản xuất cho đến phân phối của chuỗi giá trị bị đình trệ. Điều này khiến cho sản phẩm không được sản xuất và cung cấp đến khách hàng một cách kịp thời, làm giảm tính đáp ứng của chuỗi giá trị, đặc biệt đối với những mặt hàng có giá trị cao. Do đó, doanh nghiệp cần phải tìm một nguồn lực mới thay thế cho nguồn nhân lực. Và trong bối cảnh này, công nghệ 4.0 là một lựa chọn lý tưởng. Theo khảo sát của PwC, 51% doanh nghiệp được hoi trả lời rằng họ đang tiến hành các thay đổi căn bản để theo đổi chiến lược quản trị chuỗi cung ứng 4.0 (PwC, 2021). Theo đó, 45% cho rằng lý do nằm ở việc họ nhận thức được ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến việc làm gián đoạn chuỗi cung ứng, 20% trả lời rằng lý do thay đổi nằm ở việc họ lo sợ năng lực cạnh tranh sẽ bị suy giảm nếu không theo kịp các tiến bộ công nghệ (PwC, 2021).

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến mức độ sẵn sàng tiếp cận công nghệ 4 0 của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu tại việt nam (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w