PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Đo lường các yếu tố trong mô hình
Hệ thống các yếu tố tác động và cơ sở đo lường các yếu tố này được người viết hệ thống trong bảng 3.1 sau.
STT Các yếu tố Đo lường
1 Điều kiện cơ sở hạ tầng (CS)
Được đo lường thông qua mức độ trang bị hệ thống máy tính cá nhân và kết nối internet phục vụ cho công việc của nhân viên tại công ty.
2
Tổ chức quản lý doanh nghiệp (QL)
Được đo lường thông qua mức độ hiệu quả và hiện đại của quy trình quản lý tại doanh nghiệp.
3
Năng lực của người lao động (NLD)
Được đo lường thông qua trình độ của người lao động tại doanh nghiệp
4
Năng lực của người lãnh đạo (LD)
Đo lường thông qua cách đánh giá và nhìn nhận của nhân viên về những người đảm nhận vị trí lãnh đạo chủ chốt trong công ty bao gồm kiến thức, kỹ năng, tầm nhìn và đạo đức.
5 Nguồn lực tài chính (TC)
Đo lường thông qua nhận định của nhân viên về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
6 Mức độ sẵn sàng tiếp cận công nghệ 4.0 của doanh nghiệp (CN)
Đo lường thông qua các hoạt động đang được tiến hành tại doanh nghiệp có sử dụng công nghệ 4.0 và tầm nhìn tương lai của doanh nghiệp trong việc tiếp tục ứng dụng công nghệ 4.0.
Nguồn: Người viết đề xuất
Điều kiện cơ sở vật chất (CS): Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trường và Lưu Quang Khải (2020) chỉ ra điều kiện cơ sở vật chất là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0 của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, yếu tố này được đánh giá thông qua tỷ lệ máy tính / nhân viên và tốc độ kết nối internet. Đây
là hai khía cạnh quan trọng vì các ứng dụng của CMCN 4.0 đều dựa trên nền tảng số và kết nối internet. Do đó, trong nghiên cứu này, yếu tố điều kiện cơ sở vật chất được đo lường như sau:
Bảng 3.1: Đo lường yếu tố Điều kiện cơ sở hạ tầng
ST
T Đo lường Câu hỏi
1
Mức độ đầy đủ trong việc trang bị máy tính cá nhân cho nhân
viên
Công ty trang bị đầy đủ máy tính cá nhân cho tất cả nhân viên chính thức
2 Kết nối internet Công ty trang bị kết nối Internet tốc độ cao cho tất cả các máy tính
3 Sự quan tâm của công ty đến chất lượng cơ sở vật chất
Công ty tiến hành bảo dưỡng hệ thống máy tính tối thiểu 6 tháng 1 lần
4 Mức độ thông suốt trong vận hành hệ thống cơ sở vật chất
Công việc của anh/chị không bao giờ bị ảnh hưởng xấu hoặc gián đoạn do hệ thống máy
tính tại công ty
5 Hệ thống phần mềm phục vụ hoạt động của doanh nghiệp
Công ty đầu tư mua và liên tục cập nhật các phần mềm phục vụ cho hoạt động (ví dụ: phần mềm tracking, phần mềm quản lý phương tiện vận tải thông minh, phần mềm quản lý nhà kho
thông minh,…)
Nguồn: Người viết đề xuất
Tô chức quản lý doanh nghiệp (QL): Đây là yếu tố được sử dụng trong mô hình của Nguyễn Xuân Trường và Lưu Quang Khải (2020) và Bộ Công thương Việt Nam (2021). Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, yếu tố này được đo lường trong bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2: Đo lường yếu tố Tổ chức quản lý doanh nghiệp
STT T
Đo lường Câu hỏi
nghiệp hành trên các phần mềm chuyên dụng (Ví dụ: Base, ERP Odoo,…)
2
Mức độ thông suốt của thông tin trong nội bộ doanh nghiệp
Nhân viên trong công ty có thể dễ dàng trao đổi tài liệu làm việc với nhau thông qua hệ thống mạng nội bộ trong công ty
3
Mức độ rõ ràng của quy trình làm việc
Quy trình làm việc được thiết lập trước và được phổ biến cho nhân viên trước khi làm việc chính thức
Quy trình làm việc được thiết kế một cách khoa học và tinh gọn
4 Mức độ giám sát quá trình làm việc của nhân viên
Các hoạt động của nhân viên trên máy tính tại công ty luôn được giám sát
Nguồn: Người viết đề xuất
Năng lực của người lao động (NLD): Năng lực của người lao động là yếu tố xuất hiện trong hầu hết các nghiên cứu về mức độ sẵn sàng tiếp cận công nghệ 4.0 của doanh nghiệp. Một trong số các đặc trưng của công nghệ 4.0 là sự phức tạp. Do đó, người lao động trong nghiệp, để tiếp cận và ứng dụng công nghệ này, cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định. Yếu tố này được đo lường như sau:
Bảng 3.3: Đo lường yếu tố Năng lực của người lao động
STT T
Đo lường Câu hỏi
1 Trình độ học vấn Tất cả nhân viên trong công ty đều có bằng đại học/cao đẳng trở lên
2 Kỹ năng máy tính Kỹ năng sử dụng máy tính là một yêu cầu bắt buộc trong tuyển dụng
3 Kỹ năng ngoại ngữ
Giao tiếp bằng các ngôn ngữ phổ biến toàn cầu (tiếng Anh, tiếng Trung) không phải là một rào cản đối với hầu hết nhân sự của công ty
4 Kỹ năng làm việc nhóm Nhân viên trong công ty thường xuyên trao đổi và phối hợp hiệu quả trong công việc
5 Tâm lý sẵn sàng trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng phục vụ
Nhân viên của công ty không ngần ngại khi tham gia các khóa học để nâng cao năng lực
việc ứng dụng công nghệ 4.0
của mình (các khóa học ngôn ngữ, khóa học liên quan tới kỹ năng tin học, khóa học liên quan tới chuyên môn, nghiệp vụ,…)
Nguồn: Người viết đề xuất
Năng lực của người lãnh đạo (LD): Đây là nhân tố được người viết bổ sung thêm so với các mô hình nghiên cứu đi trước. Đối với một doanh nghiệp bất kỳ, năng lực của người lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận công nghệ 4.0 của doanh nghiệp. Tầm nhìn, kiến thức và kỹ năng cũng như phong cách làm việc của người lãnh đạo sẽ quyết định tới phương hướng phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời với đó, đặc trưng của CMCN 4.0 là những công nghệ hiện đại và không ngừng đổi mới trong tương lai. Năng lực của người lãnh đạo được đo lường như sau:
Bảng 3.4: Đo lường yếu tố Năng lực của người lãnh đạo
STT T
Đo lường Câu hỏi
1 Kiến thức của người lãnh đạo
Lãnh đạo công ty (thành viên ban giám đốc, các trưởng, phó phòng, trưởng nhóm,…) là những người có hiểu biết sâu rộng về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ XNK
2 Kinh nghiệm của người lãnh đạo Lãnh đạo công ty là những người có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên trong lĩnh vực XNK 3 Phong cách làm việc của người
lãnh đạo
Lãnh đạo công ty luôn sẵn sàng giải đáp các câu hoi liên quan tới chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên dưới quyền
Lãnh đạo công ty tận tình giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên hoàn thành nhiệm vụ
4 Tầm nhìn của người lãnh đạo Lãnh đạo công ty là những người có tầm nhìn xa và tư duy sắp xếp, tổ chức khoa học
Nguồn: Người viết đề xuất
Yếu tố Nguồn lực tài chính (TC): Với đặc thù là sự hiện đại và liên tục cập nhật, công nghệ 4.0 sẽ nhanh chóng bị lỗi thời. Do đó, doanh nghiệp cần liên tục nâng cấp và cập nhật công nghệ mới. Điều này đòi hoi nguồn lực tài chính vững mạnh. Tuy nhiên,
do rào cản về thông tin, người viết không thể tiếp cận báo cáo tài chính của doanh nghiệp để tìm hiểu về tình hình tài chính. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu này, người viết chỉ có thể đo lường nguồn lực tài chính của doanh nghiệp thông qua góc nhìn của nhân viên (Bảng 3.5), vì vậy, các khía cạnh đo lường không có được sự đa dạng như các yếu tố khác.
Bảng 3.5: Đo lường yếu tố Nguồn lực tài chính
ST
T Đo lường Câu hỏi
1 Khó khăn tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải
Trong thời gian công tác, anh/chị không nhận thấy công ty có bất kỳ khó khăn tài chính nào Công ty không bao giờ chậm trả lương cho
nhân viên
Anh/chị và đồng nghiệp không gặp bất kỳ khó khăn gì trong việc thu tiền của khách hàng 2 Chế độ đãi ngộ về tài chính cho
nhân viên
Công ty luôn có thưởng lương tháng thứ 13 và thưởng định kỳ (tháng, quý, năm) cho nhân
viên xuất sắc
Nguồn: Người viết đề xuất
Yếu tố Mức độ sẵn sàng tiếp cận công nghệ 4.0 (CN): Dựa trên mô hình của Ban Phát triển Kinh tế Singapore (2017) và Bộ Công thương Việt Nam (2021), người viết tiến hành đo lường yếu tố này thông qua các trụ cột chính bao gồm: Chiến lược, Công nghệ, Dữ liệu, Hợp tác. Đồng thời, căn cứ vào đặc trưng của doanh nghiệp dịch vụ chủ yếu tiếp cận khách hàng cá nhân, người viết bổ sung thêm một trụ cột khác là mức độ phủ sóng mạng xã hội (Bảng 3.6).
Bảng 3.6: Đo lường yếu tố Mức độ sẵn sàng tiếp cận công nghệ 4.0
STT T
Đo lường Câu hỏi
1 Chiến lược ứng dụng CN 4.0
Việc ứng dụng công nghệ 4.0 thường xuyên được lãnh đạo công ty đề cập trong các cuộc họp
Anh/chị đã được lãnh đạo phổ biến về chiến lược ứng dụng công nghệ 4.0 trong hiện tại và tương lai gần
2 Công nghệ đang được ứng dụng
Công ty thường xuyên cập nhật và ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động (ví dụ: hệ thống tracking, hệ thống quản trị kho tự động,…)
Hầu hết các khâu trong quá trình cung cấp dịch vụ được tiến hành thông qua hệ thống phần mềm
3 Sử dụng và khai thác dữ liệu chung
Công ty có hệ thống lưu trữ dữ liệu nội bộ riêng như thông tin khách hàng, thông tin về các mặt hàng XNK, danh sách thủ tục cho từng mặt hàng,…
Dữ liệu thời gian thực được thu thập để phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả
Anh chị có thể dễ dàng tiếp cận hệ thống dữ liệu nội bộ của công ty để phục vụ cho công việc của mình
4
Mức độ hợp tác ngoài doanh nghiệp
liên quan tới công nghệ 4.0
Công ty có cộng tác với các doanh nghiệp cung cấp giải pháp thông minh (ví dụ: giải pháp quản trị kho thông minh, giải pháp quản trị phương tiện vận tải thông minh, …)
5 Mức độ phủ sóng trên mạng xã hội
Công ty có website riêng và thường xuyên nâng cấp website
Công ty có mặt trên hầu hết các trang truyền thông mạng xã hội (Facebook, Linkedln, Tiktok,…)
Nguồn: Người viết đề xuất