PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.6.2 Kích thước mẫu
Theo Taro, Y. (1967), việc xác định kích thước mẫu sẽ được chia làm hai trường hợp: không biết tổng thể và biết được tổng thể. Trong trường hợp này, kích thước mẫu có thể được coi là đã biết tổng thể, dựa vào Báo cáo Logistics của Bộ Công thương, năm 2021, Việt Nam có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ
xuất nhập khẩu. Do đó, theo Taro, Y. (1967), ta sẽ áp dụng công thức tính kích thước mẫu như sau:
(1) Trong đó:
- n: kích thước mẫu cần xác định.
- N: quy mô tổng thể.
- e: sai số cho phép. Thường ba tỷ lệ sai số hay sử dụng là: ±01 (1%), ±0.05 (5%), ±0.1 (10%), trong đó mức phổ biến nhất là ±0.05.
Do đó, áp dụng công thức (1), ta tính được kích thước mẫu như sau:
Việc xác định kích thước mẫu theo công thức trên có một nhược điểm đó là nó thường cho ra một kích cỡ mẫu tương đối lớn, đôi khi vượt qua khoi khả năng và thời gian nghiên cứu của các nhà nghiên cứu. Do đó, một phương pháp lấy mẫu khác mà các nhà nghiên cứu thường sử dụng đó là chọn kích thước mẫu dựa vào phương pháp định lượng sử dụng trong nghiên cứu. Cụ thể, trong nghiên cứu này, phương pháp định lượng mà tác giả sử dụng là phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis- EFA).
Lựa chọn kích thước mẫu theo EFA được Hair và cộng sự (2014) xác định dựa trên một khoảng kích thước mẫu. Cụ thể, Hair và cộng sự (2014) cho rằng để thực hiện EFA, kích thước mẫu tối thiểu cần thiết là 50 và tốt hơn nên sử dụng mẫu có kích thước từ 100 trở lên. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng cần căn cứ vào tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích. Tỷ lệ này có thể là 5:1 hoặc 10:1.
Trong nghiên cứu này, người viết sử dụng bảng khảo sát có 34 câu hoi tương ứng với 34 biến quan sát. Do đó, khi áp dụng tỷ lệ 5:1, cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 34 × 5 = 170. Kích thước mẫu này phù hợp với khả năng khảo sát của tác giả. Do đó, kích thước mẫu mà tác giả lựa chọn trong nghiên cứu này là tối thiểu 170.