Đặc điểm và kích thƣớc của các giai đoạn ấu trùng A caninum

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ học và biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa trên chó tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (FULL TEXT) (Trang 118)

Mẫu trứng giun móc A. caninum có cƣờng độ nhiễm >10.000 trứng /gram phân đƣợc tiến hành nuôi cấy theo dõi sự phát triển qua các giai đoạn ấu trùng đƣợc thể hiện qua bảng 4.18

107

Bảng 4.18 Đặc điểm và kích thƣớc của các giai đoạn ấu trùng A. caninum

Giai đoạn

ấu trùng Đặc điểm hình thái của ấu trùng

ích thƣớc (mm) (X¯ ±SE)

L1

Ấu trùng hình gậy, vỏ mỏng, màu xám nhạt, miệng hở, mập. Thực quản có hình giống củ hành, chiếm khoảng ¼ kích thƣớc ấu trùng và di chuyển chậm

0,27±0,01

L2

Ấu trùng hình gậy, vỏ mỏng, màu xám nhạt, miệng hở, dài và thon hơn L1. Thực quản có giống củ hành, chiếm khoảng ¼ kích thƣớc ấu trùng và di chuyển nhanh hơn L1.

0,42±0,01

L3

Ấu trùng hình gậy, vỏ dày, màu đậm, miệng đóng, có bao miệng, thân hình dài và thon hơn L1. Thực quản có hình trụ và di chuyển nhanh.

0,64±0,01

X: Kích thước trung bình; SE: Sai số chuẩn

Quá trình phát triển từ trứng đến giai đoạn ấu trùng gây nhiễm của A. caninum trải qua các giai đoạn:

Giai đoạn 1: trứng theo phân ra môi trƣờng bên ngoài chứa 2-4 phôi bào. Sau đó, phôi bào tiến hành phân chia tạo ra nhiều phôi bào và cuối cùng hình thành ấu trùng bên trong trứng.

108

Hình 4.15 Trứng hình thành ấu trùng bên trong (X40)

Giai đoạn 2 (ấu trùng L1): Sau một thời gian hoạt động bên trong trứng, ấu trùng phá vỡ vỏ trứng và chui ra ngoài hình thành ấu trùng L1. Ấu trùng có hình gậy, vỏ mỏng, màu xám nhạt, miệng hở và mập. Thực quản có hình giống củ hành, chiếm khoảng ¼ kích thƣớc ấu trùng, di chuyển chậm và có kích thƣớc là 0,27±0,01 mm. Căn cứ vào mô tả ấu trùng A. caninum của Bowman (2009), cho thấy ấu trùng giai đoạn này là ấu trùng kỳ 1, ký hiệu là L1.

Giai đoạn 3 (ấu trùng L2): Ấu trùng L1 hoạt động một thời gian sau đó ngừng hoạt động và lột xác để trở thành ấu trùng L2. Ấu trùng có hình gậy, vỏ mỏng, màu xám nhạt, miệng hở, dài và thon hơn L1. Thực quản có hình giống củ hành, chiếm khoảng ¼ kích thƣớc ấu trùng, di chuyển nhanh hơn L1 và có kích thƣớc 0,42±0,01 mm. Căn cứ vào mô tả ấu trùng A. caninum của Bowman (2010), cho thấy ấu trùng giai đoạn này là ấu trùng kỳ 2, ký hiệu là L2.

109

Hình 4.17 Môi và thực quản ấu trùng L1, L2 (X40)

Hình 4.18 Ấu trùng L2 (X40)

Giai đoạn 4 (ấu trùng L3): Gọi là ấu trùng gây nhiễm, ấu trùng L2 hoạt động một thời gian sau đó ngƣng hoạt động và lột xác hình thành ấu trùng gây nhiễm. Ấu trùng có hình gậy, vỏ dày, màu đậm, có thể thấy các cơ quan bên trong, miệng đóng, có bao miệng, thân hình dài và thon hơn L1. Thực quản có hình trụ, di chuyển nhanh và có kích thƣớc 0,64±0,01 mm. Căn cứ vào mô tả ấu trùng A. caninum của Bowman (2010), cho thấy ấu trùng giai đoạn này là ấu trùng kỳ 3, ký hiệu là L3. Ấu trùng L3 là ấu trùng gây nhiễm, chúng có khả năng hƣớng động tới vật chủ và có khả năng đi qua vật chủ về nơi ký sinh.

110

Hình 4.19 Ấu trùng L3 (X40)

Hình 4.20 Bao miệng ấu trùng L3 (X40)

Đặc điểm của ấu trùng A. caninum qua thí nghiệm trên phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Văn Thịnh và ctv. (1963) ấu trùng giun móc hình thành bên trong trứng, ấu trùng 1 có chiều dài 120-240 µm, thực quản dài 50-62 µm. Ấu trùng 2 có kích thƣớc 280-370 µm, thực quản dài 50-62 µm. Ấu trùng 3 có kích thƣớc 550-650 µm, thực quản dài 80-85 µm.

Qua kết quả nghiên cứu về kích thƣớc của ấu trùng A. caninum cũng phù hợp với nghiên cứu của Lapage (1962), ấu trùng L1 có chiều dài tƣơng đƣơng 300 m, đáng chú ý là hốc miệng của L1 dài, phần thực quản rõ, hình bầu. Ấu trùng qua hai lần biến thái để hình thành L2 và cuối cùng thành L3. Ấu trùng L3 có một lỗ miệng hơi dài và đuôi nhọn. Ấu trùng L3 là dạng ấu trùng gây nhiễm, chúng có chiều dài gần bằng 485 µm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của ấu trùng A. caninum

trong môi trƣờng phải trải qua ba giai đoạn, mỗi lần chuyển giai đoạn là 1 lần biến thái, có sự biến đổi về kích thƣớc và hình thái của thực quản ấu trùng.

111

4.3.2 ết quả theo dõi thời gian phát triển ấu trùng giun móc ở điều kiện phòng thí nghiệm

Mẫu đƣợc thực hiện trong phòng thí nghiệm có độ ẩm từ 60-80, nhiệt độ dao động 29-32oC. Kết quả đƣợc thể hiện qua Bảng 4.20

Bảng 4.20 Thời gian phát triển của ấu trùng A. caninum ở điều kiện phòng thí nghiệm

Nhiệt độ (OoC)

Độ ẩm Giai đoạn Thời gian phát triển ( ± SE) giờ

Thời gian phát triển

( ± SE) ngày

29-32 60-80

L1 31,5±1,30 1,3±0,10

L2 101±3,60 4,2±0,10

L3 125±3,80 5,2±0,15

Qua bảng cho thấy thời gian phát triển của ấu trùng đến giai đoạn gây nhiễm là khá ngắn trung bình 5,2 ngày. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bowman (1999) thời gian phát triển từ trứng tới L3 khoảng 2-8 ngày, sự phát triển của ấu trùng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trƣờng. Đồng thời, theo nghiên cứu của Bowman (2010) thì ấu trùng giun móc phát triển tốt ở nhiệt độ 23-30oC, môi trƣờng tối, ẩm nhƣng không quá ƣớt. Khi nhiệt độ cao hơn khoảng nhiệt độ thích hợp (23-30oC) sự phát triển sẽ diễn ra nhanh chóng.

4.3.3. ết quả nghiên cứu thời gian hoàn thành vòng đời của giun móc trong cơ thể chó

Thí nghiệm xác định thời gian hoàn thành vòng đời của giun móc đƣợc chia thành 2 nghiệm thức, ở mức gây nhiễm 500 ấu trùng/chó và 1.000 ấu trùng/chó, sau gây nhiễm 14 ngày mỗi ngày lấy mẫu phân chó xét nghiệm tìm trứng của A. caninum đƣợc thể hiện qua bảng 4.21 nhƣ sau:

Bảng 4.21 Thời gian hoàn thành vòng đời của giun móc trong cơ thể chó

Nghiệm thức Cƣờng độ gây nhiễm (ấu trùng/chó)

Phƣơng pháp gây nhiễm

Thời gian bắt đầu thải trứng (ngày)

1 500 Qua thức ăn 17

2 1.000 Qua thức ăn 17

Đối chứng Không gây nhiễm - -

Bảng 4.21 cho thấy thời gian phát hiện trứng A. caninum trong phân chó ở thí nghiệm 1 và 2 là 17 ngày. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với Levine

112

(1968) cho rằng dù bất kỳ đƣờng xâm nhập nào vào vật chủ thì thời gian hoàn thành vòng đời của A. caninum trong khoảng thời gian 14-21 ngày.

4.3.4. ết quả thời gian hoàn thành vòng đời của giun móc chó

Bảng 4.22 Tổng hợp thời gian hoàn thành vòng đời của giun móc

Qua bảng 4.22 cho thấy thời gian khép kín vòng đời của A. caninum ở chó trung bình là 27,7 ngày. Kết quả tổng hợp thời gian hoàn thành vòng đời của giun móc trong thí nghiệm nằm trong khoảng thời gian của Stenphen et al., (1996) đã nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.21 Sơ đồ tổng quát chu trình phát triển của A. caninum

TT Giai đoạn Thời gian hoàn thành (ngày)

1 Ấu trùng

L1 1,3

L2 4,2

L3 5,2

2 Ấu trùng phát triển thành giun trƣởng thành trong cơ thể chó

17

113

4.4 ết quả nghiên cứu về bệnh lý học ở chó nhiễm giun móc A. caninum

4.4.1 Triệu chứng lâm sàng trên chó gây nhiễm giun móc A. caninum

Tiến hành theo dõi triệu chứng lâm sàng của 20 con chó gây nhiễm giun móc A. caninum (NT1:10 chó đƣợc gây nhiễm với 500 ấu trùng/con; NT2: 10 chó đƣợc gây nhiễm 1.000 ấu trùng/con). Qua theo dõi chó thí nghiệm gây nhiễm chúng tôi ghi nhận một số dấu hiệu lâm sàng trên chó đƣợc thể hiện qua bảng 4.23 nhƣ sau:

Bảng 4.23 Biểu hiện triệu chứng lâm sàng trên chó gây nhiễm do A. caninum

Triệu chứng lâm sàng NT1 NT2 Triệu chứng SCN TSXH (%) Triệu chứng SCN TSXH (%) Thể trạng Chó gầy, chậm lớn 10 100 Chó gầy còm, chậm lớn 10 100

Lông, da Lông xù, xơ

xác 5 50 Lông xù, xơ xác da dày 10 100 Niêm mạc Hơi nhợt nhạt 5 50 Nhợt nhạt 10 100 Vận động Ít vận động 3 30 Nằm bệt xuống đất 5 50

Ăn uống Ăn ít 4 40 Bỏ ăn 10 100

Nôn mửa Nôn mửa 3 30 Nôn mửa 7 70

Trạng thái

phân Phân lỏng 5 50 Phân lỏng 2 20

Màu sắc của

phân Màu cà phê 5 50

Phân lỏng có

máu 8 80

Trạng thái

thần kinh Không có 0 0 có nhƣng nhẹ 2 20

Ghi chú: SCN: số chó nhiễm, TSXH: tần suất xuất hiện, NT1: nghiệm thức 1, NT2: nghiệm thức 2

Qua theo dõi triệu chứng lâm sàng của chó gây nhiễm giun móc cho thấy cả hai nghiệm thức đều có 100% chó gầy còm, chậm lớn. Tuy nhiên, chó ở nghiệm thức 2 có mức độ triệu chứng lâm sàng trầm trọng hơn chó ở nghiêm thức 1 đƣợc ghi nhận 100% chó lông xù xơ xác, da dày, bỏ ăn và niêm mạc

114

nhợt nhạt, 80% chó tiêu chảy có máu, 70% chó có biểu hiện nôn mửa, 50% chó nằm bệt xuống đất không đi lại đƣợc và 20% chó có triệu chứng thần kinh run rẩy. Chó gây nhiễm giun móc do A. caninum có triệu chứng nhƣ trên, có thể do khi ký sinh, giun hút máu, làm ký chủ gầy còm ốm yếu, gây viêm loét đƣờng tiêu hoá làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dƣỡng, giảm tính thèm ăn… Hơn nữa, giun móc bám chặt vào niêm mạc ruột gây chảy máu liên tục và kéo dài làm chó thiếu máu và suy kiệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả nghiên cứu của Ngô Huyền Thuý (1996) chó nhiễm giun móc có biểu hiện nôn khan, phân lỏng, thỉnh thoảng có màng nhầy, lẫn máu màu cà phê, có trƣờng hợp phân chó thành khuôn nhƣng cuối bãi phân có máu lẫn màng nhày ruột, chó ăn ít, thỉnh thoảng bỏ ăn, gầy yếu, bụng to, đi lại siêu vẹo.

Kết quả trên cũng phù hợp với kết quả tổng kết của OIE, (2005) cho thấy, giun móc là nguyên nhân của các triệu chứng cấp tính nhƣ: đau bụng, chán ăn, nôn mửa và xuất huyết đƣờng tiêu hóa. Nghiên cứu của Bowman (2010) cũng chỉ ra rằng ở thể cấp tính, những chó bị nhiễm A. caninum có hiện tƣợng thiếu máu trầm trọng có hiện tƣợng tiêu chảy, trong phân có lẫn máu và dịch nhày. Đồng thời, theo Phạm Sỹ Lăng và ctv. (2015) cho biết chó bị bệnh biểu hiện nôn mửa liên tục, ăn kém hoặc bỏ ăn, chảy máu ruột. Những trƣờng hợp nặng thấy chó nôn ra máu tƣơi và tiêu chảy phân lỏng có màu đen nhƣ bã cà phê. Đồng thời, theo Phạm Sỹ Lăng và ctv. (2015) cho biết một con giun móc trƣởng thành có thể hút 0,8ml máu/ngày, nếu một con chó có khoảng 100 giun móc ký sinh sẽ mất khoảng 80ml máu/ngày và nếu nhiễm nặng mỗi ngày sẽ mất 25% lƣợng máu của cơ thể. Do đó, chó nhiễm càng nhiều giun móc thì triệu bệnh càng trầm trọng hơn.

115

Hình 4.23 Phân chó tiêu chảy máu

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Lan Hƣơng và ctv. (2013) 100% chó nhiễm giun móc gầy còm, chậm lớn, lông xù, xơ xác; 80% chó bị tiêu chảy máu, màu nâu hoặc đen thỉnh thoảng có máu tƣơi và 73,3% chó nôn mửa.

4.4.2 ết quả bệnh tích đại thể trên chó gây nhiễm giun giun móc A. caninum

Tiến hành mổ khám những con chó đƣợc gây nhiễm A. caninum

(NT1:gây nhiễm với 500 ấu trùng/con; NT2: gây nhiễm 1.000 ấu trùng/con) có triệu chứng lâm sàng điển hình để kiểm tra bệnh tích đại thể. Qua mổ khám chúng tôi ghi nhận một số bệnh tích đƣợc thể hiện qua bảng 4.24 nhƣ sau:

Bảng 4.24 Bệnh tích đại thể của chó gây nhiễm giun móc A. caninum

Bệnh tích NT 1 NT2

Phổi Sung huyết Sung huyết, xuất huyết

Ruột non Sung huyết, có nhiều điểm

xuất huyết, một số điểm hoại tử.

Có nhiều giun ký sinh lúc nhúc

Sung huyết, có nhiều điểm xuất huyết. Hoại tử, thành ruột non dày.

Có nhiều giun ký sinh lúc nhúc

Ruột già Xuất huyết nhẹ Xuất huyết nặng

116

Qua mổ khám những chó đã đƣợc gây nhiễm cho thấy, có hiện tƣợng xuất huyết ở đƣờng tiêu hóa ở cả hai nghiệm thức. Tuy nhiên, những chó ở nghiệm thức 2 có bệnh tích ở các cơ quan phủ tạng trầm trọng hơn so với nghiệm thức 1. Bệnh tích rõ nhất là niêm mạc ruột bị tổn thƣơng, xuất huyết từng đám lớn ở vùng tá tràng, với nhiều giun A. caninum cấm sâu vào niêm mạc ruột và nằm lẫn trong tổ chức niêm dịch ruột, ngoài ra ở thành ruột non bị bong tróc từng mảng lẫn với máu và dịch ruột, đôi khi còn thấy điểm hoại tử ở niêm mạc ruột, phổi sung huyết, xuất huyết.

Kết quả giống với kết quả nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và ctv. (2015) cho rằng chó nhiễm giun móc nhiều có những dấu hiệu bệnh tích nhƣ niêm mạc ruột non, ruột già bị sung huyết, xuất huyết, nhiều giun móc cắm sâu vào niêm mạc ruột. Kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Huyền Thuý (1996) khi mổ khám chó chết vì nhiễm nhiều giun móc thấy hiện tƣợng sung huyết, xuất huyết niêm mạc ruột non, nhiều giun móc cắm sâu vào niêm mạc ruột, nằm lẫn trong tổ chức tƣơng mạc ruột. Giun móc A. caninum là một trong những giun tròn có sức gây bệnh nặng cho chó do hai yếu tố cơ bản là tác động cơ học và tiết độc tố. Giun có bao miệng phát triển lại đƣợc trang bị bởi các mảnh kitin, nhờ vậy mà giun có thể bám chắc vào niêm mạc ruột và gây chảy máu mao mạch, viêm ruột cata.

117

Hình 4.25 Xuất huyết manh tràng

Hình 4.26 Xuất huyết phổi

4.4.3 ết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể trên chó gây nhiễm giun móc A. caninum

Tiến hành mổ khám những chó đƣợc gây nhiễm A. caninum có triệu chứng lâm sàng điển hình, thu thập bệnh phẩm là ruột non, ruột già nơi giun trƣởng thành ký sinh làm tiêu bản vi thể nhằm đánh giá tác hại của giun trƣởng thành, ấu trùng giun gây ra cho ký chủ nhƣ sau: niêm mạc ruột non xuất huyết, quá trình này xảy ra do sự tác động cục bộ ở niêm mạc ruột, các tế bào niêm mạc ruột bong tróc, lông nhung ruột bị đứt nát. Niêm mạc ruột non bị tổn thƣơng dẫn đến viêm cata, tăng nhu động ruột, gây tiêu chảy, phân có máu và chất nhày. Sau thời gian giun móc tác động và cơ thể đáp ứng cục bộ,

118

xuất hiện các tế bào viêm, các tế bào xâm nhập vào xoang ruột đặc biệt là bạch cầu ái toan.

Hình 4..27 Tế bào bị bong tróc (X10)

Hình 4.28 Tế bào viêm với nhiều bạch cầu ái toan (X10)

119 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bowman, (1999) cho biết cấu tạo phần đầu của A. caninum, với bao miệng rộng, sâu, có 3 đôi răng sắc nhọn bằng chất kitin, giúp ký sinh cắm sâu vào thành mạch, vào biểu mô niêm mạc ruột, nơi chúng ký sinh để hút máu vật chủ, gây các tổn thƣơng cơ học. Các tổn thƣơng do A. caninum gây ra ở ruột non làm ảnh hƣởng tới khả năng hấp thu dinh dƣỡng, đồng thời mở đƣờng cho các bệnh truyền nhiễm gây bệnh kế phát, là một trong những nguyên nhân làm chó gầy còm, chậm lớn.

4.4.4 ết quả kiểm tra một số chỉ số huyết học trên chó nhiễm giun móc

A. caninum

Bảng 4.25 So sánh một số chỉ tiêu sinh lý máu giữa chó nhiễm và không nhiễm giun móc

Chỉ tiêu theo dõi

Chó nhiễm giun móc (n=30) Chó khoẻ (n=30)

Biến động ± SE Biến động ± SE

Số lƣợng hồng cầu

(triệu/mm3) 2,98-5,45 4,28±0,26 5,94-7,23 6,73±0,14

Hàm lƣợng huyết sắc

tố (g/dL) 6,90-11,30 10,04±0,47 12,4-17,9 16,26±0,47

Tỷ khối huyết cầu (%) 22,02-36,4 31,06±1,45 40,4-47,3 43,02±0,83

Số lƣợng bạch cầu

(nghìn/mm3) 16,2-25,50 20,06±1,15 10,1-16,8 13,75±0,88

Từ bảng 4.25 cho thấy số lƣợng hồng cầu của chó nhiễm giun móc trung bình là 4,28 ± 0,26 triệu/mm3 thấp hơn so với chó không nhiễm trung bình là 6,73 ± 0,14 triệu/mm3 máu, kết quả này phù hợp với kết quả của Shalm et al.,

(1975) là 5,5-8,5 triệu/mm3 máu. Nhƣ vậy khi chó bị nhiễm giun móc số lƣợng hồng cầu giảm là do giun hút chất dinh dƣỡng, hút máu và tiết chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ học và biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa trên chó tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (FULL TEXT) (Trang 118)