Đặc điểm sinh học của giun tóc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ học và biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa trên chó tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (FULL TEXT) (Trang 38 - 40)

2.3.3.1 Đặc điểm hình thái

Trịnh Văn Thịnh (1963), Nguyễn Thị Lê (1996) cho biết T. vulpis là một loài giun tròn có kích thƣớc lớn 45-75mm. Thực quản chiếm 3/4 chiều dài cơ thể. Đuôi con đực thƣờng cuộn tròn về phía bụng và mang 1 gai giao cấu, đƣợc một màng trên có nhiều gai bao phủ bảo vệ. Con cái có kích thƣớc tƣơng đƣơng với con đực, đuôi thẳng. Trứng giun tóc hình ovan, vỏ mỏng, màu vàng sẫm, kích thƣớc khoảng 72-90 µm x 32-40 µm. Trứng có sức đề kháng cao đối

27

với điều kiện môi trƣờng và có thể tồn tại nhiều năm trong đất, chúng có thể chống lại điều kiện lạnh của mùa đông cũng nhƣ điều kiện nóng của mùa hè.

Hình 2.15 Giun tóc T. vulpis

Nguồn: Thư viện ảnh ký sinh trùng Đại học Melbourne (Trocap)

Hình 2.16 Trứng của giun T. vulpis

Nguồn: Bác sĩ T. Inpankaew (Trocap)

2.3.3.2 Vòng đời phát triển

Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), cho biết giun tóc phát triển trực tiếp không cần ký chủ trung gian. Giun trƣởng thành ký sinh ở manh tràng, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi, sau 25-26 ngày phôi bào trong trứng sẽ phát triển thành ấu trùng gây nhiễm. Chó ăn, uống phải trứng có ấu trùng gây nhiễm, ấu trùng giải phóng ở đƣờng tiêu hóa về nơi ký sinh phát triển thành dạng trƣởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời hết 30-107 ngày.

28

Hình 2. 17 Vòng đời của giun T. vulpis

https://www.sciencedirect.com/topics/biochemistry-genetics-and-molecular- biology/trichuroidea

2.3.3.3 Tác hại do giun tóc gây ra cho chó

Froelich (1989) cho biết chó bị nhiễm nặng loài giun tóc T. vulpis thƣờng có cơn co thắt đại tràng, làm chó đau đớn rên rỉ, đầu của T. vulpis xuyên sâu vào niêm mạc ruột già đế hút chất dinh dƣỡng, tạo ra các tổn thƣơng và gây chảy máu nên phân chó có lẫn máu tƣơi. Trƣờng hợp xuất huyết nặng chó đi phân ra máu lẫn với những mảnh niêm mạc ruột bị tróc ra giống hội chứng lỵ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ học và biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa trên chó tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (FULL TEXT) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)