2.3.4.1 Đặc điểm hình thái
Theo Nguyễn Đức Tân và ctv. (2013) cho biết giun trƣởng thành G. spinigerum có cấu tạo cơ thể có miệng hình bán nguyệt với 1 cặp môi, tiếp theo lỗ miệng là thực quản và ruột. Lỗ hậu môn ở mặt bụng phần cuối cơ thể. Giun cái có tử cung và lỗ sinh dục ở phần giữa cơ thể. Giun trƣởng thành có từ 7-9 hàng gai trên hành đầu. Giun đực có 2 gai giao hợp ở phần mút đuôi. Hai phần ba cơ thể về phía trƣớc đƣợc bao bọc những hàng gai, mỗi hàng có khoảng 70-90 gai. Giun cái dài 25,8 mm (18-29), rộng 2,5 mm (2,1-3,0). Giun đực dài 18 mm (15-20), rộng 1,7 mm (1,2-2,0). Trứng giun hình bầu dục, bao phủ bởi 2 lớp vỏ, đầu nhỏ trứng có nắp, bên trong có 1 hoặc 2 tế bào phôi, kích thƣớc 0,068-0,081 x 0,038-0,043 mm.
29 Hình 2.18 Giun G. spinigerum http://www.impe-qn.org.vn/impe- qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1066&ID=10657 Hình 2.19 Trứng giun G. spinigerum https://www.vetbook.org/wiki/dog/images/3/31/Gnathostoma01.jpg 2.3.4.2 Vòng đời phát triển
Theo Nguyễn Phƣớc Tƣơng (2002) thì vòng đời phát triển của G. spinigerum chỉ hoàn thành trên loài cá nƣớc ngọt và trên loài chân kiếm Copepoda thuộc lớp thân giáp và trên các động vật đó ấu trùng gây nhiễm L3 mới đƣợc hình thành. Khi ký chủ cuối cùng (chó, heo) ăn cá chứa các ấu trùng gây nhiễm đó thì chúng tái tạo các kén ấu trùng trên các phủ tạng của chó. Vòng đời phát triển đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:
30
Hình 2.20 Sơ đồ vòng đời của G. spinigerum
https://www.cdc.gov/dpdx/gnathostomiasis/index.html
2.3.4.3 Tác hại do giun đầu gai gây ra cho chó
Một số trƣờng hợp da viêm và phù nề, sốt, chó mệt mỏi, ăn ít, bỏ ăn, nôn mửa. Nếu chó nhiễm nặng sẽ có triệu chứng thần kinh (Peters, 2009).