Tuổi cảm nhiễm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ học và biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa trên chó tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (FULL TEXT) (Trang 44 - 46)

Về mối liên quan giữa tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn ở chó, các tác giả đều thống nhất rằng, tuổi của chó càng cao thì tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm bệnh càng giảm. Một điều dễ nhận thấy là tình trạng nhiễm bệnh liên quan đến sức đề kháng của cơ thể, chó nhỏ có sức đề kháng thấp nên tính cảm thụ với giun tròn cao hơn. Ngoài ra, một số ấu trùng giun tròn có khả năng xâm nhập qua hệ tuần hoàn của chó mẹ vào bào thai, do đó chó con sau khi đƣợc sinh ra đã mang sẵn mầm bệnh (Phan Địch Lân, 2005; Brown et al. 2014).

Theo Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977) và hầu hết các tác giả trong và ngoài nƣớc đều thấy rằng chó cũng nhƣ thú ăn thịt khác bị nhiễm giun nặng ở giai đoạn còn non và nhẹ hơn ở giai đoạn trƣởng thành.

Chó con nhiễm giun nặng (đáng chú ý là giun đũa, giun móc) vì cơ thể chó non sức đề kháng yếu với mầm bệnh, dễ mẫn cảm với các loài giun. Mặt khác một số loài (giun đũa, móc) truyền cho chó non ngay từ khi còn trong bụng mẹ (qua bào thai).

33

Kết quả nghiên cứu của Blake and Overend (1982) ở Australian xác nhận tỷ lệ nhiễm T. canis ở chó dƣới 1 năm tuổi là 73%, tỷ lệ nhiễm giảm dần theo chiều tăng của tuổi.

Chó có thể nhiễm giun móc ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên theo nghiên cứu của Đỗ Hài (1972), Ashraf et al. (2008), Phạm Sỹ Lăng và ctv. (2015) thì chó từ 2-6 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ cao và chết nhiều.

Theo Phan Địch Lân và ctv. (1989), kết quả kiểm tra 96 chó con từ 1-3 tháng tuổi tại Hà Nội, tẩy giun cho chó bằng thuốc piperazin và levamisol, kết hợp kiểm tra phân, cho biết: 82 chó nhiễm giun T. leonina, tỷ lệ 85,41%, tác giả cho biết, chó con bị nhiễm T. leonina với tỷ lệ rất cao và thƣờng bị bệnh nặng hơn chó trƣởng thành.

Phạm Sỹ Lăng (1985) cho biết chó Nhật, Berger, Tây Ban Nha, Fok từ 1-3 tháng tuổi nhiễm giun móc 62,1%; 3-6 tháng tuổi (90,7%). Tỷ lệ nhiễm của chó con còn phụ thuộc vào chế độ nuôi dƣỡng chăm sóc, điều kiện môi trƣờng bị ô nhiễm, mất vệ sinh, ẩm thấp thì tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó cao, có thể từ 30-60 %. Ngƣợc lại, một số loài giun tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi chó nhƣ giun thực quản (S. lupi, giun tóc (T. vulpis).

Nghiên cứu ở Hugaria, Fok et al. (1988) thông báo tỷ lệ nhiễm T. canis

giảm dần theo chiều tăng của tuổi, chó 1-3 tháng tuổi nhiễm 25,35%; chó 4-6 tháng tuổi nhiễm 28,6%; chó 7-12 tháng nhiễm 6,5% và chó >12 tháng tuổi nhiễm thấp, chỉ có 4,0%.

Ngô Huyền Thúy (1996) cho biết, tình hình nhiễm giun tròn không phụ thuộc vào tính biệt của chó, nhƣng lứa tuổi có ảnh hƣởng đến tỷ lệ nhiễm, chó nhỏ có tỷ lệ nhiễm giun móc cao hơn chó trƣởng thành.

Theo Dumenigo et al. (1994) bằng phƣơng pháp phù nổi tác giả đã khảo sát trên 330 con chó ở Havana (Cu Ba), kết quả ghi nhận tỷ lệ nhiễm T. canis

không phụ thuộc theo giới tính.

Ở Ba Lan, Kornas et al. (2002) kiểm tra mẫu phân của 80 chó thả rông đƣợc thu gom về nơi nuôi tập trung, trong đó có 70 con chó trƣởng thành và 10 con chó con từ 1-2 tháng tuổi, tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm A. caninum là 7%, chó trƣởng thành có tỷ lệ cao hơn chó con. Nghiên cứu ở Mexico, Aguilar

et al, (2005) đã xác nhận tỷ lệ nhiễm A. caninum tăng dần theo tuổi của chó. Oluyomi and Sowemimo (2007) cho biết, tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm T. canis ở chó tại Nigeria từ 0-6 tháng tuổi khá cao và cao hơn ở những chó lớn. Tác giả cũng xác nhận, tính biệt của chó có ảnh hƣởng tới tỷ lệ nhiễm T. canis và chó cái có tỷ lệ nhiễm T. canis cao hơn chó đực.

34

Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn ở chó nuôi tại Hà Nội, Hoàng Minh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan (2008) cho biết, tỷ lệ nhiễm giảm theo tuổi chó (chó dƣới 3 tháng tuổi nhiễm T. canis 40,86%, 3-8 tháng tuổi nhiễm 25,89%, 8-12 tháng tuổi nhiễm 12,39%; đối với loài T. leonina: chó dƣới 3 tháng tuổi không thấy nhiễm, chó 3-8 tháng tuổi nhiễm 33,9%, 8-12 tháng nhiễm 42,1%, trên 12 tháng nhiễm 19,2%)

Hailu et al. (2011), khi nghiên cứu tình hình nhiễm giun ở chó ở Ethiopia nhận xét, chó non nhiễm bệnh giun tóc và giun móc nặng, chó trƣởng thành nhiễm ít hơn. Tỷ lệ nhiễm T. vulpis tăng dần theo lứa tuổi của chó, cao nhất ở những chó trên 12 tháng tuổi 67,9%, chó nhỏ có tỷ lệ nhiễm

A. caninum là 85,4%, cao hơn chó trƣởng thành nhiễm 41,8%.

Qua nghiên cứu của nhiều tác giả, hầu hết các tài liệu cho thấy chó nhiễm giun đũa chủ yếu ở giai đoạn tuổi còn non chiếm 60%, và nhiễm nặng hơn chó trƣởng thành. Đồng thời, qua kết quả nghiên cứu thực tế của các tác giả, tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hoá qua các lứa tuổi ở chó khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ học và biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa trên chó tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (FULL TEXT) (Trang 44 - 46)