Đặc điểm dịch tễ của giun tròn trên chó tại các tỉnh, thành ĐBSCL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ học và biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa trên chó tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (FULL TEXT) (Trang 87)

4.1.1 ết quả kiểm tra phân

Qua thu thập các mẫu phân chó nuôi ở các hộ gia đình tại 6 tỉnh, thành ĐBSCL: An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ nhằm đánh giá tình hình nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa, kết quả đƣợc thể hiện qua Bảng 4.1

Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm giun tròn trên chó tại các tỉnh, thành ĐBSCL

Địa điểm (Tỉnh/TP) SMKT SMN TLN% An Giang 298 180 60,40a Đồng Tháp 292 182 62,33a Bến Tre 268 166 61,94a Sóc Trăng 296 198 66,89ab Kiên Giang 278 202 72,66b Cần Thơ 295 156 52,88ab Tổng cộng 1.727 1.084 62,77

Ghi chú:Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (với P<0,05); SMKT - Số mẫu kiểm tra; SMN - Số mẫu nhiễm; TLN - Tỷ lệ nhiễm

Qua kiểm tra 1.727 mẫu phân chó tại 6 tỉnh, thành: An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ thuộc vùng ĐBSCL để tìm sự hiện diện của trứng giun tròn đƣờng tiêu hóa trên chó đƣợc thể hiện qua Bảng 4.1 cho thấy, chó có tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa chung là 62,77%. Trong đó, chó có tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa cao nhất ở tỉnh Kiên Giang 72,66%, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng có tỷ lệ nhiễm giun trong lần lƣợt là 60,40%; 62,33%; 61,94%; 66,89% và thành phố Cần Thơ có tỷ lệ nhiễm giun tròn thấp nhất (52,88 %). Qua phân tích thống kê cho thấy tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của chó có sự sai khác giữa các tỉnh khảo sát (p<0,05).

Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của chó giữa tỉnh An Giang và Kiên Giang; Đồng Tháp và Kiên Giang; Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ;

76

Kiên Giang và Cần Thơ; Bến Tre và Kiên Giang; Bến Tre và Cần Thơ; Sóc Trăng và Cần Thơ thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của chó ở tỉnh An Giang là 60,40%, Đồng Tháp (62,33%), Bến Tre (61,94%), TP. Cần Thơ (52,88%). Khi phân tích thống kê cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa các tỉnh là không có ý nghĩa thống (p>0,05).

Tƣơng tự, khi phân tích thống kê tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của chó ở tỉnh Đồng Tháp với Bến Tre, Sóc Trăng cũng nhƣ Kiên Giang và Sóc Trăng không có sự khác biệt về mặt thống kê (p>0,05).

Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ chó nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa khá cao tại các địa điểm khảo sát, do tập quán nuôi chó thả tự do hoặc bán chăn thả là rất phổ biến tại vùng nghiên cứu, chó nuôi thả rông sẽ đi phân ra môi trƣờng xung quanh, làm ô nhiễm môi trƣờng bởi trứng các loài giun tròn. Theo Jordan

et al. (1993) các bệnh do giun đũa nguyên nhân quan trọng nhất là do sự ô nhiễm môi trƣờng có thể tồn tại và tiếp tục tồn tại bởi khả năng sinh sản cao và sự tồn tại lâu dài của trứng trong môi trƣờng. Ngoài ra, việc phòng trừ KST cho chó ở các địa phƣơng khảo sát vẫn chƣa đƣợc ngƣời nuôi quan tâm đúng mức. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm giun tròn trên chó ở các tỉnh khảo sát vẫn còn cao. Đồng thời, Trần Kim Đôn, (2001) cho rằng điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm của các tỉnh, thành ĐBSCL là điều kiện thuận lợi cho trứng của các loài giun tròn phát triển, nên tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa cao là phù hợp.

Kết quả nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của một số tác giả nhƣ: Senlik B. et al. (2006) đƣợc thực hiện trên chó nghiệp vụ có 107/352 mẫu nhiễm giun tròn, tỷ lệ nhiễm là 30,4% và kết quả nghiên cứu của Awoke E. et al. (2011) cho thấy chó ở Gondar, Ethiopia có tỷ lệ nhiễm giun tròn là 4,7%. Nguyễn Thị Kim Lan và ctv. (2015) khi xét nghiệm phân chó ở thành phố Việt Trì, Hà Nội có tỷ lệ nhiễm giun tròn là 47,09%. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này thấp hơn nghiên cứu của Dƣơng Đức Hiếu và ctv. (2014) cho biết tình hình nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa ở chó tại xã Sai Nga, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ với tỷ lệ 77,4%.

Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó tại 6 tỉnh, thành ĐBSCL trong nghiên cứu này là khá cao. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của ký sinh trùng, vấn đề quản lý chăm sóc đàn chó không tốt là những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó cao.

77

Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn trên chó tại các tỉnh, thành ĐBSCL

Địa điểm Tỷ lệ nhiễm (%)

A.c A.b U.s T. c T. l T.v S. l

An Giang 53,02 40,94 36,58 9,39 5,03 4,36 10,10 Đồng Tháp 50,34 39,04 37,67 8,90 5,48 4,79 9,59 Bến Tre 50,75 39,18 36,94 9,32 5,59 4,85 10,80 Sóc Trăng 51,01 40,54 36,49 9,12 5,74 5,07 10,80 Kiên Giang 56,48 43,88 37,41 10,43 6,47 5,04 10,10 Cần Thơ 46,78 35,25 34,58 7,12 4,74 4,07 8,81 Tổng cộng 51,36a 39,78b 36,59c 9,03d 5,50e 4,69e 9,96d

Ghi chú:Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (với P<0,01);A.c: Ancylostoma caninum;A.b:Ancylostoma braziliense; U.s: Uncinaria stenocephala; T.c: Toxocara canis;T.l: Toxascaris leonina; T.v: Trichocephalus vulpis; S.l: Spirocerca lupi

Bảng 4.2 cho thấy, đã tìm thấy 7 loài giun tròn ký sinh ở chó tại 6 tỉnh, thành ĐBSCL đó là A. caninum, A. braziliense, U. stenocephala, T. canis, T. leonina, T. vulpis, S. lupi. Các loài giun phát hiện đƣợc đều là những giun tròn phổ biến ký sinh ở đƣờng tiêu hóa của chó. Trong đó loài giun móc A. caninum nhiễm với tỷ lệ cao nhất 51,36%, kế đến loài A. braziliense 39,78%,

U. stenocephala 36,59%, T. canis 9,03%, T. leonina 5,50%, T. vulpis 4,69%, S. lupi 9,96%.

Kết quả này tƣơng đồng với nghiên cứu của nhiều tác giả trong nƣớc nhƣ: Ngô Huyền Thúy và ctv. (1994) chó ở Hải Phòng và Hà Nội nhiễm T. canis 27,80% ở Hải Phòng và 27,00% ở Hà Nội; T. leonina 17,8% ở Hải Phòng và 21,90% ở Hà Nội, tƣơng tự A. caninum 67,10% và 62,30%, U. stenocephala 66,10% và 64,90% và T. vulpis 3,40% và 12,40%. Lê Hữu Nghị

và ctv. (2000) chó ở thành phố Huế nhiễm T. canis là 58,46%. Bùi Ngọc Thúy Linh (2003), chó ở thành phố Hồ Chí Minh nhiễm T. canis ở chó chiếm tỷ lệ 37,84%. Hoàng Minh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan (2008), chó nuôi ở thành phố Hà Nội nhiễm 4 loài giun tròn ký sinhở đƣờng tiêu hóa chó là A. caninum

68 - 71%. T. canis 20%, T. leonina 24 - 26% và T. vulpis 7%. Nguyễn Quốc Doanh (2009), từ năm 2005 - 2006, chó nuôi tại trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ tại suối Hai, Hòa Lạc và Trâu Quỳ chó nhiễm 6 loài giun tròn ký sinh là: T. canis. A. caninum, U. stenocephala, T. leonina, T. vulpisS. lupi. Với tỷ lệ nhiễm T. canis 10,02%; T. leonina 18,88%; A. caninum 63,42%; U.

78

stenocephala 43,65%; T. vulpis 10,91%; S. lupi 5,60%. Nguyễn Hữu Hƣng ctv. (2012) chó nuôi ở thành phố Cần Thơ nhiễm 6 loài giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hoá của chó là A. caninum, A. braziliense, U. stenocephala, T. canis, S. lupiT. vulpis. Nguyễn Thị Duyên (2014) chó ở thành phố Buôn Mê Thuột, nhiễm 4 loài giun tròn, tỷ lệ nhiễm loài T. canis là 34,9%; tỷ lệ nhiễm loài T. leonina là 10,4%, loài A. caninum là 62,9%; loài T. vulpis là 1,5%. Đỗ Thị Thu Thúy và ctv. (2015) chó tại thành phố Hà Nội có 37,5% nhiễm giun giun đũa. Bùi Khánh Linh và ctv. (2018) chó nuôi ở thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ thông qua phƣơng pháp phù nổi cho thấy chó nhiễm giun móc Ancylostoma spp. là 69,49% và 58,47%, kế tiếp là tỷ lệ nhiễm giun đũa

Toxocara spp. 39,83% và 22,88%, tỷ lệ nhiễm giun tóc là 7,63% và 5,08%. Nguyễn Phi Bằng và ctv. (2016) chó ở Long Xuyên, Tỉnh An Giang nhiễm giun móc Ancylostoma spp. chiếm tỷ lệ 62,62%. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng nhƣ của nhiều tác giả trên thế giới nhƣ: Giraldo et al. (2005) chó ở Tây Ban Nha nhiễm A. caninum là 13,9%. Tại Brazil, De Castro et al. (2005) chó nhiễm T. canis là 1,2%. Agniezka Tylkowk et al. (2010) tỷ lệ nhiễm chung các loài giun, sán đƣờng tiêu hóa ở chó nuôi tại vùng Pomeria thuộc Ba Lan là 34,84%. Trong đó tỷ lệ nhiễm U. stenocephala là 11%, T. canis: 20,62%, T. leonina: 2,91%, Ancylostoma spp.: 4,61%, T. vupis: 0,27%. Luty (2001), xét nghiệm 445 mẫu phân chó ở vùng Poznan (Ba Lan) kết quả có 32% chó nhiễm

Toxocara. Nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun, sán đƣờng tiêu hóa của chó tại Nigeria, Kutdang et al. (2010) chó nhiễm A. caninum có tỷ lệ nhiễm cao nhất: 51,0%, S. lupi là 5,8%, T. canis nhiễm là 38,2%. Awoke E. et al., (2011) chó ở Gondar, Ethiopia nhiễm 4 loài giun tròn là A. caninum, T. leonina, T. canis

Strongyloides stercoralis, trong đó loài A. caninum là phổ biến nhất.

So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc về tình hình nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của chó, kết quả nghiên cứu về thành phần loài giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa chó tại 6 tỉnh, thành ĐBSCL là khá phù hợp.

79

Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm giun tròn trên chó theo lứa tuổi tại các tỉnh, thành ĐBSCL

Địa điểm (Tỉnh, TP) Lứa tuổi (tháng) 1 - 12 13 - 24 > 24 SM KT SMN TLN % SM KT SMN TLN % SM KT SMN TLN % An Giang 150 97 64,67 80 47 58,75 68 36 52,94 Đồng Tháp 150 98 65,33 73 46 63,01 69 38 55,07 Bến Tre 138 94 68,12 72 42 58,33 58 30 51,72 Sóc Trăng 162 110 67,90 67 46 68,66 67 42 62,69 Kiên Giang 144 111 77,08 71 54 76,06 63 37 58,73 Cần Thơ 145 81 55,86 75 38 50,.67 75 37 49,33 Tổng cộng 889 591 66,48a 438 273 62,33ab 400 220 55,00b

Ghi chú:Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05); SMKT - Số mẫu kiểm tra; SMN - Số mẫu nhiễm; TLN - Tỷ lệ nhiễm

Bảng 4.3 cho thấy, chó ở mọi lứa tuổi đều nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa, tỷ lệ nhiễm cao nhất ở những chó 1-12 tháng tuổi 66,48%, kế đến chó từ 13-24 tháng tuổi nhiễm 62,33%, và thấp nhất là những chó trên 24 tháng tuổi nhiễm 55,00%. Qua phân tích thống kê cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó giữa các lứa tuổi rất có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, chó ở 1-12 tháng tuổi và chó 13-24 tháng tuổi không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa, nhƣng có sự sai khác ở chó >24 tháng tuổi. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa ở chó giảm dần theo tuổi. Phan Địch Lân (2005); Brown et al. (2014) đã giải thích mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó, các tác giả đều thống nhất rằng, tuổi của chó càng cao thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng giảm. Một điều dễ nhận thấy là chó con nhiễm giun nặng (giun đũa, giun móc) vì cơ thể chó non sức đề kháng yếu với mầm bệnh, dễ mẫn cảm với các loài giun. Ngoài ra, một số ấu trùng giun tròn nhƣ giun đũa có khả năng xâm nhập qua hệ tuần hoàn của chó mẹ vào bào thai, do đó chó con sau khi đƣợc sinh ra đã mang sẵn mầm bệnh.

Kết quả nghiên cứu trên tƣơng đồng với nghiên cứu của một số tác giả trong nƣớc nhƣ: Ngô Huyền Thúy (1994, 1996, 1998) lứa tuổi có ảnh hƣởng đến tỷ lệ nhiễm giun tròn, chó nhỏ có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn chó trƣởng thành. Theo Dƣơng Đức Hiếu và ctv. (2014), chó nhiễm giun tròn ở tất cả các nhóm tuổi, song nhiễm cao nhất ở chó dƣới 6 tháng tuổi (55%), chó trên 12 tháng tuổi nhiễm 7,5%. Nguyễn Thị Kim Lan và ctv. (2015) chó dƣới 2 tháng

80

tuổi có tỷ lệ nhiễm giun tròn cao nhất (77,42%); tiếp đến là chó 2-6 và 6-12 tháng tuổi (52,94% và 35,48%), thấp nhất ở chó trên 12 tháng tuổi (21,43%). Đỗ Thị Thu Thúy và ctv. (2015) chó dƣới 1 năm tuổi bị nhiễm giun đũa với tỷ lệ cao nhất (43,08%) và thấp nhất ở chó >24 tháng tuổi (17,82%). Nguyễn Thị Quyên (2017) chó nhiễm giun tròn ở các lứa tuổi thấp dần, từ chó dƣới 2 tháng đến chó trên 12 tháng tuổi.

Đồng thời cũng tƣơng đồng với nghiên cứu của Kutdang et al. (2010) tại Nigeria, của những chó dƣới 12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất 79,1% đối với các loài giun sán, giảm dần ở những chó >12 tháng tuổi, đặc biệt những chó >1 năm tuổi có tỷ lệ nhiễm thấp nhất: 49,5%. Tác giả cũng cho biết, có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm ở các độ tuổi khác nhau của chó và sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Reynolds et al. (2016), chó nhiễm giun tròn cao nhất ở giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi, tiếp đến là giai đoạn chó trên 12 tháng tuổi và thấp nhất là giai đoạn 6-12 tháng tuổi (P<0,05).

Kết quả khảo sát còn cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa luôn cao ở mọi lứa tuổi của chó. Điều này có thể là do trứng và ấu trùng giun tròn phát triển rất nhanh ở môi trƣờng nhất là ở vùng có khí hậu nóng ẩm, đồng thời giun tròn có vòng đời phát triển trực tiếp, ấu trùng giun tròn vào cơ thể chó qua đƣờng tiêu hóa, qua da, do đó nguy cơ chó nhiễm ấu trùng giun tròn là rất cao (Bowman, 1999). Nhƣ vậy, ngƣời chăn nuôi chó cần tẩy trừ giun tròn cho chó ở mọi lứa tuổi.

Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm giun tròn trên chó theo nhóm giống chó tại các tỉnh, thành ĐBSCL

Ghi chú:Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,01);SMKT:Số mẫu kiểm tra ;SMN: Số mẫu nhiễm, TLN: Tỷ lệ nhiễm

Địa điểm Giống chó ngoại Giống chó nội và lai

SMKT SMN TLN % SMKT SMN TLN % An Giang 142 68 47,89 156 112 71,79 Đồng Tháp 124 54 43,55 168 128 76,19 Bến Tre 124 60 48,39 144 106 73,61 Sóc Trăng 134 80 59,70 162 118 72,84 Kiên Giang 112 76 67,86 166 126 75,90 Cần Thơ 157 68 43,31 138 88 63,77 Tổng cộng 793 406 51,20a 934 678 72,59b

81

Bảng 4.4 cho thấy các giống chó khác nhau có tỷ lệ nhiễm giun tròn khác nhau. Giống chó nội và lai có tỷ lệ nhiễm giun tròn cao hơn giống chó ngoại (72,59% và 51,20%). Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun tròn ở giống chó nội, lai và giống chó ngoại rất có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Nguyễn Quốc Doanh (2012) tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó Fox, chó Nhật, chó Tây Ban Nha thƣờng nuôi trong nhà, nên tỷ lệ nhiễm giun thấp. Chó Berger, chó lai và chó giống nội thƣờng nuôi ở các gia đình có vƣờn, trại, điều kiện tiếp xúc với mầm bệnh nhiều nên tỷ lệ nhiễm bệnh giun cao hơn. Nguyễn Thị Kim Lan và ctv. (2015) tỷ lệ nhiễm giun tròn cao nhất ở chó nội 59,02%, tiếp đến là chó lai 41,30% và thấp nhất là chó ngoại 23,08%. Đồng thời qua khảo sát thực tế việc nuôi chó ở một số tỉnh ĐBSCL nhận thấy, sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun tròn giữa các giống chó là do giống chó ngoại ăn uống vệ sinh và thƣờng đƣợc nuôi nhốt, ít vận động xa nhà và ít tiếp xúc với môi trƣờng bên ngoài (nhƣ đất). Đối với giống chó nội và lai thì thƣờng đƣợc nuôi thả, tiếp xúc nhiều với môi trƣờng đất nên nhiễm giun tròn nhiều hơn so với giống chó ngoại.

Bảng 4.5 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa theo mùa vụ

Tỉnh

Mùa vụ

Mùa nắng Mùa mƣa

SMKT SMN TLN(%) SMKT SMN TLN(%) An Giang 162 79 48,77 136 101 74,26 Đồng Tháp 151 72 47,68 141 110 78,01 Bến Tre 140 74 52,86 128 92 71,87 Sóc Trăng 150 82 54,67 146 116 79,45 Kiên Giang 142 92 64,79 136 110 80,88 Cần Thơ 153 69 45,10 142 87 61,26 Tổng cộng 898 468 52,12a 829 616 74,30b

SMKT: số mẫu kiểm tra; SMN: số mẫu nhiễm; TL: tỷ lệ

* Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,01)

Bảng 4.5 cho thấy, ở mùa mƣa chó nhiễm giun tròn với tỷ lệ 74,30% cao hơn ở mùa nắng 52,12%. Qua phân tích thống kê về tỷ lệ nhiễm giun tròn giữa mùa nắng và mùa mƣa có sự khác nhau rất có ý nghĩa (p<0,01). Kết quả này tƣơng đồng với nhận xét của các tác giả Phan Địch Lân (2005) và Brown G. et

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ học và biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa trên chó tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (FULL TEXT) (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)