Tiến hành theo dõi triệu chứng lâm sàng của 20 con chó gây nhiễm giun móc A. caninum (NT1:10 chó đƣợc gây nhiễm với 500 ấu trùng/con; NT2: 10 chó đƣợc gây nhiễm 1.000 ấu trùng/con). Qua theo dõi chó thí nghiệm gây nhiễm chúng tôi ghi nhận một số dấu hiệu lâm sàng trên chó đƣợc thể hiện qua bảng 4.23 nhƣ sau:
Bảng 4.23 Biểu hiện triệu chứng lâm sàng trên chó gây nhiễm do A. caninum
Triệu chứng lâm sàng NT1 NT2 Triệu chứng SCN TSXH (%) Triệu chứng SCN TSXH (%) Thể trạng Chó gầy, chậm lớn 10 100 Chó gầy còm, chậm lớn 10 100
Lông, da Lông xù, xơ
xác 5 50 Lông xù, xơ xác da dày 10 100 Niêm mạc Hơi nhợt nhạt 5 50 Nhợt nhạt 10 100 Vận động Ít vận động 3 30 Nằm bệt xuống đất 5 50
Ăn uống Ăn ít 4 40 Bỏ ăn 10 100
Nôn mửa Nôn mửa 3 30 Nôn mửa 7 70
Trạng thái
phân Phân lỏng 5 50 Phân lỏng 2 20
Màu sắc của
phân Màu cà phê 5 50
Phân lỏng có
máu 8 80
Trạng thái
thần kinh Không có 0 0 có nhƣng nhẹ 2 20
Ghi chú: SCN: số chó nhiễm, TSXH: tần suất xuất hiện, NT1: nghiệm thức 1, NT2: nghiệm thức 2
Qua theo dõi triệu chứng lâm sàng của chó gây nhiễm giun móc cho thấy cả hai nghiệm thức đều có 100% chó gầy còm, chậm lớn. Tuy nhiên, chó ở nghiệm thức 2 có mức độ triệu chứng lâm sàng trầm trọng hơn chó ở nghiêm thức 1 đƣợc ghi nhận 100% chó lông xù xơ xác, da dày, bỏ ăn và niêm mạc
114
nhợt nhạt, 80% chó tiêu chảy có máu, 70% chó có biểu hiện nôn mửa, 50% chó nằm bệt xuống đất không đi lại đƣợc và 20% chó có triệu chứng thần kinh run rẩy. Chó gây nhiễm giun móc do A. caninum có triệu chứng nhƣ trên, có thể do khi ký sinh, giun hút máu, làm ký chủ gầy còm ốm yếu, gây viêm loét đƣờng tiêu hoá làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dƣỡng, giảm tính thèm ăn… Hơn nữa, giun móc bám chặt vào niêm mạc ruột gây chảy máu liên tục và kéo dài làm chó thiếu máu và suy kiệt.
Kết quả nghiên cứu của Ngô Huyền Thuý (1996) chó nhiễm giun móc có biểu hiện nôn khan, phân lỏng, thỉnh thoảng có màng nhầy, lẫn máu màu cà phê, có trƣờng hợp phân chó thành khuôn nhƣng cuối bãi phân có máu lẫn màng nhày ruột, chó ăn ít, thỉnh thoảng bỏ ăn, gầy yếu, bụng to, đi lại siêu vẹo.
Kết quả trên cũng phù hợp với kết quả tổng kết của OIE, (2005) cho thấy, giun móc là nguyên nhân của các triệu chứng cấp tính nhƣ: đau bụng, chán ăn, nôn mửa và xuất huyết đƣờng tiêu hóa. Nghiên cứu của Bowman (2010) cũng chỉ ra rằng ở thể cấp tính, những chó bị nhiễm A. caninum có hiện tƣợng thiếu máu trầm trọng có hiện tƣợng tiêu chảy, trong phân có lẫn máu và dịch nhày. Đồng thời, theo Phạm Sỹ Lăng và ctv. (2015) cho biết chó bị bệnh biểu hiện nôn mửa liên tục, ăn kém hoặc bỏ ăn, chảy máu ruột. Những trƣờng hợp nặng thấy chó nôn ra máu tƣơi và tiêu chảy phân lỏng có màu đen nhƣ bã cà phê. Đồng thời, theo Phạm Sỹ Lăng và ctv. (2015) cho biết một con giun móc trƣởng thành có thể hút 0,8ml máu/ngày, nếu một con chó có khoảng 100 giun móc ký sinh sẽ mất khoảng 80ml máu/ngày và nếu nhiễm nặng mỗi ngày sẽ mất 25% lƣợng máu của cơ thể. Do đó, chó nhiễm càng nhiều giun móc thì triệu bệnh càng trầm trọng hơn.
115
Hình 4.23 Phân chó tiêu chảy máu
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Lan Hƣơng và ctv. (2013) 100% chó nhiễm giun móc gầy còm, chậm lớn, lông xù, xơ xác; 80% chó bị tiêu chảy máu, màu nâu hoặc đen thỉnh thoảng có máu tƣơi và 73,3% chó nôn mửa.
4.4.2 ết quả bệnh tích đại thể trên chó gây nhiễm giun giun móc A. caninum
Tiến hành mổ khám những con chó đƣợc gây nhiễm A. caninum
(NT1:gây nhiễm với 500 ấu trùng/con; NT2: gây nhiễm 1.000 ấu trùng/con) có triệu chứng lâm sàng điển hình để kiểm tra bệnh tích đại thể. Qua mổ khám chúng tôi ghi nhận một số bệnh tích đƣợc thể hiện qua bảng 4.24 nhƣ sau:
Bảng 4.24 Bệnh tích đại thể của chó gây nhiễm giun móc A. caninum
Bệnh tích NT 1 NT2
Phổi Sung huyết Sung huyết, xuất huyết
Ruột non Sung huyết, có nhiều điểm
xuất huyết, một số điểm hoại tử.
Có nhiều giun ký sinh lúc nhúc
Sung huyết, có nhiều điểm xuất huyết. Hoại tử, thành ruột non dày.
Có nhiều giun ký sinh lúc nhúc
Ruột già Xuất huyết nhẹ Xuất huyết nặng
116
Qua mổ khám những chó đã đƣợc gây nhiễm cho thấy, có hiện tƣợng xuất huyết ở đƣờng tiêu hóa ở cả hai nghiệm thức. Tuy nhiên, những chó ở nghiệm thức 2 có bệnh tích ở các cơ quan phủ tạng trầm trọng hơn so với nghiệm thức 1. Bệnh tích rõ nhất là niêm mạc ruột bị tổn thƣơng, xuất huyết từng đám lớn ở vùng tá tràng, với nhiều giun A. caninum cấm sâu vào niêm mạc ruột và nằm lẫn trong tổ chức niêm dịch ruột, ngoài ra ở thành ruột non bị bong tróc từng mảng lẫn với máu và dịch ruột, đôi khi còn thấy điểm hoại tử ở niêm mạc ruột, phổi sung huyết, xuất huyết.
Kết quả giống với kết quả nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và ctv. (2015) cho rằng chó nhiễm giun móc nhiều có những dấu hiệu bệnh tích nhƣ niêm mạc ruột non, ruột già bị sung huyết, xuất huyết, nhiều giun móc cắm sâu vào niêm mạc ruột. Kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Huyền Thuý (1996) khi mổ khám chó chết vì nhiễm nhiều giun móc thấy hiện tƣợng sung huyết, xuất huyết niêm mạc ruột non, nhiều giun móc cắm sâu vào niêm mạc ruột, nằm lẫn trong tổ chức tƣơng mạc ruột. Giun móc A. caninum là một trong những giun tròn có sức gây bệnh nặng cho chó do hai yếu tố cơ bản là tác động cơ học và tiết độc tố. Giun có bao miệng phát triển lại đƣợc trang bị bởi các mảnh kitin, nhờ vậy mà giun có thể bám chắc vào niêm mạc ruột và gây chảy máu mao mạch, viêm ruột cata.
117
Hình 4.25 Xuất huyết manh tràng
Hình 4.26 Xuất huyết phổi
4.4.3 ết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể trên chó gây nhiễm giun móc A. caninum
Tiến hành mổ khám những chó đƣợc gây nhiễm A. caninum có triệu chứng lâm sàng điển hình, thu thập bệnh phẩm là ruột non, ruột già nơi giun trƣởng thành ký sinh làm tiêu bản vi thể nhằm đánh giá tác hại của giun trƣởng thành, ấu trùng giun gây ra cho ký chủ nhƣ sau: niêm mạc ruột non xuất huyết, quá trình này xảy ra do sự tác động cục bộ ở niêm mạc ruột, các tế bào niêm mạc ruột bong tróc, lông nhung ruột bị đứt nát. Niêm mạc ruột non bị tổn thƣơng dẫn đến viêm cata, tăng nhu động ruột, gây tiêu chảy, phân có máu và chất nhày. Sau thời gian giun móc tác động và cơ thể đáp ứng cục bộ,
118
xuất hiện các tế bào viêm, các tế bào xâm nhập vào xoang ruột đặc biệt là bạch cầu ái toan.
Hình 4..27 Tế bào bị bong tróc (X10)
Hình 4.28 Tế bào viêm với nhiều bạch cầu ái toan (X10)
119
Bowman, (1999) cho biết cấu tạo phần đầu của A. caninum, với bao miệng rộng, sâu, có 3 đôi răng sắc nhọn bằng chất kitin, giúp ký sinh cắm sâu vào thành mạch, vào biểu mô niêm mạc ruột, nơi chúng ký sinh để hút máu vật chủ, gây các tổn thƣơng cơ học. Các tổn thƣơng do A. caninum gây ra ở ruột non làm ảnh hƣởng tới khả năng hấp thu dinh dƣỡng, đồng thời mở đƣờng cho các bệnh truyền nhiễm gây bệnh kế phát, là một trong những nguyên nhân làm chó gầy còm, chậm lớn.
4.4.4 ết quả kiểm tra một số chỉ số huyết học trên chó nhiễm giun móc
A. caninum
Bảng 4.25 So sánh một số chỉ tiêu sinh lý máu giữa chó nhiễm và không nhiễm giun móc
Chỉ tiêu theo dõi
Chó nhiễm giun móc (n=30) Chó khoẻ (n=30)
Biến động ± SE Biến động ± SE
Số lƣợng hồng cầu
(triệu/mm3) 2,98-5,45 4,28±0,26 5,94-7,23 6,73±0,14
Hàm lƣợng huyết sắc
tố (g/dL) 6,90-11,30 10,04±0,47 12,4-17,9 16,26±0,47
Tỷ khối huyết cầu (%) 22,02-36,4 31,06±1,45 40,4-47,3 43,02±0,83
Số lƣợng bạch cầu
(nghìn/mm3) 16,2-25,50 20,06±1,15 10,1-16,8 13,75±0,88
Từ bảng 4.25 cho thấy số lƣợng hồng cầu của chó nhiễm giun móc trung bình là 4,28 ± 0,26 triệu/mm3 thấp hơn so với chó không nhiễm trung bình là 6,73 ± 0,14 triệu/mm3 máu, kết quả này phù hợp với kết quả của Shalm et al.,
(1975) là 5,5-8,5 triệu/mm3 máu. Nhƣ vậy khi chó bị nhiễm giun móc số lƣợng hồng cầu giảm là do giun hút chất dinh dƣỡng, hút máu và tiết chất kháng đông làm xuất huyết đƣờng tiêu hóa. Đồng thời sau khi định lƣợng hàm lƣợng huyết sắc tố trung bình và tỷ khối huyết cầu của chó không nhiễm trung bình là 16,26±0,47 (g/dL) và 43,02±0,83 (%) khi chó bị nhiễm thì hàm lƣợng huyết sắc tố trung bình và tỷ khối huyết cầu trung bình là 10,04±0,47 (g/dL) và 31,06±1,45 (%) giảm rõ rệt so với chó không nhiễm. Kết quả trên giống với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngân và ctv. (2016) cho biết, số lƣợng hồng cầu của chó khỏe bình quân là 6,5 triệu/mm3, dao động từ 5,6-7,4 triệu/mm3 máu; số gram hemoglobin trong 100 ml máu ở chó khỏe là 13,6 g/100 ml. Nhƣ vậy, khi chó bị giun móc ký sinh làm cho cơ thể thiếu máu, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thể tích khối hồng cầu của chó giảm do giun móc hút chất dinh dƣỡng, hút máu và tiết chất kháng đông gây xuất huyết đƣờng tiêu hóa. Bởi vì,
120
theo nghiên cứu về tác hại của giun móc gây ra cho vật chủ của Bowman (1999) thì lƣợng máu bắt đầu giảm đi ở ngày thứ 8 sau khi nhiễm giun móc, với bao miệng phát triển và các đôi răng sắc nhọn cho phép chúng bám chặt vào biểu mô ruột có nhiều mạch máu. Mỗi giun lấy đi khoảng 0,1ml máu mỗi ngày và ở những chó nhiễm nặng, lên đến vài trăm giun móc thì sẽ trở nên thiếu máu trầm trọng, dẫn đến thiếu sắt. Biểu hiện này chủ yếu xảy ra ở những cho con dƣới 1 năm tuổi, đối với những chó lớn, biểu hiện này không rõ ràng. Sự giảm rõ rệt hồng cầu ở chó bệnh là do giun móc ký sinh, chiếm đoạt dƣỡng chất ở ruột non, làm chó thiếu dinh dƣỡng, dẫn đến thiếu máu, đồng thời giun gây tổn thƣơng cơ học làm cho các mao mạch bị tổn thƣơng, rỉ máu. Độc tố của giun cũng làm tăng thêm mức độ tổn thƣơng thành mạch quản, gây hiện tƣợng mất máu, niêm mạc nhợt nhạt.
Cũng theo kết quả bảng 4.25 cho thấy số lƣợng bạch cầu của chó bệnh là 20,06±1,15 nghìn/mm3 máu dao động trong khoảng 16,2-25,5, tăng 6,31 so với chó khỏe. Số lƣợng bạch cầu tăng cao có thể là do khi chó nhiễm giun móc, phản ứng phòng vệ của cơ thể trở nên nhạy cảm, các loại bạch cầu tăng sinh nhằm chống lại tác hại của giun móc. Mặt khác, khi giun móc cắm sâu vào niêm mạc gây các tổn thƣơng, loét niêm mạc ruột sẽ tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác gây bệnh kế phát. Do đó, bạch cầu tăng sinh để thực bào, tiêu diệt mầm bệnh. Bởi vì, theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) thì bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng hai cách: thực bào và sinh kháng thể. Số lƣợng bạch cầu tăng lên là một chỉ tiêu phản ánh chức năng bảo vệ cơ thể trƣớc những yếu tố bệnh lý. Nhƣ vậy, trong quá trình chẩn đoán bệnh ở chó, nếu thấy các chỉ tiêu máu nhƣ bạch cầu tăng, trong khi hồng cầu và hàm lƣợng huyết sắc tố giảm thì cần nghi ngờ khả năng chó mắc bệnh giun móc để có phƣơng pháp xác định đúng bệnh và điều trị kịp thời.
4.5 ết quả thử nghiệm hiệu quả của một số thuốc tẩy trừ giun móc, giun đũa trên chó
Để xác định chắc chắn hiệu lực của thuốc tẩy giun móc và giun đũa ký sinh ở đƣờng tiêu hóa của chó, chúng tôi đã dùng thuốc A (levamisol) ở 2 mức liều lƣợng 160 mg/kg thể trọng và 180 mg/kg thể trọng, thuốc B (pyrantel) ở 2 mức liều lƣợng 120 mg/kg thể trọng và 140 mg/kg thể trọng, cả 2 loại thuốc đều dùng phƣơng pháp cho uống 1 liều duy nhất để tẩy cho những chó có cƣờng độ nhiễm cao. Đánh giá hiệu lực của thuốc bằng cách định lƣợng trứng giun móc, giun đũa đƣợc thải ra ở phân chó vào các ngày thứ 5, và ngày thứ 10 sau khi dùng thuốc cho chó. Kết quả đƣợc thể hiện qua bảng sau:
121
Bảng 4.26 Hiệu quả tẩy trừ giun đũa và giun móc bằng thuốc A (levamisol) và thuốc B (pyrantel)
Nghiệm thức
Số chó tẩy trừ
Số lƣợng trứng giun móc trung bình/gram phân Số lƣợng trứng giun đũa trung bình/gram phân
Trƣớc thí nghiệm
Sau thí nghiệm Hiệu quả % Trƣớc thí
nghiệm
Sau thí nghiệm Hiệu quả %
5 ngày XSE 10 ngày XSE 5 ngày 10 ngày 5 ngày XSE 10 ngày XSE 5 ngày 10 ngày
NTI 10 2506140 350301 8069 86,14 96,94 47566 5045 0 90,85 100
NTII 10 2575102 45043 175152 93,07 99,40 49063 2019 0 95,75 100
NTIII 10 2705193 450+42 45043 83,26 90,77 69550 2019 0 97,25 100
NTIV 10 2985249 5024 0 98,41 100 71031 0 0 100 100
122
Thí nghiệm đƣợc bố trí dùng thuốc A với NT I và NT II cho thấy, NT1: liều 160 mg/kg thể trọng cho hiệu quả tẩy trừ giun móc sau 5 và 10 ngày tuần tự từ 86,14-96,94%; đối với giun đũa hiệu quả từ 90,85 đến 100% sau 5 đến 10 ngày tẩy trừ. NT II: liều 180mg/kg thể trọng cho hiệu quả giun móc (93,07- 99,4%), tẩy sạch giun đũa (95,75-100%) sau 5-10 ngày cao hơn ở NT I.
Tƣơng tự, khi sử dụng thuốc B với NT III và NT IV cho kết quả NT III liều 120 mg/kg thể trọng cho hiệu quả tẩy trừ giun móc sau 5 và 10 ngày tuần tự từ 83,26-90,77%; đối với giun giũa hiệu quả từ 97,25 đến 100% sau 5 đến 10 ngày tẩy trừ. NT IV: liều 140mg/kg thể trọng cho hiệu quả tẩy sạch giun móc và giun đũa (97,25-100%) tẩy sạch giun móc sau 5-10 ngày (100%) cao hơn ở NT III
Thuốc A sử dụng trong thí nghiệm 1 có thành phần levamisol có tác dụng chống giun tròn phổ rộng. Bởi vì, theo Phạm Khắc Hiếu (2009) thì thuốc có tác dụng kích thích hạch, gây co cơ (nhanh và kéo dài). Ở liều cao, ức chế hệ enzyme Fumaratreductase của ký sinh trùng giống nhƣ Benzimizdazol. Trong ống dạ dày ruột và trong phổi. LevamizoI tác dụng với cả giun trƣờng thành và cả dạng ấu trùng của giun. Thuốc kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể vật chủ.
Thuốc B trong nghiên cứu có thành phần là pyratel là hoạt chất chính có tác dụng tẩy giun đũa và giun móc. Kết quả này giống với nhận định của Phạm Sỹ Lăng và ctv. (2015) cho biết từ những năm 80 của thế kỷ 20, các lacton đại phân tử vòng xuất hiện trên thị trƣờng thuốc Thú y và có hiệu quả cao trong thực tiễn phòng chống KST, đặc biệt pyrantel có tác dụng trị cả nội và ngoại KST, thuận tiện cho ngƣời dùng và an toàn cho vật nuôi. Do đó, các hóa dƣợc này đƣợc sử dụng rộng rãi trong phòng chống giun tròn. Đồng thời thuốc B này có hiệu quả tẩy trừ cao hơn trong nghiên cứu của Pakistan của Ashraf et al., (2008) cho thấy, pyrantel pamoate với liều 10mg/kg thể trọng có hiệu lực tẩy trừ giun móc >90%, chó sạch trứng trong phân sau 21 ngày điều trị.
Cả 4 nghiệm thức với 2 loại thuốc A và B, cho thấy chó không có phản ứng phụ trong suốt quá trình thí nghiệm. Bởi vì, theo Phạm Khắc Hiếu (2009) cho rằng levamisol liều độc gấp 5 lần liều điều trị, Niclosamid liều gây độc >40 lần liều điều trị, pyrantel pamoat liều độc gấp 7 lần điều trị, các loại thuốc này đều an toàn cho chó ở mọi lứa tuổi kể cả chó mang thai và cho sữa.
123
CHƢƠNG 5
ẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có một số kết luận sau: