2.3.5.1 Đặc điểm hình thái
Brodey et al. (1977), Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Nguyễn Thị Lê và ctv. (1996), Phạm Sỹ Lăng và ctv. (2015) cho biết S. lupi có màu đỏ, miệng nhỏ hình 6 cạnh. Thực quản kép, phần trƣớc đƣợc cấu tạo bằng tổ chức cơ, phần này dài. Phần sau đƣợc cấu tạo bằng tổ chức tuyến, phần này ngắn hơn. Giun đực dài 30-54 mm, có hai gai giao hợp không bằng nhau, dài 2,54 mm. Giun cái dài 54-80 mm, lỗ sinh dục cái nằm phía trƣớc thân, gần cuối thực quản. Hai đầu cơ thể giun hơi thót lại, toàn thân có màu đỏ máu. Trứng rất nhỏ, vỏ mỏng, hình bầu dục, hai cạnh bên gần nhƣ song song với nhau, kích thƣớc 0,035-0,039 mm x 0,014-0,023 mm, bên trong có chứa ấu trùng.
Hình 2.21 Dạng trƣởng thành của S. lupi
31
Hình 2.22 Trứng của S. lupi
Nguồn: Roger Rodríguez-Vivas et al. 2019
2.3.5.2 Vòng đời phát triển
Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001) và Phạm Sỹ Lăng và ctv.
(2015) thì giun trƣởng thành ký sinh trong các u, kén ở dạ dày và thực quản, đẻ trứng, bên trong có chứa ấu trùng, trứng theo các lỗ dò ở kén, đi vào xoang thực quản hoặc dạ dày, theo phân ra môi trƣờng bên ngoài, đƣợc các vật chủ trung gian là bọ hung ăn phân nhƣ Scarabens sacer, Capris lunaris thuộc họ
Scarrabaecidae và Tekebrionidae nuốt vào, ở đƣờng tiêu hóa của các vật chủ trung gian, ấu trùng thoát ra khỏi trứng, vào xoang đại thể, ở đó chúng lột xác hai lần và trở thành ấu trùng cảm nhiễm L3. Khi chó ăn thịt những ký chủ dự trữ chứa ấu trùng cảm nhiễm, ấu trùng đƣợc giải phóng khỏi kén, xuyên qua thành dạ dày, di hành trong hệ tuần hoàn, đến động mạch chủ, ở đó khoảng 3 tuần. Sau 10-12 tuần, ấu trùng di hành đến thực quản và tạo thành kén, tạo thành lỗ dò thực quản và phát triển thành dạng trƣởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời của giun S. lupi khoảng 5-6 tháng.
Hình 2.24 Vòng đời phát triển của S. lupi
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1471492219302466
2.3.5.3 Tác hại do giun xoăn thực quản gây ra cho chó
Trong một nghiên cứu về bệnh u thực quản và những biến chứng của căn bệnh trên chó nuôi tại vùng Shiraz, miền Nam Iran của Oryan et al. (2008)
32
cũng cho rằng bệnh này là một bệnh địa phƣơng có nhiều ở vùng khí hậu ấm, nóng, là nguyên nhân của các dấu hiệu nhƣ khó nuốt, nôn mửa, u thực quản.
Sự phát triển của S. lupi phụ thuộc vào mùa vụ và khi ấu trùng phát triển tới dạng trƣởng thành, tạo kén ở niêm mạc thực quản, kích thích, gây ho, con vật thở khó, nôn mửa ngay sau khi ăn.
Phạm Văn Khuê và ctv. (1993) nghiên cứu tình hình nhiễm S. lupi ở Hà Nội cho biết tỷ lệ nhiễm là 14,2%, giun thƣờng tạo thành những tổn thƣơng khối u cứng, kích thƣớc bằng hạt đậu đến quả trứng vịt, trong khối u chứa nhiều chất mủ lỏng và có nhiều giun quấn lại với nhau thành từng búi.