Ở Việt Nam, Tác giả Chu Thị Thơm và ctv. (2006), Phạm Sỹ Lăng và ctv. (2015) cho rằng, việc tẩy giun, sán có hiệu quả cần phải chú ý nhiều khâu, đặc biệt là khâu chọn thuốc tẩy trừ. Những thuốc tẩy trừ giun, sán cho hiệu quả cao là những thuốc đặc hiệu cho từng loài giun sán, tốt nhất là thuốc đặc hiệu với nhiều loài, có hoạt phổ rộng, nhƣng giá thành phải hợp lý mới có thể sử dụng rộng rãi đƣợc.
Theo Phạm Sỹ Lăng và ctv. (2015) cho biết từ những năm 80 của thế kỷ 20, các lacton đại phân tử vòng xuất hiện trên thị trƣờng thuốc Thú y và có hiệu quả cao trong thực tiễn phòng chống KST, đặc biệt một số loại thuốc có hoạt phổ rộng nhƣ ivermectin, mebendazole, pyrantel có tác dụng trị cả nội và ngoại KST, thuận tiện cho ngƣời dùng và an toàn cho vật nuôi. Do đó, các hóa dƣợc này đƣợc sử dụng rộng rãi trong phòng chống giun tròn.
2.9.1 Levamisole
* Tên và công thức hoá học: C11H12N2S
Hình 2.30 Công thức cấu tạo của levamisole
Nguồn: Phạm Khắc Hiếu (2009)
(S)-6-phenyl-2,3,5,6- tetrahydroimidazo[2,1-b][1,3]thiazole Thuốc dạng
bột, viên, dung dịch, cho uống hoặc tiêm dƣới da. Liều 10 mg/kg thể trọng 2 lần trong 14 ngày có tác dụng diệt dạng còn non của giun tim Dirofilaria immitis. Cũng có thể dùng để tẩy giun chỉ. Levamisole đƣợc dùng ở dạng hỗn hợp để tẩy giun đũa và giun móc với liều 10 mg/kg thể trọng.
Theo Phạm Khắc Hiếu (2009) thì levamizol có phổ tác dụng chống giun tròn rộng. Thuốc có tác dụng kích thích hạch, gây co cơ (nhanh và kéo dài). Ở liều cao, ức chế hệ enzyme Fumaratreductase của ký sinh trùng giống nhƣ
48
Benzimizdazol. LevamizoI tác dụng với cả giun trƣờng thành và cả dạng ấu trùng của giun. Không tác dụng với trứng giun. Thuốc kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể vật chủ.
- Động học: Hấp thu nhanh và nhiều ở đƣờng dạ dày - ruột. Thuốc cũng đƣợc hấp thu qua da, do đó levamizol còn đƣợc dùng ở dạng bôi, chà sát trên da. Tiêm dƣới da, trong vòng 30 phút đạt nồng độ đỉnh trong huvết tƣơng. Thải trừ qua nƣớc tiểu ở dạng chƣa phân hủy không biến đổi. Đối với chó sử dụng với liều 5mg/kg thể trọng, po.
- Tác dụng phụ: Chó có sự mẫn cảm khác nhau giữa các giống chó với levamisol. Dùng quá liều gây kích thích hệ Cholinergic (chảy nƣớc bọt, run cơ, thải phân và nƣớc tiểu, co giật). Các triệu chứng đó xuất hiện và tăng lên mạnh mẽ trong vòng 10-20 phút, nhƣng chúng sẽ mất đi trong 4-6 giờ. Khoảng 6- 10% số chó bị nôn mửa, tăng khả năng hấp thu nƣớc, mức độ cao nhất trong vòng 12 phút, có thể giải độc bàng Atropin.
Do đó không đƣợc dùng chung với các thuốc cƣờng phó giao cảm (nhƣ các thuốc ức chế Cholinesterase, các Tetrahydropirimidin) không có tác dụng với phôi thai, do đó gia súc có chửa vẫn dùng thuốc đƣợc.
* Độ độc: liều độc gấp 5 lần liều điều trị. Nếu quá liều động vật có dấu hiệu tăng cảm giác. Các biểu hiện đó là đau đầu, liếm môi, tiết nhiều nƣớc bọt và sùi bọt mép, cơ bắp run rẩy và lo âu.
2.9.2 Pyrantel
* Tên và công thức hoá học: Pyrantel, 1-Methyl-1,4,5,6-tetrahydro- 2- thienyl)-vinylpyrimidin C11H14N2S
Hình 2.31 Công thức cấu tạo của pyrantel
https://alobacsi.com/pyrantel-n410115.html
* Cơ chế tác động:
Tƣơng tự levamisole, các tác giả Aubry et al. (1970); Coles et al. (1974) đã cho biết pyrantel tác động đến hệ thống thần kinh cơ, gây co cơ đột ngột sau
49
đó làm mất cảm giác, liệt giun sán. Kết quả là giun sán không bám đƣợc vào thành niêm mạc ruột non của ký chủ và nó đƣợc thải ra ngoài một cách tự nhiên. * Hấp thu và thải trừ: Những nghiên cứu ở Úc cho thấy, pyrantel ở dạng tartrat đƣợc hấp thu tốt và chuyển hoá nhanh trên chó. Thuốc đạt nồng độ hữu hiệu trong huyết tƣơng sau 2-3 giờ. Có khoảng 40% liều dùng thải ra ngoài qua nƣớc tiểu. Ở dạng muối thuốc không hoà tan đƣợc và rất ít đƣợc hấp thu ở đƣờng tiêu hoá và hầu hết không thay đổi (50%) khi thải ra trong phân, với liều nhỏ của thuốc thì không ảnh hƣởng cho ký chủ (Robinson et al. 1976).
* Tác dụng: giun đũa (T.canis, T. leonina), giun móc (A. caninum)
Các tác giả Aubry and Cas (1970); Coles et al. (1974) cho biết pyrantel tác động đến hệ thống thần kinh cơ, gây co cơ đột ngột sau đó làm mất cảm giác, liệt giun. Kết quả là giun không bám đƣợc vào thành niêm mạc ruột non của ký chủ và nó đƣợc thải ra ngoài một cách tự nhiên.
Phạm Sỹ Lăng và ctv. (2009) cho biết: từ những năm 80 của thế kỷ 20, các lacton đại phân tử vòng xuất hiện trên thị trƣờng thuốc Thú y và có hiệu quả cao trong thực tiễn phòng chống ký sinh trùng, đặc biệt pyrantel có tác dụng trị cả nội và ngoại KST, thuận tiện cho ngƣời dùng và an toàn cho vật nuôi. Do đó, các hoá dƣợc này đƣợc sử dụng rộng rãi trong phòng chống giun tròn.
Bên cạnh đó, tác giả Chu Thị Thơm và ctv. (2006) lƣu ý: việc lựa chọn các loại thuốc phù hợp và có tác dụng tốt phải dựa trên các tiêu chuẩn, có hiệu quả cao, an toàn đối với vật nuôi, giá thành hợp lý.
Clark et al. (1991) thử nghiệm hiệu lực của ivermectin và pyrantel tẩy trừ A. caninum, T. canis, T. leonina, U. stenocephala cho hiệu quả tẩy trừ A. caninum lên tới 98,5%. Tác giả cũng cho biết, pyrantel với liều 10mg/kg thể trọng thì hiệu quả tẩy trừ đối với T. canis, T. leonina, U. stenocephala và A. caninum lần lƣợt là 91,2; 97,6; 98,7 và 91,3%, thuốc không có tác dụng phụ.
Nghiên cứu thử nghiệm thuốc điều trị bệnh do A. caninum trên chó ở Pakistan của Ashraf et al. (2008) cho thấy, pyrantel pamoate với liều 10mg/kg thể trọng có hiệu lực tẩy trừ giun móc >90%, chó sạch trứng trong phân sau 21 ngày điều trị.
Theo Phạm Khắc Hiếu (2009) chó dùng với liều 15mg/kg thể trọng Pirantel Pamoat (5mg/kg thể trọng Pirantel).
* Độc tính: Pyrantel pamoat rất an toàn, không độc cho tất cả các loài ở liều gấp 7 lần điều trị, dùng cho chó ở mọi lứa tuổi kể cả chó mang thai và cho sữa.
50
Ivermectine là thuốc phổ biến để điều trị nội, ngoại ký sinh trùng trên gia súc, chính vì thế có thể sử dụng ivermectine trong tiêu diệt giun tròn trên chó (Phạm Khắc Hiếu, 2009).
Dƣợc lý và cơ chế tác dụng: Ivermectin là dẫn chất bán tổng hợp của
một trong số avermectin, nhóm chất có cấu trúc lacton vòng lớn, phân lập từ sự lên men Streptomyces avermitilis. Ivermectin có phổ hoạt tính rộng trên các loại giun tròn, do đó đƣợc dùng nhiều trong thú y (Bộ Y Tế, 2018).
Phổ tác động: Diệt đƣợc nhiều loại ký sinh trùng nhƣ: giun tròn và ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cơ thể vật nuôi (Phạm Khắc Hiếu, 2009).
Độc tính: Thuốc an toàn đối với vật nuôi, Nếu dùng liều quá cao cho chó, thuốc có thể gây ra trạng thái ngộ độc thần kinh, con vật mẩn đỏ dƣới da, hô hấp tăng, loạn nhịp tim, sùi bọt mép, co giật. Thuốc đƣợc hấp thu nhanh, tác dụng nhanh, thời gian kéo dài và ít gây đau đớn nơi tiêm nên có thể tiêm dƣới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc cho vật nuôi uống. Tác dụng của thuốc có thể kéo dài đến 12 tháng. Một tháng sau khi dùng, ấu trùng tại tử cung giun chỉ trƣởng thành không thoát ra đƣợc, rồi bị thoái hóa và tiêu đi. Tác dụng kéo dài trên ấu trùng rất có ích trong việc ngăn chặn con đƣờng lây lan của bệnh (Richard, 2001).
Cách sử dụng và liều dùng
- Tiêm thuốc cho con vật vào đầu mùa hè để phòng bệnh.
- Phun thuốc lên cơ thể vật nuôi. Pha thuốc vào nƣớc ở nồng độ 10 % sau đó dùng bình phun, phun lên cơ thể vật nuôi để trị ngoại ký sinh trên cơ thể.
- Liều dùng: Dùng tiêm bắp hay tiêm dƣới da, khi phát hiện bệnh chỉ tiêm 1 liều duy nhất. Chó, mèo: 3mg/10 kg trọng lƣợng cơ thể. Để phòng bệnh 2-3 tháng sau tiêm lại 01 lần (Võ Thị Trà An, 2010).
Cơ chế tác dụng: Thuốc liên kết chọn lọc và có ái lực mạnh với các
kênh ion chloride glutamate có trên các tế bào thần kinh và cơ của các động vật không xƣơng sống, dẫn đến tăng tính thấm của màng tế bào đối với ion clorid và sau đó làm âm tính điện thế màng của các tế bào này dẫn đến liệt và chết kí sinh trùng (Phạm Văn Khuê và ctv., 1995).
Dƣợc động học: Ivermectine đƣợc hấp thu sau khi uống, thời gian đạt tới
nồng độ đỉnh trong huyết tƣơng khoảng 4 giờ và không khác nhau giữa các dạng bào chế. Ivermectine có thể tích phân bố 3-3,5 lít/kg, không qua hàng rào máu não. Thời gian bán thải vào khoảng 18 giờ. Khoảng 93% thuốc liên kết với protein huyết tƣơng. Thuốc chuyển hóa ở gan, chủ yếu thông qua
51
cytochrom P450 isoenzyme CYP3A4. Thuốc đƣợc đào thải phần lớn dƣới dạng chuyển hóa trong khoảng 2 tuần, chủ yếu qua phân, dƣới 1% liều dùng đƣợc thải qua nƣớc tiểu và dƣới 2% trong sữa. Sinh khả dụng hiện còn chƣa biết rõ sinh khả dụng tuyệt đối của thuốc sau khi uống hoặc tiêm. Sinh khả dụng tƣơng đối của viên nén chỉ bằng 60% sinh khả dụng của dạng dung dịch. Sinh khả dụng tăng lên trong bữa ăn giàu chất béo (Bộ Y tế, 2006).
Nhƣ vậy, ở Việt Nam đã có một số tác giả sử dụng thuốc levamisol, và pyrantel để tẩy giun tròn cho chó nên chƣa có cơ sở khoa học để khuyến cáo cho ngƣời chăn nuôi sử dụng thuốc. Do vậy, trong nội dung luận án, chúng tôi đánh giá hiệu lực tẩy giun đũa và giun móc cho chó của những loại thuốc trên.