5. Bố cục trình bày của báo cáo
1.5 Nhu cầu du lịch của khách du lịch
1.5.1 Khái niệm
Trước khi đi vào khái niệm nhu cầu du lịch, chúng ta cần hiểu nhu cầu cá nhân là gì? Nhu cầu là cái tất yếu, tự nhiên, nó là thuộc tính tâm lý của con người, là sự đòi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển. Nếu được thỏa mãn sẽ gây cho con người những xúc cảm tích cực (xúc cảm dương tính), còn ngược lại sẽ gây nên những ấm ức, khó chịu (xúc cảm âm tính).
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người. Nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức và giao tiếp,...).
19 Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của lực lượng sản xuất trong xã hội và trình độ sản xuất xã hội. Trình độ sản xuất xã hội càng cao, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch biến thành động cơ thúc đẩy con người đi du lịch. Nói cách khác, nhu cầu du lịch của xã hội chỉ có thể phát triển khi điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá của xã hội được nâng cao.
Nhu cầu du lịch của con người ngày càng phát triển, sự phát triển này do nhiều nguyên nhân:
- Đi du lịch đã trở thành phổ biến đối với mọi người.
- Số thành viên trong gia đình ít, tạo điều kiện cho người ta đi du lịch dễ dàng. - Khả năng thanh toán cao, phí tổn du lịch giảm dần.
- Trình độ dân trí được nâng cao. - Đô thị hoá.
- Thời gian nhàn rỗi nhiều.
- Mối quan hệ thân thiện hoà bình giữa các quốc gia. - Du lịch là tiêu chuẩn của cuộc sống.
- Các xu hướng du lịch sinh thái, du lịch tín ngưỡng phát triển nhanh,...
Nhu cầu du lịch rất đa dạng, phong phú thoả mãn nhu cầu du lịch là đồng thời thoả mãn tất cả các nhu cầu của khách du lịch trong hoạt động du lịch.
Nhu cầu du lịch phụ thuộc vào các điều kiện: thiên nhiên, chính trị, kinh tế - xã hội trong một xã hội cụ thể, nhóm xã hội nào đó mà con người ta sống, lao động và giao tiếp. Mặt khác, những điều kiện khách quan này luôn bị “khúc xạ” thông qua kinh nghiệm, đòi hỏi bên trong của mỗi con người cụ thể.
Quá trình hình thành nhu cầu của du khách diễn ra theo hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: con người hình thành những nhu cầu chung đối với việc du lịch như: do sự căng thẳng, mệt mỏi phải nghỉ ngơi để phục hồi sức khoẻ; do yêu cầu của việc tìm hiểu, nghiên cứu; do nhu cầu của việc giao lưu, buôn bán; do yêu cầu của tổ chức xã hội; do sự quảng cáo hấp dẫn,... Từ những lý do đó làm nảy sinh nhu cầu du lịch.
20 Giai đoạn 2: con người hình thành những nhu cầu cụ thể như: nhu cầu hiểu biết về nơi sẽ đến du lịch (phong cảnh, địa hình, các di tích văn hoá, lịch sử, phong tục tập quán,...); Trong thời gian đi du lịch, con người nảy sinh các nhu cầu dịch vụ về cơ sở vật chất, về văn hoá tinh thần, về hàng hoá,...