5. Bố cục trình bày của báo cáo
1.5.2 Các nhu cầu cơ bản của khách du lịch
1.5.2.1 Nhu cầu vận chuyển – dịch vụ vận chuyển
Nhu cầu vận chuyển trong du lịch được hiểu là sự tất yếu phải di chuyển từ nơi ở thường xuyên tới điểm du lịch nào đó và ngược lại, sự di chuyển ở nơi du lịch trong thời gian du lịch của du khách.
Sự phát sinh xuất phát từ đặc điểm tiêu dùng trong du lịch:
- Hàng hoá dịch vụ du lịch không đến với người tiêu dùng giống như tiêu dùng hàng hoá bình thường; muốn tiêu dùng du lịch theo đúng nghĩa của nó buộc người ta phải dời chỗ ở thường xuyên của mình đến điểm du lịch, nơi tạo ra các sản phẩm và điều kiện tiêu dùng du lịch
- Từ nơi ở thường xuyên của khách đến điểm du lịch thường có khoảng cách xa. Ngoài ra, vị trí của các đối tượng du lịch tại nơi du lịch cũng có những khoảng cách nhất định.
Do đó điều kiện tiên quyết của du lịch là phương tiện và sự tổ chức các dịch vụ vận chuyển. Nhu cầu vận chuyển được thoả mãn là tiền đề cho sự phát triển loạt những nhu cầu mới.
Có nhiều yếu tố chi phối việc thoả mãn nhu cầu vận chuyển của khách du lịch: - Khoảng cách cần vận chuyển.
- Mục tiêu của chuyến đi. - Khả năng thanh toán. - Thói quen tiêu dùng.
- Xác suất an toàn của phương tiện, uy tín, nhãn hiệu, chất lượng, sự thuận tiện. - Tình trạng sức khoẻ của khách.
21 Khi tổ chức dịch vụ vận chuyển cho khách, các nhà kinh doanh du lịch phải cân nhắc các yếu tố nói trên.
Tâm lý của khách du lịch chịu sự tác động tương đối lớn của cuộc hành trình. Những nhu cầu của khách du lịch khi sử dụng các dịch vụ vận chuyển rất đa dạng và luôn phát triển, nên các nhà kinh doanh du lịch cần lưu ý chất lượng của các dịch vụ này.
1.5.2.2 Nhu cầu ở và ăn uống - dịch vụ lưu trú và ăn uống
Nhu cầu ở và nghỉ ngơi, ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng để thoả mãn nhu cầu này ở điểm du lịch thì phương tiện vật chất phải có sự thay đổi, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt,mà còn thoả mãn các nhu cầu tâm lý khác.
Đối tượng thoả mãn nhu cầu này là các cơ sở lưu trú, các nhà hàng, quán rượu, Đối các sản phẩm ăn uống.... Trong quá trình kinh doanh lưu trú, ăn uống nhất thiết phải lưu ý đến: chất lượng, vệ sinh, an toàn, phong cách – quy trình phục vụ, cơ cấu, chủng loại sản phẩm, giá cả,...
Đối tượng để thoả mãn nhu cầu này của khách chịu sự tác động và chi phối của các yếu tố sau:
- Khả năng thanh toán của khách.
- Hình thức đi du lịch (cá nhân hay tổ chức). - Thời gian hành trình và lưu lại.
- Khẩu vị ăn uống(mùi vị, cách nấu, cách ăn,....). - Đặc điểm tâm lý cá nhân của khách.
- Mục đích cần thoả mãn trong chuyến đi. - cả, chất lượng phục vụ của doanh nghiệp.
Tổ chức kinh doanh khách sạn và nhà hàng phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề sau: vị trí, phong cách kiến trúc, trang trí nội thất, thực đơn ăn uống và tổ chức trong khâu phục vụ.
- Phong cách kiến trúc và tập quán ăn uống ở điểm du lịch nào đó, phải giới thiệu với khách bản sắc văn hoá, nền văn minh của bản địa ở điểm du lịch đó.
- Trang trí nội thất phải bảo đảm tính thẩm mỹ, tính tiện nghi, hiện đại, độc đảo và vệ sinh
22 - Đối với mỗi loại thức ăn, đồ uống cần làm nổi bật những nét đặc trưng về hương vị
và kiểu cách của chúng, đặc biệt là những món ăn mang tính chất đặc sản của điểm du lịch.
- Khâu tổ chức phục vụ đóng vai trò quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Chất lượng của khẩu tổ chức lưu trú, phục vụ, biểu hiện ở các mặt: Năng lực chuyên môn đối với từng nghiệp vụ; Phong cách giao tiếp và thái độ của người phục vụ.
Đây là một trong những yếu tố tạo nên bầu không khí tâm lý – xã hội thoải mái, lành mạnh ở nơi du lịch.
Tâm lý nói chung của khách du lịch biểu hiện rõ nhất ở tính hiếu kỳ và hưởng thụ. Có nghĩa là họ muốn thay đổi, chờ đón và mong đợi sự thoải mái và tốt đẹp khi đến điểm du lịch nào đó.
1.5.2.3 Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí - dịch vụ tham quan giải trí:
Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí về bản chất nó là nhu cầu thẩm mỹ của con người. Cảm thụ các giá trị thẩm mỹ bằng các dịch vụ tham quan, giải trí, tiêu khiển, tạo nên cảm tưởng du lịch trong con người. Cảm tưởng du lịch được hiểu là những rung động do tác động của các đối tượng ở nơi du lịch tạo thành, biến thành những kỷ niệm thường xuyên tái hiện trong trí nhớ của du khách.
Các đối tượng có thể gây nên những cảm tưởng du lịch trong du khách: a) Vị trí, địa hình, khí hậu, phong cảnh thiên nhiên.
b) Các vườn quốc gia, các công viên giải trí, công viên có chủ đề. c) Các hồ và cây xanh trong thành phố. nền văn
d) Các công trình kiến trúc độc đáo có tính lịch sử hay bản sắc của một hoá. e) Chiến trường xưa, khu phố cổ.
f) Các khu di tích, viện bảo tàng và các tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng.
g) Phong tục tập quán, truyền thống, hội hè đặc biệt (mang tính độc đáo) của cư dân vùng du lịch.
h) Những sự vật, hiện tượng có tính chất huyền bí. i) Các công trình thế kỷ.
23 j) Các trò chơi mang bản sắc dân tộc, hiện đại,...
Một trong những tính độc đáo của sản phẩm du lịch là do các đối tượng này tạo nên. Sản phẩm Tour có hấp dẫn hay không , thu hút được khách tham gia nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sự phong phú và hấp dẫn của các đối tượng này
1.5.2.4 Các nhu cầu khác — các dịch vụ khác:
Trong thực tế cuộc sống, nhu cầu của con người là vô tận. Quá trình đi du lịch tất yếu phát sinh các nhu cầu khác; và để thoả mãn các nhu cầu đó, các dịch vụ tương ứng nảy sinh. Các nhu cầu - dịch vụ tiêu biểu:
a) Nhu cầu mua hàng – bán hàng lưu niệm, hàng đặc sản, hàng tiêu dùng,... Những nhân tố tác động đến sự phát sinh và mức độ biểu hiện của nhu cầu này là: Đặc điểm tâm lý của du khách đối với một mặt hàng nào đó; Mục đích của chuyến đi; Khả năng thanh toán; Tính độc đáo của hàng hoá; Giá cả, chất lượng, hình thức,... của hàng hoá.
b) Nhu cầu thông tin - dịch vụ thông tin liên lạc. c) Nhu cầu giặt là, gội sấy, y tế,...