8. Kết cấu khoá luận
3.2.4. Hoàn thiện công tác đánh giá, phân tích và bố trí sắp xếp công việc
3.2.4.1. Hoàn thiện công tác phân tích công việc
Động lực làm việc của nhân viên sẽ không cao nếu như không được bố trí những công việc đúng khả năng, sở trường và nguyện vọng của họ, đồng thời nó cũng bị bào mòn theo thời gian nếu thiếu đi sự phong phú, đa dạng mà chỉ lặp đi lặp lại theo thói quen. Phân tích công việc là một hoạt động quản trị nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng đối với cấp quản lý và người lao động. Phân tích công việc giúp xác định những vấn đề liên quan đến bản chất của từng công việc cụ thể. Phân tích công việc giúp nâng cao trình độ của người quản trị bởi khi phân tích công việc cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu rõ ràng cụ thể và có sự chỉ đạo của người quản lý nhân sự để dẫn đến việc quyết định nhân sự như tuyển dụng, đề bạt, thù lao… chứ không phải nói một cách chung chung, mơ hồ, thiếu tính nhất quán và không có sự rõ ràng. Công ty Cổ phần tập đoàn Ngọc Thiên Global, thành phố Hà Nội thanh toán lương, khen thưởng cho người lao động trên cơ sở kết quả thực hiện công việc của NLĐ. Khi công ty phân tích công việc một cách có hệ thống thì NLĐ sẽ hiểu rõ về công việc mình phụ trách và điều kiện tiến hành công việc. Từ đó NLĐ sẽ có động lực làm việc thật tốt và đạt hiệu quả cao.
3.2.4.2. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc
Xác định mức độ hoàn thành công việc của người lao động để đảm bảo việc trả tiền công được khách quan, chính xác là rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nhất là ở Công ty Cổ phần tập đoàn Ngọc Thiên Global, thành phố Hà Nội. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc của NLĐ là một công cụ hỗ trợ nhà quản lý lắng nghe, phản hồi lại ý kiến một cách cần thiết cho NLĐ. Nếu cấp quản lý nắm bắt tốt tình hình thực hiện công việc của NLĐ, từ đó có thể giúp họ có cái nhìn rõ ràng về các hoạt động đang diễn ra, phát hiện hạn chế của bản thân, thúc đẩy họ làm việc hiệu quả hơn.
Trong quá trình đánh giá thực hiện công việc nhân viên, những người đánh giá có thể dựa trên cơ sở các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn khác nhau những vẫn đảm bảo tính khách quan, công bằng và minh bạch về kết quả đánh giá.
Đó là một biện pháp nhằm xác định điểm yếu, điểm mạnh của NLĐ, cải thiện quy trình ra quyết định của bộ phận hành chính – nhân sự, từ đó tạo cơ hội phù hợp với sở trường của mỗi người lao động.
Người lao động cần được tham gia vào đánh giá kết quả thực hiện công viẹc của họ. Điều đó giúp họ cảm thấy kết quả đánh giá được chính xác, công bằng và khách quan.
- Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc của NLĐ vào các hoạt động nhân lực khác:
Kết quả đánh giá thực hiện công việc được sử dụng trong bố trí, sắp xếp lao động; thuyên chuyển, đề bạt; tạo cơ hội cho NLĐ thăng tiến, nâng cao thu thập, tiền thưởng…
3.2.4.3. Sắp xếp, bố trí nhân lực đúng người đúng việc
Bố trí nhân sự phải đảm bảo đúng số lượng theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đúng người, sử dụng lao động đúng năng lực, sở trường và nguyện vọng của NLĐ. Và ngược lại nếu NLĐ được bố trí trái ngành trái việc thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và động lực làm việc của họ. Hơn nữa trong xã hội phát triển như hiện nay các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc thoả mãn nhu cầu của con người nhằm động viên, khích lệ họ làm việc hết khả năng.
Công ty cần phải tạo được sự hấp dẫn trong công việc khiến cho họ không cảm thấy nhàn chán công việc hiện tại từ đó họ sẽ tích cự làm việc tốt hơn, năng động hơn, họ sẽ có động lực cao hơn..
Hàng năm, Công ty cũng đã tạo điều kiện cho nhiều NLĐ có cơ hội thăng tiến, đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau. Điều đó giúp họ vừa cố gắng phấn đấu học tập vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc.
Như vậy, bố trí, sắp xếp đúng người đúng việc góp phần nâng cao suất lao động của NLĐ, thu nhập của họ sẽ được công ty trả xứng đáng với sức lao động mà họ bỏ ra.
3.2.5. Chú trọng công tác đào tạo và tạo cơ hội phát triển cho người lao động
việc làm thế nào để thăng tiến trong công việc, sự nghiệp cá nhân mới là điều quan trọng và khó khăn với nhiều người.
Công ty cần chú trọng hơn công đào tạo và phát triển của NLĐ bởi vì thông qua đó họ sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, kiến thức để nâng cao trình độ, tay nghề và kỹ năng của bản thân. Khi đó NLĐ sẽ cảm thấy tự tin hơn khi thực hiện công việc, tạo điều kiện cho họ thăng tiến và tạo động lực làm việc tốt hơn.
Công ty cần xác định đúng đối tượng cần đào tạo và phát triển là những ai. Thông qua đánh giá thực hiện công việc của họ xem hạn chế của họ là gì và đề ra phương án đào tạo, bồi dưỡng phù. Sau đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo phát triển tại công ty mà tác giả đề xuất:
- Đào tạo về lịch sử hình thành, sứ mệnh, thành công của công ty từ đó NLĐ sẽ nhận thức được sự quan trọng của việc đào tạo, nâng cao kinh nghệm của bản thân, hiểu rõ công việc mà mình phụ trách. Tất cả NLĐ cần hiểu rõ những thông tin về công ty. Khi đã thấu hiểu nó thì chính bản thân họ sẽ tự nỗ lực phấn đấu để hoàn thành mục tiêu chung.
- Đào tạo và phát triển cần được thực hiện đúng và phù hợp với nhu cầu của cá nhân người lao động: Công ty tập đoàn Ngọc Thiên Global, thành phố Hà Nội cần tìm hiểu rõ nhu cầu, nguyện vọng đào tạo của từng. Đối với đội ngũ nhân viên mới, công ty cần đào tạo những thông tin về công ty như lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, vị trí việc làm…đặc biệt đào tạo những gì họ đang thiếu mà có nhu cầu đào tạo thì công ty phải tạo điều kiện để họ có thể chủ động trong công việc.
Công ty cần quan tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao bởi vì họ rất năng động, sáng tạo, dễ tiếp thu kiến thức.
Người lao động muốn có cơ hội phát triển, bứt phá trong công việc thì phải tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên, nâng cao năng lực bản thân, tạo giá trị khác biệt so với những người khác. Luôn luôn có ý thức tinh thần trách nhiệm cao và cố gắng phấn đấu đạt kết quả công việc cao.
3.2.6. Xây dựng các hoạt động đoàn thể, khen ngợi, tổ chức thi đua trong công ty ngày càng đa dạng, phong phú
tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, các chương trình giải trí…nhằm kích thích tinh thần tham gia của NLĐ:
- Thứ nhất, công ty phải xây dựng được một môi trường làm việc hiện đại, thân thiện, an toàn, mọi người đoàn kết: tổ chức các buổi giao lưu gặp mặt, chia sẻ kinh nghiệm, từ đó mọi người có thể học hỏi lẫn nhau, thấu hiểu nhau hơn.
- Thứ hai, phải đầu tư kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho người lao động: Nếu có nhiều hoạt động được tổ chức thì NLĐ có cơ hội tham gia, họ được nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Công ty có thể tổ chức các chuyến đi dã ngoại, du lịch vào các ngày lễ lớn, điều đó sẽ giúp họ cảm thấy yêu công ty mình hơn,giúp họ táti tạo sức lao động…
- Thứ ba, vào các ngày lễ lớn như nhân dịp Trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhicông ty nên có phần quà cho những NLĐ có trẻ nhỏ, tổ chức các bữa tiệc, giao lưu ăn uống, ca hát…
- Thứ tư, xây dựng một nền văn hoá công sở đa dạng nhưng vẫn phải giữ được giá trị của nó: Ban lãnh đạo công ty cần thường xuyên lắng nghe ý kiến của người lao động để có thể nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của người lao động để biết được sở thích, nhu cầu của người lao động. Mỗi NLĐ đến từ vùng miền khác nhau, điều đó góp phần xây dựng một nền văn hoá phong phú, đậm bản sắc dân tộc…Khi có sự quan tâm từ phía công ty NLĐ sẽ có tinh thần học hỏi và phấn đấu cố gắng làm việc để mang lại hiệu quả cao cho công ty.