Đối với người lao động

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần tập đoàn ngọc thiên global, thành phố hà nội (Trang 73 - 78)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NGỌC THIÊN GLOBAL, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần tập đoàn Ngọc Thiên Global, thành phố Hà Nội

3.3.3. Đối với người lao động

- NLĐ cần phải tìm hiểu và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bản thân theo pháp luật về lao động trong doanh nghiệp.

- NLĐ luôn tìm tòi, học tập những kiến thức, kỹ năng mới để hỗ trợ cho bản thân trong khi thực hiện công việc, tạo động lực làm việc hiệu quả.

- Luôn phát huy điểm mạnh của bản thân, sửa sai khi mắc sai lầm, cố gắng hoàn thiện bản thân để có động lực làm việc. Chia sẻ kinh nghiệm cũng như khó khăn trong quá trình làm việc với đồng nghiệp, với ban lãnh đạo từ đó mọi người sẽ thấu hiểu và khích lệ nhau cùng làm việc tốt hơn.

Tiểu kết chương 3

Từ những cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1 và thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động của Công ty Cổ phần tập đoàn Ngọc Thiên Global ở chương 2, chương 3 tác giả đã đề xuất các giải pháp và một số khuyến nghị nhằm nâng cao công tác tạo động lực cho người lao động trong công ty. Tất cả các giải pháp nêu trên đều có mục đích cuối cùng là nâng cao công tác tạo động lực lao động tại công ty trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh phát triển của đất nước như hiện nay thì nhân lực là một trong những nhân tố hết sức thiết yếu. Chính vì vậy, để nhân lực phát huy hết khả năng tiềm ẩn của bản thân mỗi tổ chức phải tạo điều kiện tốt, từ đó họ sẽ có động lực làm việc. Động lực làm việc sẽ tạo ra niềm tin cho nhân viên trong việc thoả mãn nhu cầu của họ trong công ty. Họ luôn chọn cách ở lại và tăng thu nhập hơn là rời khỏi công ty. Với động lực cao nhân viên sẽ ít nghỉ việc, họ sẽ cảm thấy được coi trọng và cống hiến năng lực với công việc hiện tại của mình.

Hiểu rừ được tầm quan trọng đú, Cụng ty Cổ phần tập đoàn Ngọc Thiờn Global, thành phố Hà Nội cũng đã tiến hành tạo động lực làm việc cho người lao động với nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên công tác này vẫn còn nhiều hạn chế.

Trong chương 1, khoá luận đã trình bày khái quát, hệ thống hoá các lý luân khoa học cơ bản về nhu cầu, động cơ, lợi ích, động lực, tạo động lực; một số học thuyết tiêu biểu về tạo động lực lao động; các biện pháp tạo động lực lao động thông qua đãi ngộ vật chất và phi vật chất; các tiêu chí đánh giá hiệu quả tạo động lực và các nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động.

Trong chương 2, sau một thời gian nhất định tìm hiểu về công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần tập đoàn Ngọc Thiên Global, tác giả cũng đã nghiên cứu thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động và đã đạt một số kết quả như: phân tích thực trạng tiền lương, tiền thưởng, chế độ phụ cấp, phúc lợi, tạo động lực thông qua bản thân công việc, điều kiện môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến…Từ đó, tác giả đánh giá hiệu quả công tác tạo động lực lao động trên các tiêu chí đã đưa ra, đánh giá những mặt đã đạt được, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.

Trong chương 3, trên cơ sở những lý luận đã nghiên cứu kết hợp với kết quả tìm hiểu thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao động như: xác định nhu cầu của từng nhóm đối tượng lao động làm căn cứ để đưa ra biện pháp tạo động lực phù hợp, giải pháp hoàn thiện chính sách

tạo động lực cho người lao động, giải pháp hoàn thiện các biện pháp tạo động lực thông qua đãi ngộ vật chất và phi vật chất…

Do bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài khoá luận vẫn còn tồn tại một số hạn chế vì thế tác giả mong muốn Quý thầy, cô giáo đóng góp, bổ sung ý kiến để khoá luận được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt:

1. Báo cáo kiểm toán của Công ty Cổ phần tập đoàn Ngọc Thiên Global, thành phố Hà Nội.

2. Báo cáo kiểm toán của Công ty Cổ phần tập đoàn Ngọc Thiên Global, thành phố Hà Nội.

3. Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (2015), Thông tư số 23/2015/TT- BLĐTBXH.

4. Các tài liệu, văn bản của phòng Hành chính – nhân sự, phòng Kế toán của Công ty Cổ phần tập đoàn Ngọc Thiên Global, thành phố Hà Nội.

5. Tạ Ngọc Ái (2009),“Chiến lược cạnh tranh thời đại mới” NXB Thanh Niên.

6. Trần Kim Dung (2018), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp TP.HCM, TP Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Vân Điềm – Nguyễn Ngọc Quân (2012), Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2013), Quản lý học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Phương Lan (2015), “Hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực cho công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước”, Học viện Hành chính Quốc gia.

10. Lê Thị Mỹ Linh (2009), “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

11. Lê Đình Lý (2015),“Chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An)”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

12. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2019), Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14, Nhà Xuất bản Lao động, Hà Nội.

13. Vừ Thị Hà Quyờn (2013), “Tạo động lực làm việc cho người lao động

tại công ty cổ phần dệt may 29/3”, Trường Đại học Đà Nẵng.

14. Nguyễn Hữu Thân (2012), Quản trị nhân sự, NXB Lao động – Xã hội, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

15. GS.TS Lê Hữu Tầng và GS.TS Nguyễn Duy Quý (2013), “Vấn đề phát huy và sử dụng đúng đắn vai trò động của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội”.

16. Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình Tiền lương – Tiền công, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

17. Vy Thị Phương Thảo (2018), Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội, Thành phố Hà Nội, Đại học Nội vụ Hà Nội, Hà Nội.

18. Nguyễn Xuân Minh Trường (2018), “Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ”, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

19. Trần Thị Huyền Trang (2015), “Động lực làm việc của người lao động”, KLF, Trường Đại học Thương mại.

20. Bùi Anh Tuấn (2013), Giáo trình Hành vi tổ chức, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

21. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị học, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.

22. Vũ Thị Uyên (2007), “Tạo động lực cho lao động quản lý trong doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020”.

II. Tài liệu Tiếng Anh:

1. Dinibutun (2012), “Work Motivation: Theoretical Framework”, The American University of the Middle East.

2. Buelens and Van den Broeck (2007), An Analysis of Differences in Work Motivation between Public and Private Sector Organizations, Public Administration Review.

3. Daniel H.Pink (2011), Drive: The Surprising Truth About What Motivates Us, Riverhead Books.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần tập đoàn ngọc thiên global, thành phố hà nội (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)