8. Kết cấu của đề tài
1.4.3. Các nhân tố thuộc về bản thân người lao động
1.4.3.1. Thái độ, quan điểm của người lao động đối với công việc và tổ chức
Thái độ, quan điểm của người lao động đối với công việc và tổ chức là yếu tố tác động đến quá trình làm việc của người lao động trong doanh nghiệp. Khi người lao động cảm thấy yêu thích công việc, muốn gắn bó với công việc thì người lao động sẽ không ngừng sáng tạo, tích cực trong công việc, ủng hộ, tán thành với các chủ trương, quan điểm của doanh nghiệp. Điều đó thúc đẩy động lực làm việc của người lao động, thông qua đó năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc được nâng cao và ngược lại.
Thái độ, quan điểm của người lao động luôn tỷ lệ thuận với hiệu quả, hiệu suất làm việc của người lao động, chính vì thế mà doanh nghiệp cần xây dựng các nội dung tạo động lực cho người lao động phù hợp nhằm kích thích thái độ, quan điểm của người lao động gắn với mục tiêu phát triển của tổ chức.
1.4.3.2. Nhận thức của người lao động về giá trị và nhu cầu cá nhân
Nhận thức của người lao động về giá trị và nhu cầu cá nhân là một trong những yếu tố thuộc bản thân người lao động tác động đến công tác tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp. Trước hết, giá trị của người lao động không ngừng thay đổi qua thời gian, doanh nghiệp cần phải xây dựng các nội dung về tạo động lực cho phù hợp với giá trị của bản thân người lao động để kích thích người lao động làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, nhu cầu của mỗi cá nhân người lao động rất đa dạng và phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi không ngừng của môi trường xã hội. Doanh nghiệp cũng cần xác định các nhu cầu của người lao động để xây dựng công cụ tạo động lực cho người lao động hiệu quả.
Bên cạnh đó, nhận thức của người lao động về nhu cầu và giá trị của bản thân người lao động cũng ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động, khi người lao động có nhận thức đúng đắn họ sẽ tự xây dựng các kế hoạch, mục tiêu phát triển bản thân trong doanh nghiệp, nỗ lực làm việc không ngừng và ngược lại.
1.4.3.3. Đặc điểm cá nhân của người lao động
Để tạo động lực cho người lao động hiệu quả, doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm cá nhân của người lao động như độ tuổi, giới tính, sở thích, tính cách, mục tiêu, … để xây dựng các nội dung công tác tạo động lực cho phù hợp. Các đặc điểm cá nhân của người lao động ảnh hưởng rất lớn tới động cơ làm việc, chính vì thế khi bố trí, sắp xếp nhân sự cần chú ý các đặc điểm này để có thể tạo động lực cho người lao động một cách hiệu quả.